Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng (Việt Nam) - Wikipedia

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 7/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Globe icon.Các ví dụ và quan điểm trong article này tập trung chủ yếu vào Việt Nam cũng như những việc làm của khu vực này, không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. Vui lòng giúp cải thiện bài viết này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận, hoặc tạo bài viết mới sao cho phù hợp. (tháng 7/2021)
Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này. (tháng 7/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài. (tháng 7/2021)
Bài viết này cần được viết lại toàn bộ để thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng của Wikipedia. Bạn có thể giúp. Có thể có thêm thông tin tại trang thảo luận. (tháng 7/2021)
Bài viết này có chứa nội dung được viết như là để quảng cáo. Vui lòng giúp cải thiện bài viết bằng cách xóa bỏ các nội dung quảng cáo và liên kết ngoài không phù hợp, và thêm nội dung bách khoa được viết từ nguồn có quan điểm trung lập. (tháng 7/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết này quá phụ thuộc vào thông tin tham khảo từ nguồn sơ cấp (ví dụ, hồi ký). Hãy cải thiện bằng cách thêm các nguồn thứ cấp hoặc nguồn hạng ba. (tháng 7/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bài viết này có thể đã dựa quá nhiều vào những nguồn thông tin có mối liên hệ mật thiết với chủ thể, dẫn đến khả năng nội dung trong bài khó kiểm chứng được và thiếu trung lập. Mời bạn giúp cải thiện nó bằng cách bổ sung chú thích nguồn gốc đến những nguồn đáng tin cậy, độc lập và khách quan. (tháng 7/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
(Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
Tên viết tắtSTAMEQ
Thành lập4 tháng 4 năm 1962
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 8 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy
Vị trí
  • Hà Nội, Việt Nam
Vùng phục vụ Việt Nam
Ngôn ngữ chính Tiếng Việt
Quyền Chủ tịchHà Minh Hiệp
Chủ quảnBộ Khoa học và Công nghệ
Trang webhttps://tcvn.gov.vn/

Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (tiếng Anh: Commission for the Standards, Metrology and Quality of Viet Nam, viết tắt là STAMEQ) là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong phạm vi cả nước; tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ công liên quan đến hoạt động này theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.[1]

Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đại diện cho Việt Nam gia nhập thành viên nhiều tổ chức quốc tế như: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế [2](ISO), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á,[3]Tổ chức Thương mại Thế giới, châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Lịch sử phát triển[4]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 4 tháng 4 năm 1962, thành lập Viện Đo lường và Tiêu chuẩn trực thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học Công nghệ).
  • Ngày 31 tháng 12 năm 1970, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn được tách thành 2 Viện: Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn đều trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
  • Ngày 6 tháng 4 năm 1971, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá đã được thành lập trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
  • Năm 1972, Viện Quốc gia Định chuẩn thuộc Việt Nam Cộng hoà đã được thành lập.
  • Ngày 6 tháng 4 năm 1976, Viện Quốc gia Định chuẩn thành Viện Định chuẩn trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; chuyển đổi Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn thành Cục Đo lường Trung ương và Cục Tiêu chuẩn.
  • Ngày 13 tháng 9 năm 1979, hợp nhất Cục Tiêu chuẩn, Cục Đo lường Trung ương, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá và Viện Định chuẩn thành Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Nhà nước, theo Quyết định số 325/CP của Hội đồng Chính phủ.
  • Ngày 8 tháng 2 năm 1984, thành lập Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) được thành lập theo Nghị định 22/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Nhà nước.
  • Ngày 1 tháng 6 năm 2024, thành lập Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Điều lệ tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

  1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
  2. Đo lường.
  3. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  4. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
  5. Mã số, mã vạch.
  6. Thông báo và hỏi đáp quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
  7. Giải thưởng chất lượng quốc gia.

Lãnh đạo Ủy ban[5]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyền Chủ tịch: Hà Minh Hiệp[6]

Cơ cấu tổ chức[7]

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Điều lệ tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Các đơn vị giúp việc Chủ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Ủy ban
  • Ban Tiêu chuẩn
  • Ban Đo lường
  • Ban Quản lý chất lượng và Đánh giá sự phù hợp
  • Ban Kế hoạch Tài chính
  • Ban Hợp tác quốc tế
  • Ban Tổ chức cán bộ
  • Ban Pháp chế - Thanh tra

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (viết tắt là GS1 VietNam)
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (viết tắt là QUATEST 1)
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (viết tắt là QUATEST 2)
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (viết tắt là QUATEST 3)
  • Trung tâm Chứng nhận phù hợp (viết tắt là QUACERT)
  • Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (viết tắt là VSQI)
  • Viện Đo lường Việt Nam (viết tắt là VMI)
  • Viện Năng suất Việt Nam (viết tắt là VNPI)
  • Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (viết tắt là QTC)
  • Trung tâm Thông tin - Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (viết tắt là ISMQ)
  • Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (viết tắt là TBT VietNam)

Hệ thống chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng[8]

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã hình thành các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương. Ngoài ra, còn có các Bộ, ngành thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các sản phẩm, hàng hoá được phân công trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Đo lường Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã hình thành một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng từ Trung ương đến địa phương.

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1977, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đại diện cho Việt Nam gia nhập thành viên[9] của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã có những đóng góp to lớn cho tổ chức này. Cụ thể, Việt Nam đã tham gia Hội đồng tổ chức tiêu chuẩn hóa (ISO) trong 2 nhiệm kỳ: 1997 - 1998 và 2001 - 2002, được bầu vào Hội đồng tiêu chuẩn hóa (ISO) nhiệm kỳ 2004 - 2005; hiện tham gia với tư cách thành viên thành viên chính thức hay còn gọi là thành viên đầy đủ (P) trong 5 ban kỹ thuật (ISO/TCs) và tiểu ban kỹ thuật (ISO/SCs), tham gia với tư cách thành viên thành viên quan sát (ký hiệu là O) trong hơn 50 ban kỹ thuật (ISO/TCs) và tiểu ban kỹ thuật (ISO/SCs). Cho đến nay, có khoảng 1.380 tiêu chuẩn ISO được chấp nhận thành Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN).
  • Năm 1995, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đại diện cho Việt Nam[3] gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
  • Năm 2006, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (STAMEQ) đại diện cho Việt Nam[3] gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
  • Năm 1998, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (STAMEQ) đại diện cho Việt Nam[3] gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
  • Năm 1996, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (STAMEQ) đại diện cho Việt Nam[3] gia nhập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)
  • Năm 2016 - 2020, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia chỉ định một số Tổ chức chứng nhận hoạt động chứng nhận [10] theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ gồm:  
  • Tổ chức chứng nhận và giám định SDC
  • Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT
  • Công ty TNHH BSI Việt Nam
  • Trung tâm Chứng nhận Phù hợp
  • Công ty TNHH Bureau Veritas Certification (Việt Nam)
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
  • Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm quốc gia
  • Công ty SGS Việt Nam TNHH
  • Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ

Giải thưởng và thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong cả nước đã đạt được những thành tựu to lớn đóng góp vào sự phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, củng cố an ninh quốc phòng.

Thành tích của tập thể Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được ghi nhận qua 55 năm 1962 – 2023[11]:

  • 1987 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Huân chương Lao động hạng Hai
  • 2000 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Huân chương Lao động hạng Nhất
  • 2002 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Huân chương Độc lập hạng Ba
  • 2007 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Huân chương Độc lập hạng Hai
  • 2009 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
  • 2010 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Cờ thi đua của Chính phủ
  • 2012 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Huân chương Độc lập hạng Nhất Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
  • 2013 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Cờ thi đua của Chính phủ
  • 2016 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Cờ thi đua của Chính phủ
  • 2017 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Huân chương Lao động hạng Nhất
  • 2023 Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đạt: Huân chương Hồ Chí Minh[12]

Danh hiệu "Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới"

* Thành tích của các đơn vị, cá nhân trực thuộc Ủy ban được ghi nhận qua 55 năm 1962 – 2017[13]:

  • 01 tập thể được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
  • 04 tập thể và 10 cá nhân được trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai
  • 08 tập thể và 23 cá nhân được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba
  • 03 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ
  • 15 tập thể và 10 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
  • 02 cá nhân được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua Toàn quốc
  • 11 tập thể được Cờ thi đua của Bộ Khoa học và Công nghệ
  • 11 tập thể được Cờ thi đua của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 08/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ”.
  2. ^ “STAMEQ Viet Nam Membership: Member body The Directorate for Standards, Metrology and Quality of Viet Nam (STAMEQ)”.
  3. ^ a b c d e “Các Tổ chức Quốc tế và khu vực mà Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là thành viên”.
  4. ^ “Giới thiệu chung về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”.
  5. ^ “TCVN | CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG”. Truy cập 30 tháng Chín năm 2023.
  6. ^ “Phó Tổng cục trưởng Hà Minh Hiệp”.
  7. ^ “Cơ cấu tổ chức Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”.
  8. ^ “Hệ thống chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”.
  9. ^ “Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là thành viên của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)”.
  10. ^ “Tổ chức chứng nhận được chỉ định hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP”. Bản gốc lưu trữ 10 tháng Năm năm 2021. Truy cập 11 tháng Năm năm 2021.
  11. ^ “Thành tích của tập thể Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được ghi nhận qua 55 năm 1962 – 2017”.
  12. ^ “368/2023/QĐ-CTN Về việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh”.
  13. ^ “Thành tích của các đơn vị, cá nhân trực thuộc Tổng cục được ghi nhận qua 55 năm 1962 – 2017”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trang web Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (STAMEQ)
  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tôn vinh 116 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng quốc gia.
  • Áp dụng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực y tế " đã được Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) đồng tổ chức ngày 20/4/2021
  • Tăng cường phối hợp Bộ, ngành thúc đẩy hoạt động hội nhập khu vực ASEAN về Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chia sẻ về cách phân biệt xăng giả

Từ khóa » Tiêu Chuẩn đo Lường Tiếng Anh Là Gì