Tổng Giám đốc điều Hành – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Quản trị kinh doanh |
---|
• Công ty • Doanh nghiệp • Tập đoàn |
Nhân cách pháp lý · Nhóm công ty · Tổng công ty · Công ty cổ phần · Công ty trách nhiệm hữu hạn · Công ty hợp danh · Doanh nghiệp nhà nước · Doanh nghiệp tư nhân · Hợp tác xã · Hộ kinh doanh cá thể |
Quản trị công ty · Đại hội cổ đông · Hội đồng quản trị · Ban kiểm soát · Ban cố vấn |
Chức danh công ty · Chủ tịch hội đồng quản trị · Tổng giám đốc điều hành/Giám đốc điều hành · Giám đốc tài chính · Giám đốc công nghệ thông tin · Giám đốc nhân sự · Giám đốc kinh doanh/Giám đốc thương hiệu · Giám đốc công nghệ/Giám đốc sản xuất |
Kinh tế · Kinh tế hàng hóa · Kinh tế học công cộng · Kinh tế học hành vi · Kinh tế học lao động · Kinh tế học phát triển · Kinh tế học quản trị · Kinh tế học quốc tế · Kinh tế hỗn hợp · Kinh tế kế hoạch · Kinh tế lượng · Kinh tế môi trường · Kinh tế mở · Kinh tế thị trường · Kinh tế tiền tệ · Kinh tế tri thức · Kinh tế vi mô · Kinh tế vĩ mô · Phát triển kinh tế · Thống kê kinh tế |
Luật doanh nghiệp · Con dấu · Hiến pháp công ty · Hợp đồng · Khả năng thanh toán của công ty · Luật phá sản · Luật thương mại · Luật thương mại quốc tế · Sáp nhập và mua lại · Thừa kế vĩnh viễn · Thực thể pháp lý · Tội phạm công ty · Tố tụng dân sự · Trách nhiệm pháp lý của công ty |
Tài chính · Báo cáo tài chính · Bảo hiểm · Bao thanh toán · Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt · Giao dịch nội bộ · Lập ngân sách vốn · Ngân hàng thương mại · Phái sinh tài chính · Phân tích báo cáo tài chính · Phí giao dịch · Rủi ro tài chính · Tài chính công · Tài chính doanh nghiệp · Tài chính quản lý · Tài chính quốc tế · Tài chính tiền tệ · Thanh lý · Thanh toán quốc tế · Thị trường chứng khoán · Thị trường tài chính · Thuế · Tổ chức tài chính · Vốn lưu động · Vốn mạo hiểm |
Kế toán · Kế toán hành chính sự nghiệp · Kế toán quản trị · Kế toán tài chính · Kế toán thuế · Kiểm toán · Nguyên lý kế toán |
Kinh doanh · Dự báo trong kinh doanh · Đạo đức kinh doanh · Hành vi khách hàng · Hệ thống kinh doanh · Hoạt động kinh doanh · Kế hoạch kinh doanh · Kinh doanh quốc tế · Mô hình kinh doanh · Nguyên tắc đánh giá kinh doanh · Nghiệp vụ ngoại thương (Thương mại quốc tế) · Phân tích hoạt động kinh doanh · Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh · Quá trình kinh doanh · Thống kê kinh doanh |
Tổ chức · Kiến trúc tổ chức · Hành vi tổ chức · Giao tiếp trong tổ chức · Văn hóa của tổ chức · Mâu thuẫn trong tổ chức · Phát triển tổ chức · Kỹ thuật tổ chức · Phân cấp tổ chức · Mẫu mô hình tổ chức · Không gian tổ chức · Cấu trúc tổ chức |
Xã hội · Khoa học Thống kê · Marketing · Nghiên cứu thị trường · Nguyên lý thống kê · Quan hệ công chúng · Quản trị học · Tâm lý quản lý · Phương pháp định lượng trong quản lý · Thống kê doanh nghiệp |
Quản lý · Định hướng phát triển · Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Hệ thống thông tin quản lý) · Kinh doanh điện tử · Kinh doanh thông minh · Phát triển nhân lực · Quản lý bán hàng · Quản lý bảo mật · Quản lý cấu hình · Quản lý công nghệ · Quản lý công suất · Quản lý chất lượng · Quản lý chiến lược · Quản lý chuỗi cung cấp · Quản lý dịch vụ · Quản lý dự án (Quản lý đầu tư) · Quản lý giá trị thu được · Quản lý hạ tầng · Quản lý hồ sơ · Quản lý khôi phục · Quản lý mạng · Quản lý mâu thuẫn · Quản lý môi trường · Quản lý mua sắm · Quản lý năng lực · Quản lý nguồn lực · Quản lý người dùng · Quản lý nhân sự (Quản lý tổ chức) · Quản lý phát hành · Quản lý phân phối · Quản lý quan hệ khách hàng · Quản lý rủi ro (Quản lý khủng hoảng) · Quản lý sản phẩm · Quản lý sản xuất · Quản lý sự cố · Quản lý tài chính · Quản lý tài năng (Quản lý nhân tài) · Quản lý tài nguyên · Quản lý tài sản · Quản lý tích hợp · Quản lý tính liên tục · Quản lý tính sẵn sàng · Quản lý tuân thủ · Quản lý thay đổi · Quản lý thương hiệu · Quản lý thương mại (Quản lý tiếp thị) · Quản lý tri thức · Quản lý truyền thông · Quản lý văn phòng · Quản lý vấn đề · Quản lý vận hành (Quản lý hoạt động) · Quản lý vòng đời sản phẩm · Quản trị hệ thống · Tổ chức công việc · Tổ chức hỗ trợ · Thiết kế giải pháp · Thiết kế quy trình (Quản lý quy trình) · Xây dựng chính sách |
Tiếp thị · Marketing · Nghiên cứu Marketing · Quan hệ công chúng · Bán hàng |
Chủ đề Kinh tế |
|
Tổng giám đốc điều hành (tiếng Anh: chief executive officer - CEO hay tổng giám đốc) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD)[1] và giám đốc điều hành (CE).[2]
Thuật ngữ tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]CEO là một từ tiếng Anh viết tắt (của chief executive officer) bắt nguồn từ Hoa Kỳ, dần dần phổ biến tại các nước khác, tương đương với từ tiếng Anh Managing Director tại Anh [1], tiếng Đức gọi là Geschäftsführer (hãng nhỏ, trung) hay Vorstandsvorsitzender hoặc Generaldirektor (hãng lớn). Ở Pháp, CEO được gọi là "PDG" (Président-Directeur Général).
Trong văn hóa kinh doanh, ở một số công ty thì tổng giám đốc điều hành (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (chief operations officer - COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.
Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau. Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Một số trường hợp hiếm thấy, tổng giám đốc được chủ tịch hội đồng quản trị chỉ định nhưng điều này là không phù hợp về mặt pháp lý.
Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều tổ chức từ thiện và tổ chức chính phủ do các CEO đứng đầu. Tại đây, chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty cổ phần thường lớn tuổi hơn tổng giám đốc. Đa số các công ty cổ phần hiện nay đều chia ra thành chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
Phụ thuộc vào ngành mà công ty tham gia, cơ cấu tổ chức của công ty, những chức vụ chuyên môn khác nhau có thể được đặt ra dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc như: giám đốc điều hành (COO), giám đốc kinh doanh (chief business development officer), giám đốc công nghệ thông tin (chief information officer), giám đốc marketing (chief marketing officer), giám đốc tài chính (chief financial officer)...
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như "Cử nhân". CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải "va vấp" và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
Trách nhiệm, kỹ năng
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài. |
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp, CEO phải có kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đến Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán,... Viện này đưa ra những môn học được đánh giá "sát sườn" (theo kết luận của Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp) gồm: Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho CEO, Kế toán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tế học dành cho CEO.
Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L, CEO phải có thêm kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược. Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động và chính sách cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thay đổi và đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường Việt Nam.
Theo sơ đồ kiểm soát hệ thống quản lý 3 lớp, đối với tổ chức nhỏ, công ty thường được tổ chức thành những phòng ban thực hiện công việc cốt lõi theo lớp thứ nhất của tổ chức như: bán hàng, marketing, sản xuất, dịch vụ. Khi công ty có quy mô lớn hơn, nhiều vấn đề phát sinh, đòi hỏi yêu cầu quản lý chuyên nghiệp hơn, các lãnh đạo cần phát triển thêm lớp thứ 2 bao gồm các phòng ban hỗ trợ như: tài chính, chất lượng, an ninh, tuân thủ, dự án,..nhằm tăng cường khả năng và năng lực cạnh tranh của tổ chức, đảm bảo đầy đủ các mục tiêu về tài chính, chất lượng, an toàn,.. của tổ chức. Những tập đoàn hoặc các công ty đại chúng được xây dựng thêm lớp thứ 3 thể hiện vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc đánh giá độc lập khách quan, đề xuất cải tiến và đảm bảo tính tuân thủ của hệ thống quản lý.
Một số nhiệm vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
- Định hướng phát triển
- Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
- Phát triển nhân lực
- Quản lý bán hàng
- Quản lý chất lượng
- Quản lý chi phí (Quản lý chi tiêu)
- Quản lý chuỗi cung cấp
- Quản lý công nghệ
- Quản lý dịch vụ
- Quản lý dự án
- Quản lý giá trị thu được
- Quản lý hồ sơ
- Quản lý mâu thuẫn
- Quản lý môi trường
- Quản lý mua sắm
- Quản lý năng lực
- Quản lý nhân sự
- Quản lý phân phối
- Quản lý quan hệ khách hàng
- Quản lý rủi ro (Quản lý khủng hoảng)
- Quản lý sản phẩm
- Quản lý sản xuất
- Quản lý tài năng (Quản lý nhân tài)
- Quản lý tài nguyên
- Quản lý thay đổi
- Quản lý thương hiệu
- Quản lý thương mại (Quản lý tiếp thị)
- Quản lý tri thức
- Quản lý truyền thông
- Quản lý tuân thủ
- Quản lý vấn đề
- Quản lý văn phòng
- Quản lý vận hành (Quản lý hoạt động)
- Quản lý vòng đời sản phẩm
- Tổ chức công việc
- Tổ chức hỗ trợ
- Thiết kế giải pháp
- Thiết kế quy trình (Quản lý quy trình)
- Xây dựng chiến lược
- Xây dựng chính sách
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Giám đốc điều hành
- Giám đốc doanh nghiệp
- Ban giám đốc
- Chức danh công ty
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Professional English in Use – Finance, Ian MacKenzie, Cambridge University Press, 2006, p.16
- ^ “Chief Executive Definition from Financial Times Lexicon”. Lexicon.ft.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2012.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tổng giám đốc điều hành.- U.S. Bureau of Labor Statistics - Top Executives: Description and Outlook
- 2008–2010 Study: CEOs Who Fired Most Workers Earned Highest Pay – video report by Democracy Now!
- Global CEO Directory - Searchable list of Chief Executive Officers
| |
---|---|
Ban giám đốc |
|
Các vị trí khác |
|
Liên quan |
|
- Tổng giám đốc điều hành
- Quản trị doanh nghiệp
- Chức vụ quản trị
- Chủ tịch tập đoàn kinh doanh
- Lãnh đạo
- Chức vụ có thẩm quyền
- Tất cả bài viết cần được wiki hóa
- Trang thiếu chú thích trong bài
- Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
Từ khóa » Tổng Giám đốc Dịch Tiếng Anh Là Gì
-
Tổng Giám đốc Tiếng Anh Là Gì ? Tìm Hiểu Và Giải Nghĩa - Thiệp Nhân Ái
-
TỔNG GIÁM ĐỐC - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Tổng Giám đốc, Giám đốc Hay Phó Giám đốc Tiếng Anh Là Gì?
-
“Tổng Giám đốc” Trong Tiếng Anh: Định Nghĩa, Ví Dụ - StudyTiengAnh
-
Tổng Giám đốc Tiếng Anh Là Gì? Cách Thể Hiện Chức Danh Trong In ...
-
Tổng Giám đốc Tiếng Anh Là Gì, Chức Danh Trong Công Ty Bằng ...
-
• Tổng Giám đốc, Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Ban Giám đốc Tiếng Anh Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Giám đốc Công Ty Tiếng Anh Là Gì - Học Tốt
-
Phó Tổng Giám đốc Tiếng Anh Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Quyền Tổng Giám đốc Tiếng Anh Là Gì
-
Giám đốc điều Hành Tiếng Anh Là Gì - HTTL
-
“ Tổng Giám Đốc Tiếng Anh Là Gì ? Tên Các Chức Vụ Quan Trọng ...