Tổng Hợp Các Danh Hiệu Thi đua Và Các Hình Thức Khen Thưởng
Có thể bạn quan tâm
Thi đua như chúng ta đã nói đến ở trên chính là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm để các cá nhân và tập thể đó phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu của thi đua đó là để nhằm thông qua đó tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi chủ thể là những cá nhân, tập thể có thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo và có thể vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 và Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005 quy định các danh hiệu thi đua cụ thể như sau:
– Danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm:
+ Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
+ Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
+ Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
+ Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
– Danh hiệu thi đua đối với tập thể bao gồm:
+ Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm “Cờ thi đua của Chính phủ”.
+ Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
+ Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”.
+ Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.
+ Danh hiệu thi đua đối với thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương là thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá.
– Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hoá”.
3. Các hình thức khen thưởng:
Theo quy định tại Điều 8 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), hiện nay có các hình thức khen thưởng cụ thể như sau:
– Huân chương là một hình thức khen thưởng.
– Huy chương là một hình thức khen thưởng.
– Danh hiệu vinh dự nhà nước là một hình thức khen thưởng.
– “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước” là một hình thức khen thưởng.
– Kỷ niệm chương, Huy hiệu là một hình thức khen thưởng.
– Bằng khen là một hình thức khen thưởng.
– Giấy khen là một hình thức khen thưởng.
Căn cứ để xét khen thưởng:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), trong giai đoạn hiện nay có ba căn cứ để các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xét khen thưởng cụ thể đó là:
– Thứ nhất là căn cức về tiêu chuẩn khen thưởng.
– Thứ hai là căn cức về phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích.
– Thứ ba là căn cức về trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
Các loại hình khen thưởng:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, trong giai đoạn hiện nay có các loại hình khen thưởng sau:
– Thứ nhất là khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được:
Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được được hiểu là hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với các chủ thể là những tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
– Thứ hai là khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề):
Ta hiểu khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) là khen thưởng dành cho các chủ thể là những tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phát động.
– Thứ ba là khen thưởng đột xuất:
Khen thưởng đột xuất được hiểu là khen thưởng dành cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
Thành tích đột xuất được hiểu cơ bản chính là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà các chủ thể là những tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi các cá nhân hay tổ chức đã dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
– Thứ tư là khen thưởng quá trình cống hiến:
Khen thưởng quá trình cống hiến được hiểu cơ bản là khen thưởng dành cho các chủ thể là những cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, các cá nhân này giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các cá nhân đều có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
– Thứ năm là khen thưởng theo niên hạn:
Khen thưởng theo niên hạn được hiểu là khen thưởng dành cho các chủ thể là những cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, các cá nhân này phải có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ sáu là khen thưởng đối ngoại:
Khen thưởng đối ngoại được hiểu là khen thưởng dành cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài mà lại có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong số các lĩnh vực cơ bản như sau: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc một số những lĩnh vực khác.
Các hình thức khen thưởng theo Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 và Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005 bao gồm:
– Huân chương bao gồm các loại sau đây:
+ “Huân chương Sao vàng”.
+ “Huân chương Hồ Chí Minh”.
+ “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ “Huân chương Quân công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ “Huân chương Chiến công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”.
+ “Huân chương Dũng cảm”.
+ “Huân chương Hữu nghị”.
– Huy chương:
+ “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”.
+ “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”.
+ “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
+ “Huy chương Hữu nghị”.
– Danh hiệu vinh dự nhà nước:
+ “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”.
+ “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
+ “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.
+ “Anh hùng Lao động” .
+ “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
+ “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.
+ “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.
+ “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.
– “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”.
– Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
– Bằng khen:
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
+ Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
– Giấy khen:
Nhà nước sẽ thực hiện khen thưởng qua tổng kết thành tích đối với các giai đoạn cách mạng, khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, khen thưởng đối với quá trình cống hiến của các chủ thể và khen thưởng đối ngoại.
Từ khóa » Hình Thức Khen Thưởng Tiếng Anh Là Gì
-
KHEN THƯỞNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
KHEN THƯỞNG In English Translation - Tr-ex
-
Hình Thức Khen Thưởng Dịch
-
Khen Thưởng - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
Khen Thưởng Tiếng Anh Là Gì, Khen Thưởng Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Khen Thưởng Bằng Tiếng Anh
-
"khen Thưởng" Là Gì? Nghĩa Của Từ Khen Thưởng Trong Tiếng Anh. Từ ...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Ban Thi đua - Khen Thưởng
-
Hình Thức Khen Thưởng Tiếng Anh Là Gì - Bình Dương
-
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
-
Phân Biệt Danh Hiệu Thi đua Và Hình Thức Khen Thưởng
-
ĐBQH đề Xuất Hình Thức Khen Thưởng Là Thư Khen Của Lãnh đạo ...