Tổng Hợp Các Dự án Cầu Qua Sông Hồng ở Hà Nội - Nhà Ở Ngay

Không chỉ dừng lại ở việc kết nối giao thông, các dự án cầu qua sông Hồng còn được xem là minh chứng về vị thế của người Hà Nội, tạo động lực phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Thủ đô. Vậy có bao nhiêu dự án cầu bắc qua sông Hồng? Vai trò của của dự án cầu qua sông Hồng đến lĩnh vực bất động sản? Cùng với “ Nhà Ở Ngay” tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Không chỉ dừng lại ở việc kết nối giao thông, các dự án cầu qua sông Hồng còn được xem là minh chứng về vị thế của người Hà Nội, tạo động lực phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Thủ đô. Vậy có bao nhiêu dự án cầu bắc qua sông Hồng? Vai trò của của dự án cầu qua sông Hồng đến lĩnh vực bất động sản? Cùng với “ Nhà Ở Ngay” tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

1. Mục tiêu các dự án cầu qua sông Hồng khi đi vào hoạt động

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030, tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến 2016. Hà Nội sẽ tiến hành xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng và sông Đuống. Đáng chú ý trong số này, Hà Nội dự kiến sẽ triển khai 10 cây cầu mới qua sông Hồng bao gồm: Thăng Long, Mễ Sở, Tứ Liên, Vĩnh Tuy, Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc, Hồng Hà. Việc triển khai 10 cây cầu vượt sông Hồng trong thời gian tới kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu sau:

+ Dự án cầu qua sông Hồng, giải pháp cơ bản và lâu dài giúp tăng kết nối giao thông liên vùng Thủ đô và giải bài toán ùn tắc giao thông tại các cây cầu qua sông Hồng, hàng ngày phải “ gồng mình” với mật độ giao thông tăng đột biến qua các năm.

+ Sự xuất hiện của các cây cầu bắc qua sông Hồng phát huy vai trò trong việc kết nối, liên thông với các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tỉnh thành ven Hà Nội qua đó thúc đẩy khai thác quỹ đất, nhân lực, vật lực để liên kết với vùng Thủ đô.

+ Thêm vào đó, khi được hình thành thì các cây cầu mới thì không chỉ những khu vực sát với cây cầu mà ngay cả những khu vực xung quanh cây cầu cũng sẽ có sự thay đổi về giá trị nhất là về bất động sản.

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

=> Như vậy, việc triển khai các dự án cầu qua sông Hồng tại Hà Nội sẽ góp phần tạo động lực trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và giải pháp phát huy tối đa nguồn lực, nguồn ngân sách. Đồng thời, mỗi cây cầu tại Hà Nội còn là biểu tượng cho không gian văn hóa của Thủ đô.

2. Những dự án cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, trong bản quy hoạch giao thông vận tải đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng phê duyệt, Thủ đô Hà Nội sẽ triển khai 10 cây cầu qua sông Hồng. Tính cả dự án cầu đang hoạt động và sắp triển khai thì Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 cây cầu bắc qua sông Hồng. Cụ thể:

2.1. Dự án cầu đang hoạt động bắc qua sông Hồng

Hiện nay, Thủ đô Hà Nội đang có 8 cây cầu bắc qua sông Hồng đã được đưa vào khai thác vận hành gồm có:

  • Thăng Long
  • Chương Dương
  • Vĩnh Tuy ( giai đoạn 1)
  • Thanh Trì
  • Nhật Tân
  • Vĩnh Thịnh
  • Long Biên
  • Văn Lang

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

=> Những dự án cầu đang hoạt động qua sông Hồng trên góp phần giải quyết giao thông vùng nội đô, giảm tải giao thông cho các cầu bắc qua sông Hồng. Tạo điều kiện phát triển các khu đô thị mới hai bên bờ sông. Minh chứng rõ nhất là hàng loạt các dự án bất động sản mọc lên ở hai bên, gần với các cây cầu bắc qua sông Hồng trên.

2.2. Dự án cầu sắp triển khai bắc qua sông Hồng

Bên cạnh các dự án cầu đi vào hoạt động thì hiện tại có đến 10 dự án cầu qua sông Hồng sắp được triển khai. Việc quy hoạch 10 cây cầu mới qua sông Hồng mang đến một pháp hiệu quả về giao thông và kết nối kinh tế vùng Thủ đô. Dưới đây là tổng hợp 10 dự án cầu sắp triển khai qua sông Hồng, bạn nên biết:

  • Cầu Vĩnh Tuy 2

Cầu Vĩnh Tuy 2 được xây dựng trên hạ lưu sông Hồng, nằm song song với cầu Vĩnh Tuy 1 có giá trị khoảng 2.538 tỷ đồng. Tim cầu giai đoạn 2 song song và cách tìm cầu giai đoạn 1 về phía hạ lưu sông Hồng 21,25m. Tổng chiều dài của cây cầu khoảng 3.473m. Điểm đầu tại Km0+840 giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai. Điểm cuối tại Km4+312,62, giao với đường Long Biên – Thạch Bàn.

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

Thiết kế cầu Vĩnh Tuy 2 nhìn từ cao xuống gồm 8 làn xe, trong đó có 4 làn ô tô, 2 làn đường xe buýt và làn xe thô sơ. Theo thiết kế này, cầu Vĩnh Tuy là cầu đầu tiên tại Hà Nội có chia làn đường riêng cho xe buýt lưu thông. Dự kiến khởi công vào tháng 1/2021 và hoàn thành trong quý II/2023.

  • Cầu Thăng Long Mới

Dự án cầu Thăng Long Mới thi công vào ngày 11/10/2020 trên đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Thăng Long được thông xe. Tiếp đến, ngày 7/1/2021 dự án sử chữa tổng thể mặt cầu Thăng Long được đưa vào khai thác. Với tổng mức đầu tư dự kiến 5.5 nghìn tỷ, dự kiến rót 2 nghìn tỷ ngân sách trung ương trong giai đoạn 2022 đến 2025 và dự kiến hoàn thành vào năm 2030.

  • Cầu Hồng Hà

Dự án cầu Hồng Hà có tổng chiều dài khoảng 6 km, mức đầu tư lên đến khoảng 9.877 tỷ đồng. Phía Bắc của cầu nằm trên địa bàn xã Văn Khê, Mê Linh. Phía Nam của cầu trên địa bàn xã Hồng Hà, Đan Phượng. Vượt qua sông Hồng bằng cầu Mễ Sở khoảng 1 km về phía thượng lưu.

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

  • Cầu Thượng Cát

Cầu Thượng Cát dự kiến được triển khai trong giai đoạn 2022 đến 2026. Cầu Thượng Cát có quy mô dài 4.5km, rộng 60m. Về vốn, dự án được triển khai với tổng mức đầu tư là 9 nghìn tỷ đồng cho cả phần cầu, đường hai đầu cầu. Dự án có vai trò quan trọng lắp thêm mảnh ghép liên kết vành đai 3.5, giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến đường vành đai 3 trong tương lai.

  • Cầu Tứ Liên

Theo quyết định phê duyệt duyệt, địa điểm được lựa chọn để xây dựng cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. Cầu có tổng mức đầu tư lên đến 17.000 tỷ đồng với 6 làn xe. Điểm đầu của cầu bắt đầu từ đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao QL5 có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4,84 km.

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

  • Cầu Trần Hưng Đạo

Dự án cầu Trần Hưng Đạo, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm), điểm cuối tại đường Nguyễn Văn Linh thuộc phường Gia Thụy ( Long Biên). Tổng chiều dài của cầu Trần Hưng Đạo là 5.5 km, chiều rộng đảm bảo 6 làn xe cơ giới đi qua. Tổng số vốn đầu tư dự kiến lên đến 8.900 tỷ đồng. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động sẽ giảm áp lực cho cầu Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy.

  • Cầu Vân Phúc

Khi nhắc đến các cầu sắp xây qua sông Hồng thì không thể không nhắc đến cầu Vân phúc. Dự án cầu Vân Phúc có chiều dài 4km, nối trục Bắc – Nam (huyện Phúc Thọ với Vĩnh Phúc). UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phối hợp với TP.Hà Nội xây dựng cầu Vân Phúc với chiều dài khoảng 3km, rộng 20.5m. Dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2030.

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

  • Cầu Ngọc Hồi

Theo quy hoạch, cầu Ngọc Hồi sẽ nối huyện Thanh Trì với xã văn Đức (Gia Lâm), giáp thị trấn Văn Giang (Hưng Yên). Với tổng mức đầu tư khoảng 4.880 tỷ đồng, quy mô 6 làn xe, chiều dài lên đến 13.8km. Phía cuối của của đặt tại xã Yên Mỹ (Thanh trì). Phần đầu cầu phía Tây là địa bàn giáp ranh giữa xã Văn Đức ( Gia Lâm) với thị trấn Văn Giang. Dự án kiến cầu Ngọc Hồi đi vào hoạt động sẽ góp phần hoàn thiện giao thông cửa ngõ phía Nam Thủ đô.

  • Cầu Mễ Sở

Dự án cầu Mễ Sở có tổng mức đầu tư lên đến 4.881 tỷ đồng, liên danh đề xuất xây dựng có chiều dài khoảng 13,8km, chiều rộng là 17m. Điểm đầu của dự án là nút giao Quốc lộ 1A với đường vành đai 4 thuộc huyện Thường Tín. Điểm cuối là dự án (Km 13+176) nút giao đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường vành đai 4, thuộc Văn Giang (Hưng Yên).

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

Dự kiến, sau khi hoàn thành cầu sẽ tạo sự kết nối từ đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với mục đích phân luồng giao thông, giảm các phương tiện vào nội đô, giảm ùn tắc giao thông.

  • Cầu Phú Xuyên

Nằm trong top 10 các dự án cầu qua sông Hồng đó là cầu Phú Xuyên, chiều dài khoảng 5km, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2020 đến 2050. Dự kiến sau khi hoàn thành, tạo điều kiện kết nối giao thông liên vùng.

>>Xem thêm: Dự án đô thị ven sông Hồng – Tạo diện mạo mới cho vùng “Thủ đô”

3. Tác động dự án cầu qua sông Hồng đối với lĩnh vực bất động sản

Hiện nay, quỹ đất tại khu vực nội đô ngày càng chật chội, không còn dư để các nhà đầu tư tham gia. Xu hướng phát triển lại chuyển dịch qua bờ bên kia của sông Hồng – Khu vực phía Đông Bắc của Thủ đô. Theo các chuyên gia, cầu đường mở đến đâu thì bất động sản sẽ tăng lên.

Trước năm 2010 thì khu Đông Bắc Hà Nội không được giới đầu tư quan tâm. Nhưng nhờ hệ thống cầu vượt ngày càng hoàn thiện kéo theo các dự án đô thị có vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ USD, thị trường đã hoàn toàn thay đổi. Hạ tầng giao thông trở thành yếu tố then chốt cho bất động sản bứt phá.

tong-hop-cac-du-an-cau-qua-song-hong-o-ha-noi

Vì thế, việc triển khai 10 dự án cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội trong thời gian tới cộng với khu vực phí Tây đã có nhiều dự án. Làm giãn ra các dự án đầu tư, nhường sân chơi cho thị trường phía Tây. Về lâu dài, khu Đông Bắc sẽ trở thành bệ đỡ phát triển và còn bứt phá hơn nữa trong tương tai khi có cầu bắc qua sông Hồng.

Như vậy với các dự án cầu qua sông Hồng kể cả đang hoạt hay chuẩn bị thi công đều có vai trò quan trọng đối với vùng Thủ đô. Góp phần nâng cao năng lực vận tải và khả năng kết nối gấp nhiều lần hiện tại, Thủ đô sẽ là cầu nối kết hợp với các đô thị vệ tinh, hình thành “ vùng giao thoa” phát triển Hà Nội và các tỉnh thành lân cận dễ dàng và thuận tiện hơn.

Từ khóa » Cầu Cửa Bắc Qua Sông Hồng