Tổng Hợp Các Hình ảnh Về Bệnh Vẩy Nến
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Tổng hợp các hình ảnh về bệnh vẩy nến
1. Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến là tình trạng viêm da với các mảng phát ban dày màu đỏ, bề mặt có màu trắng bạc. Thường xuất hiện nhất là bệnh vẩy nến mảng bám.
Bạn có thể bắt gặp vẩy nến ở nhiều nơi trên cơ thể tuy nhiên thường thấy nhất là ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng phía dưới. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến không lây khi bạn sờ vào vùng da bị vẩy nến của người khác.
Trẻ em cũng có thể mắc vẩy nến nhưng bệnh phổ biến ở người lớn hơn.
2. Các triệu chứng bệnh vẩy nến
Khi mới bị bệnh vẩy nến thì bạn sẽ thấy một vài vệt sưng trên da. Chúng sẽ lan rộng ra và dày hơn sau đó có vảy trên bề mặt da.
Các mảng vẩy nến có thể nối với nhau và phủ kín phần lớn cơ thể. Vết phát ban khiến bạn ngứa ngáy khó chịu và dễ chảy máu khi bị chà xát mạnh.
3. Bệnh vẩy nến móng tay
Có tới 50% người mắc bệnh vẩy nến có ảnh hưởng tới móng tay. Bệnh khiến móng tay bạn có màu vàng, đỏ.
Móng tay cũng dễ bị vỡ vụn, rõ, có nhiều đường rãnh. Gần như tất cả người bị vẩy nến ở móng tay sẽ đều có một phần da trên cơ thể cũng bị vẩy nến.
4. Viêm khớp vẩy nến
Một số người mắc bệnh vẩy nến có thể bị viêm khớp vẩy nến. Bệnh viêm khớp vẩy nến gây sưng và đau ở khớp và khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trong khoảng từ 30 – 50 tuổi.
5. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến
Các nhà khoa học không chắc chắn nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nển. Tuy nhiên, phần lớn quan điểm cho rằng đây là bệnh tự miễn do hệ miễn dịch của cơ thể bạn tạo ra để chống lại mầm bệnh.>> Xem thêm Chức năng và cấu tạo da cơ bản
Khi bạn bị bệnh vẩy nến, hệ miễn dịch của bạn sẽ tấn công nhầm lẫn các tế bào da khỏe mạnh như đang chống lại nhiễm trùng. Cơ thể bạn phản ứng bằng cách tạo ra các tế bào da mới vài ngày một lần thay vì 4 tuần như bình thường. Các tế bào da mới tích tụ trên bề mặt da và tạo thành các mảng ban đỏ và vẩy.
6. Yếu tố ảnh hưởng tới tiến triển bệnh vẩy nến
Bạn có thể thấy tình trạng vẩy nến trên da bùng phát vào một số thời điểm nhất định. Một số yếu tố gây kích hoạt bệnh tiến triển là:
- Da bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng.
- Căng thẳng kéo dài.
- Một số loại thuốc nhất định.
- Hút thuốc
- Uống rượu
7. Làm thế nào để sống chung với bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến sẽ ảnh hưởng phần nào tới đời sống xã hội của bạn. Quan trọng là bạn cần chú ý giữ gìn tình trạng da và không bị ảnh hưởng tới tâm lý của mình khi giao tiếp. Đừng nên né tránh đám đông, các sự kiện hay một cơ hội việc làm. Nếu như bạn quá chán nản với tình trạng da của mình hãy tới bác sĩ để khám và giảm thiểu bệnh.
8. Chẩn đoán bệnh vẩy nến
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh vẩy nến bằng cách kiểm tra da, da đầu và móng tay của bạn. Bác sĩ sẽ cần lấy một mẫu tế bào da và soi dưới kính hiển vi để xác nhận chẩn đoán.
Nếu bạn cũng đồng thời bị sưng và đau khớp, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và chụp X quang để kiểm tra khớp.
9. Điều trị vẩy nến bằng thuốc mỡ
Nếu bạn bị vẩy nến thể nhẹ tới trung bình, bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi trên da để hỗ trợ giảm ngứa, viêm cũng như giảm tốc độ phát triển của tế bào da. Một số loại như: kem steroid, kem dưỡng ẩm, axit salicylic, anthralin, retinoids, calcipotriene (một dạng vitamin D). Sử dụng dầu gội Tar rất hữu ích khi bị vẩy nến da đầu.
10. Điều trị bằng tia UVB, UVA
Nếu bạn có bệnh vẩy nến từ dạng vừa đến dạng nặng thì có thể sử dụng tia UVB để điều trị. Bác sĩ sẽ chiếu tia tử ngoại lên da bằng thiết bị chiếu tia chuyên dụng.
Ngoài ra, PUVA là một dạng liệu pháp ánh sáng kết hợp với thuốc psoralen và tia UVA. Liệu pháp PUVA và uvB có thể giúp làm mỏng các mảng da vẩy nến. Tuy nhiên tác dụng phụ chính là gây nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi hoặc có nguy cơ ung thư da.
11. Liệu pháp Laser
Laser là một bước ngoặt mới về quang trị liệu. Máy sẽ phát ra những chùm ánh sáng tập trung cao để điều trị trực tiếp vùng da bị vẩy nến của bạn mà không ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh.
Phương pháp điều trị bằng laser có ít tác dụng phụ hơn và cũng giảm nguy cơ gây ung thư da hơn so với phương pháp điều trị bằng các loại tia UVB, UVA.
12. Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ của bạn cũng sẽ đề nghị bạn uống thuốc để tác động vào hệ miễn dịch của bạn.
Thường sẽ là methotrexate và cyclosporine. Tuy nhiên, cả hai đều có tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần được bác sĩ kiểm tra cẩn thận trước khi kê uống. Một số loại retinoids đường uống có thể được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến nặng.
Mới nhất là loại Otezla (apremilast). Loại thuốc này cũng có tác dụng phụ nhưng không cần phải giám sát kĩ càng.
13. Phương pháp sinh học trị bệnh vẩy nến
Sinh học là phương pháp tương đối mới để điều trị bệnh vẩy nến. Loại thuốc này được làm từ tế bào sống. Giống như một số loại thuốc trị bệnh vẩy nến, loại này có ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.
Bạn có thể điều trị bằng phương pháp sinh học bằng cách tiêm, uống thuốc. Cơ chế hoạt động của chúng là kiềm chế hệ miễn dịch của bạn, do vậy mà có thể khiến cho bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn.
14. Giải pháp tự nhiên trị bệnh vẩy nến
Phơi nắng các vùng phát ban trên da có thể cải thiện được triệu chứng vẩy nến ở một số người. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng điều này. Do cháy nắng sẽ khiến cho bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn và tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da.
Các lựa chọn khác từ thiên nhiên như lô hội, dầu cây trà, tắm bột yến mạch sẽ giúp dịu vùng da ngứa. Các chuyên gia cho rằng việc thay đổi chế độ ăn uống để điều trị bệnh vẩy nến là không hề có cơ sở khoa học.
15. Liệu pháp khí hậu
Trong nhiều thập kỷ nay thì nhiều người đã nói rằng việc tới Biển Chết ở Israel là phương pháp điều trị cực kỳ hiệu quả cho người bệnh vẩy nến. Với lượng ánh nắng mặt trời và lượng muối nhiều gấp 10 lần so với ở biển thông thường được cho là một sự kết hợp hiệu quả để chữa bệnh.
Bằng chứng khoa học cho thấy hình thức này là phương pháp điều trị bằng liệu pháp khí hậu. Trong một số nghiên cứu, 80 – 90% người bệnh vẩy nến đã cải thiện tình trạng bệnh sau khi tới Biển chết. Có tới 50% vùng da bị vẩy nến biến mất trong vài tháng sau.
16. Tham gia hoạt động xã hội
Bị bệnh vẩy nến kéo dài có thể khiến bạn tự ti và không muốn giao tiếp với ai. Nhưng đừng nên tránh né các mối quan hệ và những hoạt động mà bạn yêu thích. Việc cô lập lâu dần sẽ khiến bạn bị căng thẳng, trầm cảm và khiến có các triệu chưng bệnh vẩy nến trầm trọng hơn.
Luôn luôn chia sẻ bản thân với bạn bè và người thân của bạn. Bạn cũng có thể tham gia một nhóm những người bị vẩy nến như mình để hiểu và chia sẻ thông tin về bệnh.
17. Giảm căng thẳng
Căng thằng là nguyên nhân khiến cho bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn hãy cố gắng thư giãn cơ thể để kiểm soát sự bùng phát của vẩy nến trên da. Bạn có thể thử tập yoga, hít thở sâu, đi bộ dài để giảm các triệu chứng vẩy nến.
Tin liên quan
7 Mẹo khắc phục tình trạng tóc bết vào mùa đông
Bật mí 5 loại đậu và hạt giúp bạn đẹp da, thon dáng mỗi ngày
Nấm bẹn – Nhận biết chính xác và điều trị hiệu quả
TIN BỆNH HỌC
Khám phá Trần Bì – Vị thuốc quý giúp cải thiện tiêu hóa và hô hấp...
7 Mẹo khắc phục tình trạng tóc bết vào mùa đông
Dây đau xương: Cây thuốc quý chữa đau nhức xương khớp
ĐẶT CÂU HỎI
GỬI CÂU HỎIDƯỢC LIỆU
Khám phá 7 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mạn kinh tử
11 bài thuốc ứng dụng điều trị từ dược liệu phòng phong
Tìm hiểu về thục địa – Vị thuốc bổ thận âm nổi tiếng trong Đông y...
Băng phiến là gì? 10 bài thuốc dễ áp dụng với băng phiến
Từ khóa » Hình ảnh Người Bị Vẩy Nến
-
Hình ảnh Bệnh Vẩy Nến Mảng Bám, Bệnh Vẩy Nến Mủ | Vinmec
-
Hình ảnh Của Bệnh Vẩy Nến Mảng Bám | Vinmec
-
Hình Ảnh Bệnh Vảy Nến Của Tất Cả Các Thể (Giọt, Mủ...)
-
Hình ảnh Bệnh Vảy Nến Các Thể Từ Nhẹ Tới Nặng Và Cách Chữa
-
Bệnh Vảy Nến: Hình Ảnh, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị [TỐT NHẤT]
-
Hình ảnh Bệnh Vảy Nến – Dấu Hiệu Giúp Phát Hiện Bệnh
-
Hình ảnh Bệnh Vảy Nến Thường Gặp Và Cách điều Trị Hiện Nay
-
Các Dạng Bệnh Vảy Nến Và Hình Ảnh Minh Họa Chi Tiết Nhất
-
Image: Bệnh Vẩy Nến (ngón Tay-chân Hình Khúc Dồi) - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Vảy Nến - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Dấu Hiệu & Điều Trị
-
Viêm Khớp Vẩy Nến: Hình ảnh Học Và Chẩn đoán | BvNTP
-
Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biện Pháp Dự Phòng
-
Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
-
Phòng Và điều Trị Bệnh Vảy Nến - Báo Sức Khỏe & Đời Sống