Tổng Hợp Các Kiến Thức Xuất Khẩu Cần Biết - AirportCargo
Có thể bạn quan tâm
Kiến thức nền tảng dành cho những người mới bắt đầu học về xuất nhập khẩu.
Table of Contents
- Xuất khẩu là gì?
- Các hình thức xuất khẩu phổ biến
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)
- Gia công hàng xuất khẩu
- Xuất khẩu tại chỗ
- Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất.
- Buôn bán đối lưu
Xuất khẩu là gì?
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Một cách nôm na, Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác. Chẳng hạn: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, sử dụng đồng tiền thanh toán là USD. Trong trường hợp này USD là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng là đồng tiền nội tệ của Mỹ. Còn trong trường hợp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, và cũng thành toán bằng USD thì đồng USD ở đây là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu.
Các hình thức xuất khẩu phổ biến
Xuất khẩu trực tiếp
Trong hình thức xuất khẩu trực tiếp, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán quốc tế. Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
Như bên công ty tôi thường xuyên làm dịch vụ hải quan, thì đa số các khách hàng hiện sử dụng hình thức mua bán này. Họ có thể là đơn vị trực tiếp sản xuất hàng hóa, hoặc là đơn vị thương mại mua hàng hóa trong nước rồi ký kết hợp đồng bán hàng cho đối tác nước ngoài.
Người xuất khẩu tự đứng tên, đàm phán, bán hàng… nên gọi là trực tiếp.
Ví dụ về xuất khẩu trực tiếp: Công ty Vinafood 1 ký hợp đồng xuất khẩu 120.000 tấn gạo loại 5% tấm với khách hàng Malaysia. Đây là xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam cho thương nhân Malaysia.
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, một trong những phương thức thức khá phổ biến là thanh toán qua tín dụng chứng từ L/C. Một số bước cần thiết như: xin giấy phép xuất khẩu (nếu thuộc diện đó), chuẩn bị hàng hóa làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, tìm hiểu và mua bảo hiểm (nếu xuất theo điều kiện CIF, CIP), và cuối cùng là làm thủ tục nhận thanh toán.
Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu mỹ phẩm vào thị trường mỹ.
Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)
Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác. Với hình thức này, bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác.
Để thực hiện hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu.
Vậy ai thường cần tới dịch vụ xuất khẩu ủy thác?
Thông thường, các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay có quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này. Các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) thông qua công ty thương mại xuất khẩu, nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, tổ chức gom hàng và xuất khẩu, hay qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh Marketing của họ…
Gia công hàng xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
Hình thức gia công xuất khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được các quốc giá có nguồn lao động dồi dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng. Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động. Việt Nam cũng là một trong số những nước gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điện tử…
Ví dụ về xuất khẩu hàng gia công (tôi thay tên công ty cho phù hợp): Công ty may Gia Lộc ở Hải Dương ký hợp đồng gia công cho Công ty Taifeng của Đài Loan. Theo đó, Taifeng sẽ chuyển hầu hết máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu sang Việt Nam để Gia Lộc tiến hành cắt may theo mẫu mã mà Taifeng cung cấp. Với sản phẩm quần áo đã hoàn tất, Gia Lộc sẽ xuất khẩu trả lại theo chỉ dẫn của Taifeng, chẳng hạn sang thị trường , Nhật, Mỹ, Châu Âu… Đó gọi là xuất khẩu hàng gia công.
Xuất khẩu tại chỗ
Người xuất khẩu Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ về xuất khẩu tại chỗ: Công ty bao bì Toàn Phát tại Hưng Yên bán hàng cho Công ty Taifeng của Đài Loan, và được chỉ định giao lô hàng vỏ thùng carton cho Công ty may Gia Lộc (làm gia công cho Taifeng mà tôi đã nêu trong ví dụ trên) tại kho hàng ở Hải Dương. Như vậy, hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài (Đài Loan), nhưng lại giao ngay trên lãnh thổ Việt Nam (Hải Dương) theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất.
Là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó lại được xuất sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất tái nhập).
Ví dụ về tạm xuất tái nhập: Tập đoàn Vingroup muốn đưa xe ô tô hiệu Vinfast của mình giới thiệu tại Triển lãm ô tô quốc tế tại Frankfurt 2020 (tương lai). Muốn vậy, họ sẽ phải làm thủ tục để đưa sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian triển lãm (tạm xuất), sau khi xong lại đưa những sản phẩm đó trở lại Việt Nam (tái nhập).
Buôn bán đối lưu
Người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các Chính phủ: các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo chỉ định và hướng dẫn trong văn bản đã ký kết của Chính phủ, thường giữa các quốc gia có quan hệ mật thiết.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Ví Dụ Về Xuất Khẩu Trực Tiếp
-
Xuất Khẩu Là Gì - Và Những Vấn đề Cơ Bản?
-
Xuất Khẩu Trực Tiếp Là Gì? Phân Tích Thuận Lợi Và Khó Khăn
-
Xuất Khẩu Hàng Hóa Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Các Kênh ... - GoSELL
-
Xuất Khẩu, Thủ Tục Và Các Loại Hình Xuất Khẩu Mà Bạn Nên Nắm Rõ
-
Các Hình Thức Xuất Khẩu Mà Bạn Cần Biết Theo Quy định Mới Nhất ?
-
Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa - Kế Toán Việt Hưng
-
XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ? - Gia Huỳnh Trả Lời
-
Xuất Khẩu Là Gì Và Các Vấn đề Liên Quan đến Xuất Khẩu
-
Xuất Khẩu Là Gì? Vai Trò Và Các Hình Thức Xuất Khẩu
-
Xuất Khẩu Gián Tiếp Là Gì? Ưu, Nhược điểm Của Xuất Khẩu Gián Tiếp
-
[PDF] Chương 3 Quy Tắc Xuất Xứ Và Các Thủ Tục Chứng Nhận
-
[PDF] Sáu Bước Xây Dựng Kế Hoạch Duy Trì Hoạt động Doanh Nghiệp Trong ...