Xuất Khẩu, Thủ Tục Và Các Loại Hình Xuất Khẩu Mà Bạn Nên Nắm Rõ
Có thể bạn quan tâm
Có lẽ bạn không còn xa lạ gì với khái niệm xuất khẩu. Thế nhưng để hiểu về xuất khẩu, thủ tục và các loại hình xuất khẩu thì không phải ai cũng biết. Do vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về xuất khẩu và các loại hình trong xuất khẩu.
Xuất khẩu là gì?
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm xuất khẩu. Hiểu một cách đơn giản rằng, xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài. Hoạt động mua bán này lấy tiền tệ làm cơ sở thanh toán.
Tiền tệ ở đây không nhất thiết phải là tiền tệ của một trong 2 quốc gia. Nó có thể là tiền tệ ở quốc gia người xuất khẩu hàng hóa. Cũng có thể là tiền tệ ở quốc gia nhập hàng hóa. Hoặc có thể là tiền tệ của một quốc gia thứ 3, không liên quan đến 2 quốc gia trong mối quan hệ xuất nhập khẩu.
Khái niệm xuất khẩu có thể hiểu theo một cách dễ dàng như vậy. Bên cạnh đó, luật thương mại 2005 cũng đã định nghĩa xuất khẩu trong điều 28, khoản 1. Cụ thể như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Thủ tục xuất khẩu
Cũng tương tự như nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu cũng là tập hợp những công việc như cung cấp thông tin về hàng hóa, khai tờ khai hải quan,... để có thể xuất khẩu hàng sang các nước khác.
Khi làm thủ tục xuất khẩu, bạn làm trải qua quy trình gồm các bước sau:
- Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế
- Chuẩn bị các chứng từ cần thiết
- Khai tờ khai hải quan
- Làm thủ tục tại chi cục hải quan
- Thông quan và thanh lý tờ khai
Các loại hình xuất khẩu hiện nay
Tương tự như nhập khẩu, xuất khẩu cũng có nhiều loại hình, hình thức khác nhau. Những loại hình này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp muốn xuất khẩu và người nhập khẩu. Cụ thể, dưới đây là các loại hình xuất khẩu nổi bật hiện nay:
Xuất khẩu trực tiếp
Trong loại hình xuất khẩu này trực tiếp, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên này phải phù hợp với luật lệ của cả 2 nước là luật mua bán quốc tế.
Loại hình xuất khẩu trực tiếp này sẽ phù hợp với hầu hết các loại hình doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Doanh nghiệp có thể tự chủ động hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, đây cũng là sự lựa chọn tốt của các doanh nghiệp muốn khẳng định mình trên trường quốc tế.
Xuất khẩu gián tiếp ( ủy thác xuất khẩu)
Có xuất khẩu trực tiếp thì chắc chắn sẽ có xuất khẩu gián tiếp. Loại hình xuất khẩu gián tiếp này còn có một tên gọi khác là xuất khẩu ủy thác, hay ủy thác xuất khẩu. Với loại hình xuất khẩu này, doanh nghiệp sở hữu hàng hóa sẽ ủy thác cho một đơn vị khác đứng ra tiền hành xuất khẩu hàng, Đơn vị này sẽ đứng ra làm việc trên danh nghĩa là bên nhận ủy thác.
Để thực hiện loại hình xuất khẩu này, bên chủ hàng sẽ phải ký hợp đồng nhằm ràng buộc trách nhiệm với bên nhận ủy thác. Sau đó đơn vị nhận ủy thác này sẽ giao hàng và thanh toán đối với thương nhân nước ngoài. Cuối cùng họ sẽ nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng.
Gia công hàng xuất khẩu
Đây là loại hình xuất khẩu mà trong đó, các công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc) từ nước ngoài. Sử dụng tư liệu sản xuất đó để gia công, sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt hàng. Cuối cùng hàng hóa thành phẩm sẽ được xuất khẩu sang các nước theo chỉ định của công ty đặt hàng.
Loại hình này thường được các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có nguồn lao động dồi dào áp dụng. Đây không những là điều kiện để các quốc gia đó tiếp cận với những công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho nguồn lao động trong nước.
Xuất khẩu tại chỗ
Có thể hiểu rằng đây là hình thức xuất khẩu mà chủ hàng hóa trong nước sẽ bán hàng hóa của mình cho thương nhân nước ngoài và vận chuyển cho họ ngay trên lãnh thổ nước mình.
Ví dụ: Công ty bao bì Toàn Phát tại Hưng Yên bán sản phẩm cho Công ty Taifeng của Đài Loan. Công ty Toàn Phát được chỉ định giao lô hàng là vỏ thùng carton cho Công ty may Gia Lộc theo yêu cầu của công ty Taifeng.
Tạm xuất tái nhập
Đây là loại hình xuất khẩu mà hàng hóa chỉ được xuất khẩu ra nước ngoài trong một thời gian nhất định, mang tính tạm thời. Sau đó lại được nhập trở về Việt Nam.
Ví dụ: Tập đoàn Vingroup đưa xe ô tô Vinfast giới thiệu tại Triển lãm ô tô quốc tế ở Frankfurt 2020. Khi muốn xe oto của mình xuất hiện tại triển lãm, họ sẽ phải làm thủ tục xuất sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian diễn ra triển lãm sau đó lại đưa trở về Việt Nam.
Buôn bán đối lưu
Trong loại hình này, người mua hàng hóa sẽ đồng thời là người bán hàng hóa. Khi đó lượng hàng xuất và nhập khẩu sẽ có giá trị tương đương với nhau. Hình thức xuất khẩu này còn có thể gọi với một các tên khác là xuất nhập khẩu liên kết hoặc đổi hàng lấy hàng.
Vai trò của xuất khẩu
Ở thuở sơ khai, hoạt động xuất khẩu chỉ đơn giản là những hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Thế nhưng xã hội ngày càng phát triển tiên tiến hơn. Công nghệ được áp dụng nhiều vào sản xuất hàng hóa khiến cho ngành xuất khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ và sinh ra thêm nhiều hình thức xuất khẩu mới.
Chung quy lại hoạt động xuất khẩu đem lại một nguồn lợi cho các doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Cụ thể những nguồn lợi đó là:
Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp
Việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là việc mở rộng thị trường trong nước ra ngoài thế giới. Điều này góp phần nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp. Cũng như mang lại một nguồn doanh thu không hề nhỏ. Điều này giúp cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.
Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia
Trên thế giới, nếu nước nào có nhiều công ty xuất khẩu một mặt hàng nào đó ra các nước khác với số lượng cực lớn, áp đảo thị trường chung. Thì nước đó sẽ được khẳng định thương hiệu của chính mình bằng sản phẩm xuất khẩu thế mạnh. Ví dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu, Việt Nam của chúng ta là nước xuất khẩu cafe lớn thứ 2 thế giới năm 2020. Chúng ta chỉ xếp sau Brazil mà thôi.
Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
Tiền tệ là cơ sở thanh toán chính trong hoạt động xuất khẩu. Thường sau khi xuất khẩu xong, chúng ta sẽ nhận được tiền từ nước ngoài về. Lượng tiền này sẽ được coi là ngoại hối của nước chúng ta.
Mục tiêu của các nước giàu đó chính là mang được càng nhiều ngoại hối về càng tốt. Cho nên, vì lợi ích có tính vĩ mô, các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu của nước mình để đảm bảo rằng nước mình lúc nào cũng có nguồn tích lũy và dự trữ ngoại tệ.
Lưu ý dành cho mỗi loại hình xuất khẩu
Sau khi đã nắm được khái niệm và các loại hình xuất khẩu, bạn cần biết thêm những lưu ý khi xuất khẩu và làm thủ tục để tránh những sai sót đáng tiếc, có thể dẫn đến thiệt hại về mặt tài chính. Dưới đây là một cố lưu ý bạn cần nằm được cụ thể:
Xin giấy phép
Không chỉ đối với nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa cũng cần phải xin giấy phép từ các đơn vị chủ quản. Tất nhiên sẽ có một số mặt hàng mà bạn không phải xin giấy phép. Nhưng đối với những loại hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt, hàng xuất khẩu có điều kiện thì bắt buộc bạn phải xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của nhà nước.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa và thuê phương tiện vận tải
Kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu là việc vô cùng quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo được hàng hóa của bạn vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi được đưa đến các đơn vị vận chuyển. Tránh việc xảy ra tranh chấp sau này. Thêm nữa, khi kiểm tra hàng hóa thì bạn có thể biết được hàng của mình sẽ đi được theo đường nào là hoàn hảo nhất và tránh bị hư hại nhất có thể.
Mua bảo hiểm (nếu có)
Đôi với những loại hàng hóa của giá trị cao, dễ hỏng trong quá trình vận chuyển thì bạn nên mua bảo hiểm cho hàng hóa của bạn. Bảo hiểm là phần không bắt buộc phải mua nhưng cứ chắc chắn thì tốt hơn, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi hàng của bạn được chuyển đi.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần thiết về khái niệm nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu và các loại hình xuất nhập khẩu. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về xuất khẩu nói riêng và cả ngành xuất nhập khẩu nói chung.
Còn nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hay bạn muốn tìm hiểu về nguồn hàng tại Trung Quốc và muốn nhập hàng từ Trung Quốc về thì SIMBA GROUP là một sự lựa chọn tốt danh cho bạn.
Đến với SIMBA, bạn sẽ được làm việc với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và xử lý tình huống phát sinh một cách hiệu quả. Bất kể khi nào bạn gặp khó khăn thì đội ngũ nhân viên CSKH của SIMBA luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn ngay lập tức.
Liên hệ ngay SIMBA GROUP
- Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 21, tháp A, tòa Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Tầng 4 - Tòa nhà DTC Building, 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 086.690.8678
- Email: media.simbalogistics@gmail.com
Từ khóa » Ví Dụ Về Xuất Khẩu Trực Tiếp
-
Xuất Khẩu Là Gì - Và Những Vấn đề Cơ Bản?
-
Xuất Khẩu Trực Tiếp Là Gì? Phân Tích Thuận Lợi Và Khó Khăn
-
Xuất Khẩu Hàng Hóa Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Các Kênh ... - GoSELL
-
Tổng Hợp Các Kiến Thức Xuất Khẩu Cần Biết - AirportCargo
-
Các Hình Thức Xuất Khẩu Mà Bạn Cần Biết Theo Quy định Mới Nhất ?
-
Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa - Kế Toán Việt Hưng
-
XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ? - Gia Huỳnh Trả Lời
-
Xuất Khẩu Là Gì Và Các Vấn đề Liên Quan đến Xuất Khẩu
-
Xuất Khẩu Là Gì? Vai Trò Và Các Hình Thức Xuất Khẩu
-
Xuất Khẩu Gián Tiếp Là Gì? Ưu, Nhược điểm Của Xuất Khẩu Gián Tiếp
-
[PDF] Chương 3 Quy Tắc Xuất Xứ Và Các Thủ Tục Chứng Nhận
-
[PDF] Sáu Bước Xây Dựng Kế Hoạch Duy Trì Hoạt động Doanh Nghiệp Trong ...