Tổng Hợp Các Loại Tôm, Cách Phân Biệt & Giá Từng Loại Tôm - VinID
Hiện nay có rất nhiều loại tôm với nhiều dưỡng chất khác nhau. Hôm nay, VinID sẽ chia sẻ đến bạn cách nhận biết các loại tôm, bao gồm tôm sú, tôm he, tôm lớt, tôm đất, tôm càng xanh,… và giá của mỗi loại tôm trong bài sau.
Nội dung chính
- 1. Các loại tôm và cách phân biệt
- 1.1. Tôm sú
- 1.2. Tôm he
- 1.3. Tôm lớt
- 1.4. Tôm đất
- 1.5. Tôm thẻ
- 1.6. Tôm sắt
- 1.7. Tôm hùm
- 1.8. Tôm hùm đất ( Tôm hùm nước ngọt )
- 1.9. Tôm càng xanh
- 1.10. Tôm tích
- 1.11. Tôm mũ ni
- 1.12. Tôm càng biển (tôm phốc)
- 1.13. Tôm rảo
- 1.14. Tôm rồng
- 2. Giá các loại tôm
- 3. Dinh dưỡng khi ăn tôm
- 4. Những người cần tránh ăn tôm
1. Các loại tôm và cách phân biệt
1.1. Tôm sú
Vỏ tôm dày với nhiều màu sắc đan xen nhau như: màu nâu, màu đỏ, màu xám và màu xanh. Lưng của tôm có các sọc ngang với màu sắc được nhắc đến ở phần vỏ được xếp đan xen với nhau, tạo cho tôm có vẻ ngoài bắt mắt.
Tôm này có kích thước lớn, cả tôm đực và tôm cái đều có kích thước giống nhau là 36cm. Thịt của tôm này dai hơn, ngọt hơn và chắc hơn.
1.2. Tôm he
Tôm he có thân màu xanh hoặc vàng nhạt, phần chân và đuôi tôm he có màu đỏ vàng đặc trưng. Vỏ của tôm he rất mềm và mỏng, phần đầu nhỏ hơn nhưng lại có phần thịt ngon, ngọt và săn chắc.
Ngoài ra, phân sống lưng của tôm he cũng có rãnh sạn chạy thẳng. Tôm he có nhiều kích thước và mức trọng lượng khác nhau.
1.3. Tôm lớt
Phần đầu của tôm khá cứng, có nhiều gai sắc đóng vai trò tấn công và bảo vệ cơ thể. Mắt của tôm lớt khá nhỏ, có xu hướng lồi ra từ phần mai. Loại tôm này có kích thước trung bình, tối thiểu là 8cm và nếu phát triển tốt kích thước của chúng có thể lên tới 15cm.
1.4. Tôm đất
Loại tôm này thường có cơ thể là màu trắng hơi trong, ngoài ra còn điểm những chấm sắc tố khác như xanh, đen, lục nhạt. Thông thường phần chân đuôi của dòng tôm này có màu lục nhạt, phía rìa chân đuôi viền những lông tơ màu đỏ tía. Ở rìa chân hàm và chân bụng có những sắc tố màu đỏ tía còn phía chân ngực có màu đỏ hồng. Thân tôm tròn.
1.5. Tôm thẻ
Vỏ tôm thẻ có cấu tạo mỏng, có màu trắng đục, chân màu trắng. Còn kích thước tôm thẻ thì có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Dáng thon dài, nhỏ.
1.6. Tôm sắt
Có vỏ rất cứng, phần bụng có màu cam đậm, thân màu tối xanh đen đậm và xen kẽ các đốt có màu trắng nổi bật. Tôm sắt có kích cỡ nhỏ hơn các loại tôm biển khác.
1.7. Tôm hùm
Chỉ sống tại những bãi đá ngầm, nước lạnh nên phần thịt của tôm hùm này thường dai và trắng, ăn vào có vị ngậy và béo. Tôm nổi bật với 2 chiếc càng to khổng lồ. Nó được xem là phần ngon nhất của tôm hùm. Thân của tôm dài, đuôi cơ bắp và nổi bật với 2 chiếc càng to khỏe.
1.8. Tôm hùm đất ( Tôm hùm nước ngọt )
Tôm hùm đất có đặc điểm là đầu và ngực nối lại, hoặc phần giữa và cơ thể được phân khúc, có màu vàng cát, xanh lục, đỏ hoặc nâu sẫm. Đầu tôm hùm đất nhọn, mắt kép nằm trên thân cây có thể di chuyển được. Bộ xương ngoài, hay còn gọi là bao bọc cơ thể, mỏng nhưng dai.
Tôm hùm đất trưởng thành dài khoảng 7,5 cm, loài nhỏ nhất dài 2,5cm. Tuy nhiên, có loại dài đến 40cm, nặng đến 3,5 kg.
1.9. Tôm càng xanh
Tôm càng xanh là loại tôm nước ngọt có trọng lượng và kích thước khá lớn, tối đa có thể lên đến 450g/1 con. Khi tôm trưởng thành sẽ có màu xanh dương đậm với rất nhiều râu và càng. Chiều dài trung bình của loại tôm này từ 8 – 14cm.
1.10. Tôm tích
Tôm tích (tôm tít) dài đến 25cm, thân màu hồng nhạt, đuôi có ánh vàng và những đốm đỏ. Hình dạng phần bụng giống tôm, nhưng lại có đôi càng giống bọ ngựa. Thân của tôm chỉ được bao bọc bởi một lớp vỏ ngoài (giáp) từ phía sau đầu cho đến 4 đốt đầu tiên của thân, đầu có nhiều gạch đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Thịt tôm ăn rất ngon, thịt ngọt dài và đậm đà, cũng không quá mặn.
1.11. Tôm mũ ni
Có thể dễ dàng nhận ra tôm mũ ni qua bộ xúc giác rất to của chúng ở trước đầu trông giống như những cái đĩa lớn. Ở nhiều vùng của Việt Nam, ngư dân gọi loài này là tôm mũ ni vì xúc giác to gợi sự liên tưởng đến chiếc mũ ni che tai.
Tôm Mũ Ni có thịt mềm, thơm, vị ngọt thanh, giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe, dù ăn nhiều nhưng không mang cảm giác ngấy ngán.
1.12. Tôm càng biển (tôm phốc)
Tôm càng biển là loại tôm có càng to, vỏ giòn, đầu to, trông hao hao giống tôm hùm.
1.13. Tôm rảo
Về hình dáng, tôm rảo cũng giống như các loại khác song thân chúng màu xanh trong, chùy trán hơi cong lên. Các đốt bụng 2 – 3 có gờ ở lưng khá rõ. Các chân bò thường có vằn nâu nhạt. Loại tôm này có kích thước trung bình, chiều dài thường trong khoảng từ 120 – 130mm, nặng 15 – 20g. Con tôm to nhất có thể dài trên 150mm, nằm trên 30g
1.14. Tôm rồng
Tôm rồng với lớp vỏ cứng, có hai râu xúc giác, chùy trán phát triển to hơn so với tôm rảo. Chiều dài từ 25cm – 40cm với cân nặng khoảng 250g to hơn cả tôm hùm. Tôm rồng thường phần đầu ngực tôm sẽ mập, to, phần bụng nhỏ và ngắn
2. Giá các loại tôm
Các loại tôm | Giá cả |
Tôm sú | Tôm sú biển (45- 50 con) – giá 320.000 đồng /kg. Tôm sú biển (33 – 40 con) – giá 360.000 đồng /kg. Tôm sú biển (27 – 32 con) – giá 400.000 đồng/kg. Tôm sú biển (20 – 25con) – giá 450.000 đồng/kg. Tôm sú biển (15 -18con) – giá 500.000 đồng/kg. Tôm sú biển (10-14con) – giá 550.000 đồng/kg. |
Tôm he | Giá cả của loại tôm he tươi sống này thường có giá từ 400.000 đồng/kg đến 600.000 đồng/kg. |
Tôm lớt | Tôm lớt tươi sống thường được bán với giá từ 320.000- 500.000 đồng /kg. |
Tôm đất | Tôm đất nhỏ = 190.000 đồng/kg. Tôm đất trung = 220.000 đồng/kg. Tôm đất lớn = 250.000 đồng/kg. |
Tôm thẻ | Tôm thẻ nhỏ = 280.000 đồng/kg. Tôm thẻ trung = 320.000 đồng/kg. Tôm thẻ lớn = 360.000 đồng/kg. |
Tôm sắt | 200.000 đồng/kg khoảng 45-50 con/kg. |
Tôm hùm | 550.000 đồng/kg. Size 2–4 con/kg. 800.000đ/kg. Size 700g đến 1,2kg. 1.100.000đ/kg. Size lớn 1,8kg – 3kg. |
Tôm hùm đất (Tôm hùm nước ngọt ) | Size lớn giá 360.000 đồng/kg. Size nhỏ giá 320.000 đồng/kg. |
Tôm càng xanh | 330.000 đồng/kg với 20-22 con/1kg. 430.000 đồng/kg từ 13-15 con/1kg. 530.000 đồng/kg 8-10 con/1Kg. |
Tôm tích | 750.000đồng/Kg. Size: 10-11 con/Kg. 850.000 đồng/Kg. Size: 7-8 con/Kg. 1.350.000 đồng/Kg. Size: 4-5 con/Kg. |
Tôm mũ ni | 500.000 đồng/kg. |
Tôm càng biển (Tôm phốc) | 430.000 – 780.000 đồng/kg tùy thuộc vào các kích cỡ tôm khác nhau. |
Tôm rảo | 200.000 đồng/kg -350.000 đồng/kg. |
Tôm rồng | 900.000 đồng – 1.500.000 đồng/kg tùy kích thước tôm. |
3. Dinh dưỡng khi ăn tôm
Tôm có chứa năng lượng đến 99 calo, 0,3 gam chất béo, 189 miligam cholesterol, 0,2 gam cacbohidrat và 0,25 protein cũng như là 111 miligam natri đây là những giá dinh dưỡng của tôm. Ngoài ra, chúng ta không thể bỏ qua các vitamin hay những khoáng chất có trong tôm như vitamin B12, sắt mangan, photpho, kali, canxi. Tôm mang đến cho chúng ta rất nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người.
Tôm được xếp vào nhóm thực phẩm tiêu thụ phổ biến
4. Những người cần tránh ăn tôm
Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Người có hàm lượng cholesterol cao
Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Người đang có triệu chứng viêm
Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp. Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn.
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn hoặc không nên ăn.
Người yếu bụng
Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purin quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Thông qua bài viết trên, VinID tin rằng bạn đã nắm vững các cách lựa các loại tôm chỉ cần để ý một tí mẹo là bạn có thể nhận ra ngay lập tức và rất dễ dàng phải không nào. Đừng quên tải app VinID hoặc đến ngay với siêu thị VinMart để chọn mua tôm tươi sống bạn nhé!
>>> 7 cách nấu súp tôm thơm ngon, bổ dưỡng <<< |
Từ khóa » Tôm Râu đỏ
-
Nhận Biết Tôm Khỏe Và Tôm Bệnh - Bách Hóa XANH
-
Tôm Chân đỏ Tươi Sống - Siêu Thị Cá Tươi Và Cá Sống
-
BỆNH ĐỎ ĐUÔI TRÊN TÔM (HỘI CHỨNG TAURA) - Thuốc Trang Trại
-
Tôm Thẻ đuôi đỏ - Fenneropenaeus Indicus - Tép Bạc
-
Bệnh ĐỎ ĐUÔI Do Virus ở Tôm Thẻ
-
Dấu Hiệu Phát Sinh Bệnh ở Tôm - Tạp Chí Thủy Sản
-
Tôm Sú Cụ Phú Quốc - CleverFood
-
MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN TÔM NUÔI - Viện LOCI
-
Các Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
-
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM
-
Tổng Hợp Kinh Nghiệm Chẩn đoán Bệnh Tôm Tại Ao
-
Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Tôm Phổ Biến Và Cách Chọn Tôm Tươi ...