Tổng Hợp Các Phí Phát Sinh Trong Xuất Nhập Khẩu Mà Khách Hàng ...

Trong giao dịch thương mại quốc tế, ngoài các loại chi phí chính thức được liệt kê trên Hợp đồng ngoại thương, khi tiến hành giao nhận hàng hóa các công ty nên dự trù đến các khoản chi phí sau để tính vào giá bán của hàng hóa nhằm chào giá cho phù hợp (tránh bị lỗ).

import-charge

1. (“-“) BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu – Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)… 2. (“-“) CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ. – Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

3. (“-“) COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến – Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

4. (“-“) DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

5. (“-“) PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama. Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama

6. (“-“) PCS (Port Congestion Surcharge): Phí tắc ngẽn cảng Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn). 7. (“-“) PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. 8. (“-“) SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez 9. (“-“) THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC…

[*] Lưu ý : Ngoài ra còn có: 1. Phí handling (handling fee) : thực ra phí này là do các hãng tàu, các công ty giao nhận hàng đặt ra để thu shipper/consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác hiểu thì khó. Đại khái thôi nhá, handling là quá trình một forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại VN thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành BL, D/O cũng như các giấy tờ liên quan….khi làm những công việc này thì bản thân các forwarder đã thu một mớ tiền cho từng công việc cụ thể của khách hàng rồi nhưng từng đó là chưa đủ đối với họ nên họ mới “nghĩ” ra cái phí mà người ta gọi là phí “handling fee” để thu tiếp… 2. Phí chứng từ (Documentation fee) : Khi shipper hay consignee nhờ forwarder làm giùm cái packing list, commercial invoice hay cái sales contract…thì họ thu cái phí gọi là phí chứng từ 3. Phí C/O (Certificate of Origin fee) : Cái này VCCI thu một bộ C/O là 160.000đ hay sao á, không nhớ rõ lắm. Tuy nhiên khi các forwader / broker đại diện cho shipper đi làm C/O thì họ cũng phải tính công chứ, vì vậy nên họ có thể thu thêm ít chục ngàn (cái này cũng có thể hiểu là handling fee) 4. Phí D/O (Delivery Order fee) : phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào VN thì consignee phải đến hãng tàu / forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan / kho / bãi thì mới lấy được hàng. Các hãng tàu / forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O 5. Phí AMS (Advanced Manifest System fee) : khoảng USD25 / BL. Cái là là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến Mỹ. 6. Phí ANB tương tự như phí AMS 7. Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), phí Documentation fee.. tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các công ty vận tải phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hành vận tải bằng đường không) và khi phát hành mấy cái này thì các công ty đó thu cái phí phát hành đó…. 8. Phí CFS (Container Freight Station fee) Mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu thì các công ty giao nhận / forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho… và họ thu phí CFS 9. Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee), ít khi áp dụng nhưng không áp dụng thì không nhanh giàu được. Đại khái là khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu, forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa 10. Phí chạy điện (áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng) :phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh. 11. Phí DHL (NH nghĩ nó là phí courier fee) :phí chuyển phát nhanh bằng DHL hay FedEx hay UPS. 12. Thu hộ cước hàng nhập IFB :Là việc cước phí vận chuyển lẽ ra phải trả tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả bởi importer tại nơi đến. Các forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu giùm các đại lý của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó….

13. CIC: Container Imbalance Charge – CIS: Container Imbalance Surcharge: Phí cân bằng container

Từ khóa » Phí Trong Xuất Nhập Khẩu