Tổng Hợp Câu Hỏi ôn Tập Hóa Học 11 – Chương II – Nitơ – Photpho

Sau đây, VniTeach xin giới thiệu đến quý Thầy Cô và các em học sinh trọn bộ câu hỏi ôn tập Hóa học 11, Chương II – Nitơ – Photpho.

Sách giáo khoa Hóa học 11

Câu 1: Chiều tăng dần số oxi hoá của N trong các hợp chất của nitơ dưới đây là?A. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3B. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3C. NH4Cl, N2, NO, NO2,  HNO3D. N2, NO2, NO, HNO3, NH4Cl

Câu 2: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất?A. Oxit cacbonB. Oxit nitơC. NướcD. Không có khí gì sinh ra

Câu 3: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 bị giảm nếu?A. giảm áp suất, tăng nhiệt độB. giảm áp suất,giảm nhiệt độC. tăng áp suất, tăng nhiệt độD. tăng áp suất, giảm nhiệt độ

Câu  4: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoninitrit bão hoà. Khí X là?A. NOB. N2C. N2OD. NO2

Câu 5: Dung dịch amoniac trong nước có chứa?A. NH4+, NH3B. NH4+,NH3,H+C. NH4+,OH–D. NH4+, NH3, OH–

Câu 6: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm?A. chuyển thành màu đỏB. chuyển thành màu xanhC. không đổi màuD. mất màu

Câu 7: Từ phản ứng khử độc một lượng nhỏ khí clo trong phòng thí nghiệm: 2NH3+3Cl2 $ \to $ 6HCl + N2Kết luận nào sau đây đúng?A. NH3 là chất khửB. NH3 là chất oxi hoáC. Cl2 vừa oxi hoá vừa khửD. Cl2 là chất khử

Câu 8: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3 (với các điều kiện coi như đầy đủ) là?A. HCl, O2, CuO, Cl2, AlCl3B. H2SO4,CuO, H2S, Na, NaOHC. HCl, FeCl3, Cl2, CuO, Na2CO3D. HNO3, CuO, CuCl2, H2SO4, Na2O

Câu 9: Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac?A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khanB. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5C. NaOH rắn, Na, CaO khanD. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn

Câu 10: Để nhận biết muối amoni trong phòng thí nghiệm thì người ta dùng?A. dung dịch BaCl2B. dung dịch AgNO3C. dung dịch kiềmD. dung dịch H2SO4

Câu 11: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?A. (NH4)2SO4B. NH4HCO3C. CaCO3D. NH4NO2

Câu 12: Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là?A. amophotB. ureC. natrinitratD. amoninitrat

Câu 13: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 chỉ thể hiện tính axit là?A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeOB. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2

Câu 14: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là?A. Mg, S, Fe3O4, Fe(OH)2B. Al, FeCO3, CaO, FeOC. Cu, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2D. Na2SO3, P, CaCO3, Ag

Câu 15: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình oxi hoá – khử này bằng?A. 22B. 20C. 16D. 12

Câu 16: Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội?A. Fe, AlB. Cu, Ag, PbC. Zn, Pb, MnD. Fe, Mg

Câu 17: Cho HNO3 đặc vào than nung nóng có khí bay ra là?A. CO2B. NO2C. Hỗn hợp khí CO2 và NO2D. Không có khí bay ra

Câu 18: Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường?A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nướcB. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồnC. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấmD. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi

Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng?A. NaNO3+H2SO4(đ) $ \to $ HNO3+NaHSO4B. 4NO2+2H2O+ O2 $ \to $ 4HNO3C. N2O5+H2O $ \to $ 2HNO3D. 2Cu(NO3)2+2H2O $ \to $ Cu(OH)2+2HNO3

Câu 20: Để nhận biết ion NO3– người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì?A. Tạo ra khí có màu nâuB. Tạo ra dung dịchcó màu vàngC. Tạo ra kết tủa có màu vàngD. Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí

Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm?A. FeO, NO2, O2B. Fe2O3, NO2C. Fe2O3, NO2, O2D. Fe, NO2, O2

Câu 22: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 trong không khí thu được sản phẩm gồm?A. K, NO2, O2B. K2O, NO2C. KNO2, O2D. K2O, NO2, O2

Câu 23: Các số oxi hoá có thể có của Photpho là?A. –3; +3; +5B. –3; +3; +5; 0C. +3; +5; 0D. –3; 0; +1; +3; +5

Câu 24: Câu nào sau đây đúng?A. H3PO4 là một axit có tính oxi hoá mạnh vì photpho có số oxi hoá cao nhất (+5)B. H3PO4 là một axit có tính khử mạnhC. H3PO4 là một axit trung bình, trong dung dịch phân li theo 3 nấcD. H3PO4 là một điện li mạnh

Câu 25: Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?A. CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3B. KOH, NaHCO3, NH3, ZnOC. MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2D. NaOH, KCl, NaHCO3, H2S

Câu 26: Thành phần chính của quặng Photphorit là?A. Ca(H2PO4)2B. CaHPO4C. NH4H2PO4D. Ca3(PO4)2

Câu 27: Chọn câu đúng?A. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồngB. Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồngC. Phân đạm là những hợp chất cung cấp K cho cây trồngD. Phân Kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng

Câu 28: Thành phần của Supephotphat đơn gồm?A. Ca(H2PO4)2B. Ca(H2PO4)2, CaSO4C. CaHPO4, CaSO4D. CaHPO4

Câu 29: Trong các loại phân bón sau loại có hàm lượng đạm cao nhất là?A. NH4ClB. NH4NO3C. (NH2)2COD. (NH4)2SO4

Câu 30: Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước?A. phân đạm làm kết tủa vôiB. phân đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạmC. phân đạm phản ứng với vôi và toả nhiệt làm cây trồng bị chết vì nóngD. cây trồng không thể hấp thụ được đạm khicó mặt của vôi

Câu 31: Cho 16,8 gam Fe tan vừa hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư thể tích khí NO thu được là?A. 4,48 lítB. 6,72 lítC. 2,24 lítD. 3,36 lít

Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 24,3 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là?A. 6,72B. 2,24C. 8,96D. 11,20

Câu 33: Cho 6,0 gam hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hợp kim là?A. 40%B. 60%C. 80%D. 20%

Câu 34: Hoà tan hoàn toàn 0,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O(đktc). Kim loại M là?A. FeB. AlC. CuD. Mg

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Mg và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?A. 76 gamB. 67 gamC. 6,7 gamD. 29,8 gam

Câu 36: Nung m gam Fe trong không khí, thu được 104,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, FeO, Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 12,096 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với He là 10,167. Giá trị của m là?A. 78,4B. 84,0C. 72,8D. 89,6

Câu 37: Nung 67.2g hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 sau pư thu được 4.48 lít khí oxi (đktc). Chất rắn sau khi nung có khối lượng là?A. 64gB. 24gC. 34gD. 46g

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là?A. 25B. 50C. 75D. 100

Câu 39: Cho 150ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa các muối?A. KH2PO4 và K2HPO4B. KH2PO4 và K3PO4C. K2HPO4 và K3PO4D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4

Câu 40: Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng từng muối khan thu được là?A. 50 gam Na3PO4B. 49,2 gam NaH2PO4 và 14,2 gam Na3PO4C. 15gam NaH2PO4D. 14,2gam Na2HPO4 và 49,2 gam Na3PO4

Câu 41: Một loại phân Supephotphat kép có chứa 69,62% muối Canxiđihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa Photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là?A. 48,52%B. 42,25%C. 39,76%D. 45,75%

Câu 42: Từ quặng photphorit, có thể điều chế axitphotphoric theo sơ đồ sau:

Quặng photphorit $\xrightarrow[lodiem]{SiO_2,C}$ P $\xrightarrow[]{O_2,t^o}$ P2O5 $\xrightarrow[]{H_2O}$ H3PO4

Biết hiệu suất chung của quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần khối lượng quặng Photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 là?A. 1,18 tấnB. 1,81 tấnC. 1,23 tấnD. 1,32 tấn

Câu 43. Cần lấy bao nhiêu lít hỗn hợp N2 và H2 (đktc) để điều chế được 51g NH3 biết hiệu suất phản ứng là 25%?A. 537,6 lítB. 538 lítC. 538,7 lítD. 530 lít

Từ khóa » Tổng Hợp Hóa 11 Chương 2