TỔNG HỢP CHẤT LIỆU DÙNG ĐỂ CHẾ TÁC VỎ ĐỒNG HỒ (CẬP ...

Vỏ đồng hồ đeo tay không chỉ góp phần tạo nên vẻ đẹp cho đồng hồ mà còn góp phần bảo vệ bộ máy nhiều các chi tiết nhỏ phía bên trong khỏi các va đập, hư hỏng trong quá trình sử dụng. SHOPDONGHO.com giới thiệu đến bạn danh sách các chất liệu được dùng làm vỏ đồng hồ trên thị trường hiện nay.

Được biết, sự phổ biến của các chất liệu vỏ phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích, độ bền, sự quý giá, khả năng chống gỉ, chống trầy v.v… Vậy, vỏ đồng hồ làm từ các chất liệu nào? Mời các bạn cùng khám phá nhé.

Tổng hợp chất liệu dùng để chế tác vỏ đồng hồ phổ biến hiện nay
Tổng hợp chất liệu dùng để chế tác vỏ đồng hồ phổ biến hiện nay

Nội dung chính

  • I. Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ
  • II. Vỏ đồng hồ mạ vàng
  • III. Vỏ đồng hồ được làm bằng Ceramic
  • IV. Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng
  • V. Vỏ đồng hồ được làm bằng titanium
  • VI. Vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim
  • VII. Vỏ đồng hồ được làm bằng tungsten
  • VIII. Vỏ đồng hồ được làm bằng tantalum
  • IX. Vỏ đồng hồ được làm bằng sợi Carbon (carbon fiber)

I. Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ

  • Theo thống kê từ Hiệp hội Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sỹ (FH), có tới khoảng hơn 80% đồng hồ được làm bằng thép bởi đây là vật liệu có chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp.
  • Hầu hết các thương hiệu đồng hồ hiện nay đều dùng thép không gỉ làm chất liệu của vỏ đồng hồ. Nó có thể được đánh bóng sáng đẹp hoặc được mạ vàng PVD tùy thuộc vào dụng ý thiết kế của các nhà chế tác đồng hồ.
  • Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ luôn toát lên nét mới mẻ, sang trọng…và đặc biệt là nó có thể phối được với nhiều phong cách trang phục khác nhau.

1. Ưu điểm:

Đây là hợp kim hội tụ đầy đủ các yếu tố như:

  • Độ cứng của thép không gỉ 316L: đạt 5.5 – 6 điểm trên thang độ cứng Mohs.Bền, cứng, chống ăn mòn tốt.
  • Có thể hoàn tác thủ công bằng tay tạo nét thẩm mỹ độc đáo, sang trọng cho đồng hồ
  • Có thể đánh bóng cho sáng lại như mới.
  • Trọng lượng vừa phải
  • Là vật liệu “rẻ” nhất trong các vật liệu cao cấp
Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ
Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ

2. Nhược điểm:

  • Dễ bị nhòe và in dấu vân tay khi sử dụng
  • Thép không gỉ 316L không quá xuất sắc trong việc chống trầy xước

Kỹ thuật đánh bóng sáng sẽ tạo nên bề mặt sáng bóng như gương còn đánh bóng mờ sẽ tạo trên bề mặt vệt phẳng mờ.

Khi sử dụng đồng hồ có vỏ được đánh bóng sáng, bạn nên cẩn thận khi đeo tay hằng ngày bởi bề mặt lớp bóng sáng rất dễ bị trầy, làm giảm đi tính thẩm mỹ của đồng hồ.

Thông tin thêm:

Trên thị trường hiện nay có 2 loại thép không gỉ được biết đến nhiều nhất là: thép không gỉ 316L và thép không gỉ 904L (do thương hiệu đồng hồ Rolex nghiên cứu và sản xuất).

  • Thép 316L được chế tạo theo công thức giảm hàm lượng carbon xuống mức cực thấp và bổ sung thêm lớp Molypden để gia tăng thêm khả năng chống ăn mòn nước biển, mồ hôi tay hay axit; và cũng như tăng thêm khả năng chống nhiễm từ vượt trội.
  • Thép 904L – loại thép cao cấp, được gia tăng thêm hàm lượng các chất Nickel, đồng, Molypden và Chromnium làm tăng độ cứng, chống ăn mòn hóa học và axit, tăng độ sáng và chịu va đập mạnh và nước tốt hơn thép 316L.
  • Tuy nhiên, cũng chính vì gia tăng thêm nhiều thành phần chất liệu cao cấp cũng như chế tác đồng hồ vỏ thép 904L cũng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng, tỉ mỉ gấp nhiều lần nên chúng sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều so với thép 316L.

Lưu ý:

Ở những đồng hồ giá rẻ sẽ xuất hiện tình trạng thép 316L rỗng ruột, đeo lên tay sẽ có cảm giác nhẹ tay hơn thép 316L được đúc đặc ruột cho các dòng đồng hồ tầm cao hơn nên trọng lượng đồng hồ cũng là một trong những yếu tố phân biệt hàng giả, hàng thật. Ngoài ra, còn hai loại thép 204L và 304L với chi phí sản xuất rẻ hơn thường sử dụng cho vỏ dòng đồng hồ giá trị thấp.

Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ
Vỏ đồng hồ làm bằng thép không gỉ
  • Để sản xuất vỏ đồng hồ, vật liệu thép sẽ được nung nấu và đúc theo khuôn để tạo ra khuôn vỏ đồng hồ bằng thép.
  • Thường dòng đồng hồ công nghiệp sẽ dừng lại ở bước trên, nhưng ở phân cấp đồng hồ phân khúc tầm cao, ta sẽ có thêm bước hoàn thiện thủ công bằng tay cho vỏ đồng hồ, chính bước hoàn thiện đặc biệt này sẽ tạo ra giá trị cao cấp cho vỏ đồng hồ.
  • Trong chế tác vỏ đồng hồ phân khúc tầm cao, thép có thể được hoàn thiện thủ công theo 2 dạng: bóng mờ và bóng sáng.

II. Vỏ đồng hồ mạ vàng

Vỏ đồng hồ mạ vàng
Vỏ đồng hồ mạ vàng

Mạ vàng là gì?

là phủ một lớp vàng (hoặc hợp kim có màu vàng) lên lõi kim loại (thường là thép không gỉ) để tạo vẻ bề ngoài củ đồng hồ sang trọng hơn. Vàng vốn rất mềm nhưng đa số vật liệu vỏ đồng hồ được mạ vàng thì có khả năng chống trầy tốt vì áp dụng công nghệ lót TiN có độ cứng rất cao.

  • Đồng hồ mạ vàng mang tất cả các ưu và nhược điểm của thép không gỉ. Tuy nhiên, lớp mạ vàng mang ưu điểm thẩm mỹ cao nhưng là khuyết điểm dễ bong tróc nếu không có công nghệ xử lý phù hợp.
  • Độ cứng của lớp mạ vàng: đạt 9 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy ngang với Sapphire (với điều kiện lớp phủ TiN vẫn còn).
  • Đồng hồ mạ vàng cũng là chất liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường đồng hồ hiện nay

III. Vỏ đồng hồ được làm bằng Ceramic

Một phiên bản đồng hồ Rolex có vỏ được làm bằng chất liệu Ceramic
Một phiên bản đồng hồ Rolex có vỏ được làm bằng chất liệu Ceramic

Ceramic hay còn gọi là gốm, sứ. Gốm là một trong những vật liệu cổ xưa của con người, nhưng chúng chỉ mới được áp dụng trong ngành sản xuất đồng hồ những năm gần đây.

Khi nhắc đến chất liệu gốm người ta có cảm giác rằng nó rất mỏng manh dễ vỡ nhưng thực chất nó là chất liệu kỹ thuật cứng nhất.

Cấu tạo hoá học: là loại vật liệu đặc biệt được hình thành từ hỗn hợp của 3 loại vật liệu chính là kim loại, Polyme, Composites. Ceramic sử dụng trong chế tác đồng hồ là Ceramic kỹ nghệ (Engineering Ceramic) chỉ bao gồm vật liệu tinh khiết như hợp chất oxygen, nitrogen, cabon.

Vỏ đồng hồ được làm bằng Ceramic
Vỏ đồng hồ được làm bằng Ceramic

Đặc điểm:

  • Trọng lượng Ceramic khá nhẹ,
  • Rất cứng và là một trong những vật liệu cứng nhất hiện tại.Độ cứng của Ceramic: đạt 8-8.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, cao gấp 3 -4 lần thép không gỉ, song cực kỳ nhẹ.
  • Khả năng chống trầy rất cao
  • Khi sử dụng hằng ngày, gần như chỉ có kim cương làm trầy xước được Ceramic
  • Có giá thành khá cao
  • Chịu nhiệt tốt
  • Có tính trơ và không độc cũng như sẽ không gây dị ứng cho người đeo
  • Có thể bể vỡ khi gặp lực tác động va đập mạnh.
  • Không đánh bóng được.

Thông tin thêm:

***Ceramic – “Bất tử” cùng thời gian

  • Với việc sở hữu một chiếc đồng hồ có vỏ làm từ chất liệu gốm thì bạn không phải lo nó hỏng hóc do gỉ sét hay bị xước xát. Bạn chỉ cần lưu ý giữ gìn không để nó va đập mạnh thì chiếc đồng hồ của bạn sẽ gần như “bất tử”.
  • Ngày nay, rất nhiều hãng sản xuất đồng hồ, bắt đầu từ Rado, rồi đến Chanel, Hublot hay Tissot đang sử dụng vật liệu này trong sản phẩm của mình. Ngoài ra, hãng đồng hồ Hublot đang phát triển một loại vật liệu kết hợp giữa gốm và vàng, với mục đích là “cứng như gốm” nhưng vẫn “đẹp và sang trọng như vàng”.
  • Trong thực tế, Ceramics còn được sử dụng dụng cụ cắt kim loại tại các nhà máy công nghiệp. Ceramic cũng khá nhẹ với khối lượng riêng trung bình là 3g/cc tương đương với nhôm 2,7g/cc.
  • Nhưng Ceramic có nhược điểm là chúng tuy rất cứng nhưng khả năng dẻo dai lại kém, điều này dẫn đến việc Ceramics có thể dễ vỡ vụn khi gặp lực tác động va đập cực mạnh (rất hiếm gặp). Nhưng miễn là nó luôn được tránh gặp các lực tác động, một chiếc đồng hồ Ceramic gần như không thể bị hư hại

Tuỳ theo công nghệ và kĩ thuật sản xuất Ceramic mà đồng hồ Ceramic sẽ có mức giá cao hoặc thấp.

IV. Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng

Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng
Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng

Ngay từ buổi khải hoàn nguyên của ngành chế tạo đồng hồ, vàng và đồng là hai vật liệu đầu tiên được ứng dụng cho sản phẩm đồng hồ, với đồng được sử dụng cho các mẫu đồng hồ bình dân và vàng được sử dụng cho đồng hồ cao cấp dành cho giới quý tộc và người hoàng gia.

Vàng thực sự không phải là một vật liệu thích hợp cho đồng hồ, nhưng chúng vẫn được sử dụng, bởi vẻ ngoài sang trọng của chúng cũng như đồng hồ không những là một công cụ cập nhật thời gian mà còn là một vật trang sức giá trị nhằm khẳng định sự giàu có và đẳng cấp người đeo.

Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng
Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng

Cấu tạo hoá học: Vàng hồng, vàng trắng, vàng vàng (18K) là những hợp kim chứa 75% vàng nguyên chất. Chúng điều là những chất liệu có khả năng chống ăn mòn rất cao, quý giá, tuy nhiên độ cứng thì thuộc hàng thấp nhất nên rất dễ dàng bị trầy xước.

  • Vàng nguyên chất (24K) được biết đến là loại kim loại khá mềm, không đủ độ bền, chắc để chế tác đồng hồ. Nên vật liệu chủ yếu trong chế tác đồng hồ là loại vàng 18K ( với 75% cấu trúc của vật liệu là vàng).
  • Mỗi hãng đồng hồ lại có chất liệu vàng 18k của riêng mình khác biệt nhau cả về màu sắc lẫn giá trị. Chính yếu tố 25% còn lại, sử dụng thành phần gì, được tôi luyện ra sao, là bí quyết tạo nên vẻ đẹp và những sắc màu khác nhau của vàng (vàng vàng, vàng hồng, vàng trắng).
  • Loại vàng trắng thường bị dễ nhầm lẫn với chất liệu bạch kim (platinum) nhưng thực ra vàng trắng là loại vàng 18k với 25% còn lại là hợp chất Nickel, Paladi… tạo ra sắc trắng của vàng trắng.

Cá biệt cũng có một số hãng cũng sử dụng vàng 22k hay 14k trong việc sản xuất một số mẫu đồng hồ đặc biệt.

Ưu điểm:

  • Tạo giá trị vĩnh cữu cho đồng hồ(ở phương pháp gold plated truyền thống và phương pháp solid gold).
  • Chống ăn mòn rất cao
  • Ít gây dị ứng da nên được sử dụng nhiều trong ngành chế tác đồng hồ
  • Chống oxi hoá cao, có thể tồn tại qua hàng chục, hàng trăm năm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp bề ngoài.

Khuyết điểm:

  • Trọng lượng nặng, tặng cảm giác nặng tay khi đeo. (nặng gấp đôi thép không gỉ)
  • Dễ bị móp méo khi làm rơi rớt hoặc khi chịu tác động va đập. Độ cứng của vàng 18K: đạt 2.5-3 điểm trên thang độ cứng Mohs, không có khả năng chống trầy xước.
  • Rất mắc tiền.
  • Có thể đánh bóng nhưng sau khi đánh bóng, giá trị của đồng hồ sẽ bị sụt giảm.

Thông tin thêm:

  • Vỏ đồng hồ bằng vàng luôn mang vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp; bởi giá thành của vàng thường cao hơn so với các chất liệu khác.
  • Thường xuất hiện ở các thương hiệu cao cấp và dòng sản phẩm cổ điển hoặc phái nữ
  • Phương pháp ứng dụng vật liệu vàng trong chế tác đồng hồ cho tới hiện nay được chia làm 3 phương pháp: Mạ vàng (Gold plated), mạ PVD, Tow-tone(kết hợp vàng với thép), vàng khối (Solid gold).

V. Vỏ đồng hồ được làm bằng titanium

Vỏ đồng hồ được làm bằng titanium
Vỏ đồng hồ được làm bằng titanium

Titanum có chứa rất nhiều hợp kim Titan, là nguyên tố kim loại rất nhẹ, màu xám, độ bền cao, rất được ưu chuộng trong ngành hàng không vũ trụ

Titanium đã được ứng dụng nhiều trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, khi thời gian đầu Titanium vẫn chủ yếu để kiểm nghiệm trong các phòng thí nghiệm. Cho đến đầu năm 2000, các nhà khoa học mới tìm ra cách trích xuất ra titan với khối lượng lớn. Biến Titan thành vật liệu sử dụng độc quyền trong hàng không vụ trụ.

Độ cứng của Titanium: Đạt 6 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy trung bình.

Ưu điểm:

  • Có trọng lượng nhẹ
  • Chống trầy xước
  • Chống ăn mòn tốt. không có thứ gì có thể làm gỉ chúng ngoại trừ axit nitric (loại hóa chất axit rất hiếm gặp).
  • Không gây dị ứng da
  • Chịu nhiệt độ cao tốt và nhẹ hơn thép 50%
  • Độ cứng cao gấp 5 lần thép không gỉ; nhẹ hơn thép không gỉ khoảng 40%; có thể tái chế 100%

Khuyết điểm:

  • Khá đắt tiền
  • Khó trầy nhưng khi đã trầy thì không thể đánh bóng như mới được
  • Có màu xám mờ đặc trưng, không gây vẻ bắt mắt, sang trong cho đồng hồ

Thông tin thêm:

  • Nếu bạn muốn lựa chọn vỏ đồng hồ bằng Titanim có khả năng chống trầy cao, thì nên chọn đồng hồ Titanium của Citizen, bởi vì Citizen sử dụng công nghệ ion hóa bề mặt để tạo một lớp phủ tăng độ cứng cho Titanium.
  • Titanium được biết đến là chất liệu hoàn hảo mà thương hiệu Citizen tin dùng trong dòng sản phẩm Eco-drive , bởi chính hãng này đã phát triển công nghệ riêng để giải quyết vấn đề nhằm chống lại khả năng gây dị ứng của nickel và các kim loại khác khi pha lẫn.
  • Cũng giống như các loại hợp kim khác, có nhiều các tạo ra titanium với các đặc tính khác nhau. Loại Titanium phổ biến nhất trong ngành đồng hồ là Ti-6AI-4V hoặc còn được gọi là Titanium cấp độ 5. Titanium cấp độ 5 nó có thể chịu được áp lực 1000 MPa, gấp 5 lần so với thép, nhẹ hơn gần bằng 1 nửa so với thép với mật độ 4,5g/cc so với 7,8 của thép.
  • Với đặc tính cứng cáp, chống trầy xước, chống ăn mòn tốt, việc chế tác gia công Titanium trong ngành đồng hồ trở nên vô cùng khó khăn. Việc rèn, hàn đúc và xử lý nhiệt trên titannium vô cùng phức tạp, nó khiến sản phẩm từ titanium có giá thành đắt đỏ.
  • Nhưng Titanium cũng sẽ không được ứng dụng nhiều ở dòng đồng hồ phân cấp sang trọng, xa xỉ do sắc xám mờ đặc trưng của Titanium trông không được sang trọng, bắt mắt và Titanium không thể đánh bóng cho sáng rạng rỡ như gương giống như thép.
  • Bằng đặc tính cứng cáp, chống trầy xước, chống ăn mòn tốt và với trọng lượng nhẹ của chúng nên Titanium sẽ được ứng dụng nhiều hơn cho các dòng đồng hồ cao cấp thiên về chức năng như đồng hồ thể thao, đồng hồ phi công, đồng hồ lặn biển,v.v…

VI. Vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim

Vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim
Vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim

Bạch kim hay còn gọi là Platium là một nguyên tố kim loại quý hiếm có màu trắng bạc, là “Nữ Hoàng Kim Loại” . Khi dùng để chế tác trang sức hoặc vỏ đồng hồ thì không cần phải xi mạ thêm bất kỳ một lớp kim loại nào.

Vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim không phải bạch kim nguyên khối mà là hợp kim của bạch kim với các kim loại khác để tăng độ cứng (950/1000 Bạch Kim + 50/1000 kim loại khác).

Ưu điểm:

  • Chống gỉ sắt
  • Chống ăn mòn tuyệt đối, không bị tan trong axít
  • Chịu được nhiệt độ ở khoảng gần 1.8000 độ C
  • Nó sở hữu màu trắng ánh kim tự nhiên, sáng bóng, độ thẩm mỹ cao
  • Giá cả cực kỳ cao

Nhược điểm:

  • Khả năng chống trầy không cao
  • Có độ cứng trung bình Đạt 4.5 điểm trên thang độ cứng Mohs
  • Khá nặng

Thông tin thêm:

  • Đồng hồ được làm bằng bạch kim thuộc dạng đắt tiền và phân khúc xa xỉ.

VII. Vỏ đồng hồ được làm bằng tungsten

Vỏ đồng hồ được làm bằng tungsten
Vỏ đồng hồ được làm bằng tungsten

Tungsten hay gọi là Volfram, là kim loại chuyển tiếp có màu xám thép đến trắng, rất cứng và nặng.

Đặc điểm:

  • Độ cứng cao: đạt 7.5 điểm trên thang độ cứng Mohs cao hơn thép không gỉ.
  • Khả năng kháng hoá chất và chống ăn mòn rất cao
  • Chống trầy và chịu lực tốt

Thông tin thêm:

Tungsten là chất liệu có độ cứng cao, các hợp chất của nó còn có độ cứng cao hơn nữa, ví dụ như Tungsten Carbine.

VIII. Vỏ đồng hồ được làm bằng tantalum

Vỏ đồng hồ được làm bằng tantalum
Vỏ đồng hồ được làm bằng tantalum
  • Tantalum là một nguyên tố kim loại có màu xám bạc, cứng, nặng, dễ uốn, dễ gia công
  • Tantalum là nguyên tố hiếm và có nhiều đặc điểm tương tự như Titanium

Ưu điểm:

  • Độ cứng cao: đạt 6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs
  • Khả năng chống trầy cao
  • Chống ăn mòn tốt

Thông tin thêm:

  • Một số bộ phận bên ngoài đồng hồ dùng Tantalum như niềng (bezel) thường thấy ở đồng hồ Omega Seamaster American’s Cup (Vỏ dây bằng Titanium, niềng xoay bằng Tantalum).

IX. Vỏ đồng hồ được làm bằng sợi Carbon (carbon fiber)

Vỏ đồng hồ được làm bằng sợi carbon (carbon fiber)
Vỏ đồng hồ được làm bằng sợi carbon (carbon fiber)

Sợi Carbon là một trong những vật liệu xa xưa nhất của con người, được phát minh và cho ra mắt vào năm 1879 bởi Thomas Edison.

Cấu tạo hoá học: Carbon Fiber có 90% thành phần tạo từ nguyên tố Cacbon nên chúng rất nhẹ và có đặc tính gần giống với kim cương như khả năng chống trầy xước của sợi cacbon cũng khá tốt.

Sợi cacbon trong ngành đồng hồ thường được sản xuất với đường kính 7 – 10 μm và cấu thành từ khoảng 30.000 sợi đơn. Các sợi đơn gồm những tấm graphit mỏng thẳng,được cho xoắn hoặc cuộn vào nhau. Tính chất của sợi phụ thuộc vào sự định hướng của các tấm graphit.

Forged Cacbon một loại vật liệu biến thể của vật liệu sợi cacbon với cấu trúc không được cấu thành từ dạng lớp mà chúng bao gồm các dải nhỏ cacbon được cắt và đặt vào khuôn, được làm cho nóng chảy dưới áp lực lớn và nhiệt độ cao và để cho hoà tan, đông đặc lại theo khuôn.

Đặc điểm:

  • Có khả năng chịu nhiệt cao
  • Có khả năng chịu độ kéo giãn lớn
  • Bền, nhẹ
  • Có độ dòn
  • Có thể dẫn điện. Vì vậy, các các chi tiết làm từ sợi carbon thường có phủ lớp vật liệu khác như tráng phủ thêm lớp nhựa bên ngoài.
  • Rất đắt tiền, một số mẫu đồng hồ sợi cacbon cao cấp có giá gần ngang với những chiếc siêu xe và chi phí sửa chữa, thay thế vỏ sợi cacbon cũng rất mắc.

Thông tin thêm:

Sợi cacbon, cùng với Titanium, là một trong những vật liệu tốt nhất mà con người có thể chế tạo ra, được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế tác vỏ cho những chiếc siêu xe, xe đua và những mẫu đồng hồ thể thao đắt tiền có kích thước lớn.

Đặc biệt những chiếc đồng hồ thể thao với thiết kế lớp vân từ sợi cacbon cũng đang là trào lưu trong những năm gần đây.

Tổng hợp chất liệu dùng để chế tác vỏ đồng hồ phổ biến hiện nay
Tổng hợp chất liệu dùng để chế tác vỏ đồng hồ phổ biến hiện nay

Trên đây là tổng hợp 9 loại chất liệu thường được dùng làm vỏ đồng hồ phổ biến nhất. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một lượng đủ thông tin trong hành trình tìm hiểu về những chiếc đồng hồ đeo tay.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có bất cứ thông tin nào cần được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với Cửa hàng đồng hồ chính hãng SHOPDONGHO.com để chúng tôi hỗ trợ bạn ngay nhé.

Từ khóa » đồng Hồ Chất Liệu