Tổng Hợp Những Chất Liệu Vỏ đồng Hồ Phổ Biến Hiện Nay. Đâu Là ...
Có thể bạn quan tâm
Vỏ đồng hồ, cùng mặt số được coi là bộ mặt, là những bộ phận quan trọng hàng đầu của một chiếc đồng hồ. Trong đó, vỏ đồng hồ không chỉ góp phần tạo nên vẻ đẹp và phong cách riêng của đồng hồ đeo tay, mà còn có vai trò bảo vệ đồng hồ khỏi những va đập ngoại lực. Cũng bởi vì thế, chất liệu làm nên vỏ đồng hồ luôn được các nhà chế tác quan tâm và chú trọng. Hôm nay, hãy cùng 24Kara tìm hiểu những chất liệu vỏ đồng hồ phổ biến nhất hiện nay để xem chiếc đồng hồ của bạn có vỏ làm từ chất liệu nào nhé!
Mục lục
- 1, Vỏ đồng hồ làm từ thép không gỉ 316L
- 2, Vỏ đồng hồ mạ vàng
- 3, Vỏ đồng hồ làm từ vàng
- 4, Vỏ đồng hồ làm từ gốm Ceramic
- 5, Vỏ đồng hồ làm từ Titanium
- 6, Đôi nét về thang đo độ cứng Mohs
1, Vỏ đồng hồ làm từ thép không gỉ 316L
Có thể bạn đã nghe nhiều đến chất liệu thép không gỉ trên vỏ đồng hồ. Chi tiết hơn thì loại thép không gỉ thường được sử dụng để làm vỏ đồng hồ nhất là 316L, bên cạnh đó, có loại thép không gỉ 904L cao cấp hơn và chỉ được dùng trên đồng hồ của thương hiệu Rolex.
Đồng hồ Marben Meister 800-43.LC sử dụng vỏ làm từ thép không gỉ cao cấp 316L
Thép không gỉ 316L có độ cứng đạt từ 5.5 đến 6 điểm trên thang độ cứng Mohs. Dù không quá xuất sắc trong việc chống trầy xước nhưng bù lại, những chiếc đồng hồ có vỏ làm từ chất liệu này rất dễ đánh bóng, nhờ vậy mà dễ dàng quay lại vẻ sáng bóng ban đầu.
2, Vỏ đồng hồ mạ vàng
Mạ vàng cũng là chất liệu vỏ đồng hồ khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Vỏ đồng hồ sẽ được mạ một lớp vàng mỏng thông qua phương pháp mạ điện hóa học. Có nhiều kỹ thuật mạ vàng khác nhau, cũng vì vậy mà chất lượng của các mẫu đồng hồ mạ vàng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, giá trị của đồng hồ mạ vàng còn tùy thuộc vào độ dày của lớp mạ.
Đồng hồ Marben Mechaniker ME800-42 sử dụng vỏ làm từ thép không gỉ mạ vàng hồng
Đồng hồ Grimoldi RGMTBK612PK có vỏ làm từ thép không gỉ mạ vàng hồng
Vàng vốn rất mềm, nhưng không vì thế mà đồng hồ vỏ mạ vàng mềm và dễ trầy xước. Vỏ của đồng hồ mạ vàng thường được áp dụng công nghệ lót TiN có độ cứng đạt đến 9 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy xước của vỏ mạ vàng với lớp phủ TiN được đánh giá ngang với kính Sapphire.
3, Vỏ đồng hồ làm từ vàng
Vàng là một kim loại quý nên những mẫu đồng hồ vỏ vàng có giá trị cực kỳ cao. Thế nhưng nhược điểm lớn nhất của vàng là tính mềm, dễ trầy xước. Để khắc phục phần nào nhược điểm đó, vỏ đồng hồ vàng thường được làm từ những hợp kim chứa khoảng 75% vàng nguyên chất, những hợp kim này được gọi là vàng 18K.
Đồng hồ Longines Conquest Classic L27858563 L2.785.8.56.3
Đánh giá về độ cứng trên thang độ cứng Mohs, vỏ vàng 18K đạt 2,5 - 3 điểm và không có khả năng chống trầy xước.
Xem thêm: Phân biệt các loại đồng hồ vàng Gold Plated, Gold Filled, Gold Cap và Solid Gold
4, Vỏ đồng hồ làm từ gốm Ceramic
Ceramic được biết đến là hợp chất của Zirconium qua xử lý nhiệt, là chất liệu rất phổ biến để làm vỏ, dây đeo, niềng,… của những phiên bản đồng hồ thời trang nữ. Trọng lượng Ceramic khá nhẹ, rất cứng, khi sử dụng hằng ngày, gần như chỉ có kim cương làm trầy xước được Ceramic.
Đồng hồ Hublot Big Bang Magic 301.CI.1770.RX 301CI1770RX với lớp vỏ làm từ gốm Ceramic và Titanium
Để đánh giá về độ cứng thì Ceramic đạt 8-8.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, khả năng chống trầy rất tốt.
5, Vỏ đồng hồ làm từ Titanium
Titanium có chứa rất nhiều hợp kim Titan, là nguyên tố kim loại rất nhẹ, màu xám, độ bền cao, rất được ưa chuộng trong ngành hàng không vũ trụ. Loại Titanium phổ biến nhất trong ngành đồng hồ là Ti-6AI-4V hoặc còn được gọi là Titanium cấp độ 5.
Đồng hồ Hublot Classic Fusion Orlinski Titanium 550.NS.1800.RX.ORL19
Titanium cấp độ 5 nó có thể chịu được áp lực 1000 MPa, gấp 5 lần so với thép, nhẹ hơn gần bằng 1 nửa so với thép với mật độ 4,5g/cc so với 7,8 của thép. Ngoài ra Titanium có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, không có thứ gì có thể làm gỉ chúng ngoại trừ axit nitric (loại hóa chất axit rất hiếm gặp).
Về độ cứng thì Titanium đạt 6 điểm trên thang đo độ cứng Mohs với khả năng chống trầy chỉ ở mức trung bình.
6, Đôi nét về thang đo độ cứng Mohs
Thang đo độ cứng Mohs được nhà khoáng vật học người Đức tên là Friedrich Mohs đưa ra vào năm 1812 và là một trong những thang đo độ cứng được dùng phổ biến trong khoa học. Thang đo giới hạn từ 1 đến 10 điểm, đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước trên những vật liệu khác nhau.
Thang đo độ cứng Mohs
Nhìn chung, khả năng chống trầy xước của vỏ đồng hồ chỉ là một trong nhiều yếu tố bên cạnh khả năng chống gỉ, chống ăn mòn, mức độ quý hiếm,... Vì vậy, tùy theo ý định sử dụng và sở thích mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu đặt ra của mình. Đồng thời cũng cần tìm hiểu và nắm được về độ bền cùng khả năng chống trầy xước của chiếc đồng hồ mình đang hoặc có ý định sở hữu.
Trên đây là thông tin về những chất liệu vỏ đồng hồ phổ biến nhất hiện nay. Chiếc đồng hồ của bạn có lớp vỏ làm từ chất liệu gì? Hãy cho chúng tôi biết nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi website 24Kara thường xuyên để cập nhật những tin tức đồng hồ mới nhé!
Từ khóa » đồng Hồ Chất Liệu
-
Có Bao Nhiêu Chất Liệu được Dùng để Chế Tạo Vỏ đồng Hồ
-
8 Chất Liệu Được Sử Dụng Chế Tác Vỏ Đồng Hồ Đeo Tay Phổ Biến ...
-
Các Vật Liệu được Sử Dụng Làm Vỏ đồng Hồ
-
Một Số Chất Liệu Khung Viền đồng Hồ Phổ Biến
-
TỔNG HỢP CHẤT LIỆU DÙNG ĐỂ CHẾ TÁC VỎ ĐỒNG HỒ (CẬP ...
-
NHỮNG CHẤT LIỆU LÀM NÊN MẶT ĐỒNG HỒ | LikeWatch.Com
-
Dây đồng Hồ đeo Tay Có Bao Nhiêu Loại? Nên Chọn Loại Dây đồng Hồ ...
-
Ưu Nhược Điểm 5 Vật Liệu Thông Dụng Cho Vỏ Đồng Hồ.
-
Đồng Hồ được Làm Bằng Chất Liệu Gì? - Daniel Wellington
-
Những Chất Liệu Làm Nên Chiếc đồng Hồ
-
Ceramic Là Gì? Đồng Hồ Chất Liệu Ceramic Có Gì ưu Việt? - FPT Shop
-
Khám Phá Về Chất Liệu Ceramic Trong Chế Tác đồng Hồ
-
Chất Liệu Ceramic Trong Chế Tác đồng Hồ - Đăng Quang Watch