Tổng Hợp Những Thông Tin Hữu ích Về Xét Nghiệm Cấy đờm
Có thể bạn quan tâm
1. Xét nghiệm cấy đờm là gì?
Khi chẩn đoán những bệnh lý về đường hô hấp, cấy đờm là một trong những xét nghiệm phổ biến thường được yêu cầu thực hiện. Đây là phương pháp phân tích mẫu đờm bằng việc nuôi cấy nhằm xác định sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó đánh giá tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân gây nhiễm trùng và cung cấp cho bác sĩ phác đồ điều trị kháng sinh hợp lý để điều trị.
Mẫu đờm sẽ được cấy vào môi trường thạch dinh dưỡng có chất kích thích sự tăng sinh, phát triển của vi khuẩn. Qua đó, sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán định danh, sẽ xác định được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh và tìm ra kháng sinh phù hợp.
2. Xét nghiệm cấy đờm được thực hiện khi nào?
Thông thường khi chẩn đoán các bệnh lý về đường hô hấp, dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm cấy đờm. Chủ yếu là những trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp, bệnh lao, áp xe phổi,...
Hình 1: Cấy đờm thường được thực hiện trong bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp
Đờm là chất nhầy được bài tiết từ đường hô hấp dưới. Màu sắc tính chất của đờm có thể gợi ý bệnh lý mắc phải, ví dụ: đờm màu trắng hay gặp trong viêm phế quản, đờm vàng/ xanh hay gặp trong viêm phổi bội nhiễm, đờm lẫn máu hay gặp trong lao phổi,...
Ngoài xét nghiệm cấy đờm cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán được đầy đủ và theo dõi điều trị: chụp X - quang tim phổi, tổng phân tích tế bào máu, CRP, điện giải đồ,...
Nếu bạn có 1 trong các triệu chứng: ho, sốt, có thể mệt mỏi, đau ngực khó thở,... thì bạn cần đến thăm khám để được chẩn đoán sớm nhất
3. Cách lấy bệnh phẩm đờm như thế nào là đúng?
Lấy bệnh phẩm đúng cách là một yếu tố giúp đảm bảo kết quả chính xác. Mẫu đờm thường được lấy vào đầu sáng sớm, sau khi bệnh nhân vệ sinh răng miệng và chưa ăn gì. Nên thực hiện lấy mẫu trước khi dùng kháng sinh và ở giai đoạn bệnh càng sớm càng tốt.
Cho bệnh nhân súc miệng bằng nước muối sinh lý vô trùng hoặc nước sạch, không súc miệng bằng nước có tính sát trùng. Sau đó hướng dẫn bệnh nhân ngồi thẳng lưng, hít thở đều, sau đó hít một hơi thật sâu và khạc mạnh đờm từ sâu trong cổ họng ra.
Hình 2: Cần phải khạc mạnh đờm sâu trong cổ họng
Đờm sau khi khạc phải được đựng trong lọ nhựa vô trùng có nắp xoáy và ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân. Chú ý cần phải lấy được đờm, tránh lẫn nhiều nước bọt.
Lượng đờm cần lấy khoảng 1 - 5 ml và vận chuyển nhanh chóng về phòng xét nghiệm. Trong trường hợp chưa gửi được ngay, cần bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4 độ C không quá 4 tiếng.
Ngoài ra, đờm còn có thể được lấy bằng những phương pháp khác như:
- nội soi phế quản: một số trường hợp cần phải nội soi để lấy đờm. Ống nội soi sẽ được đưa qua đường miệng hoặc mũi đi vào đường dẫn khí đến phổi. Người bệnh được dùng thuốc gây mê để lấy mẫu đờm.
- Hút dịch: ống hút chuyên dụng được đưa qua mũi, xuống cổ họng và tiến hành hút đờm. Phương pháp này thường được áp dụng với trẻ em, người bệnh nặng không thể tự khạc đờm.
Tại phòng xét nghiệm, mẫu đờm sẽ được cấy vào các môi trường dinh dưỡng đặc biệt đồng thời nhuộm soi đờm để đánh giá sơ bộ. Các đĩa thạch sau cấy được ủ ấm 35 - 37 độ C trong vòng 18 - 24h.
4. Kết quả cấy đờm có ý nghĩa như thế nào?
Cứ sau 24h cần lấy các đĩa thạch ra để quan sát sự phát triển của vi sinh vật.
Hình 3: Quan sát và định danh vi khuẩn
Sau đó ước tính số lượng vi khuẩn gây bệnh như sau:
- Nếu mọc ở vùng cấy thứ 1 thì số lượng vi khuẩn 1+: vi khuẩn mọc rất ít.
- Nếu mọc ở vùng cấy thứ 2 thì số lượng vi khuẩn 2+: vi khuẩn mọc ít.
- Nếu mọc ở vùng cấy thứ 3 thì số lượng vi khuẩn 3+: vi khuẩn mọc nhiều.
- Nếu mọc ở vùng cấy thứ 4 thì số lượng vi khuẩn 4+: vi khuẩn mọc rất nhiều.
Tiến hành quan sát hình thái khuẩn lạc, nhuộm Gram và thực hiện các kỹ thuật định danh tên, chủng loại vi khuẩn gây bệnh.
Kết quả cuối cùng trả cho bác sĩ sẽ có 2 dạng:
- Âm tính: không tìm thấy hoặc không phân lập được vi khuẩn/vi nấm gây bệnh.
- Dương tính: phát hiện và định danh được vi khuẩn/vi nấm được coi là gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
Một số tác nhân vi khuẩn gây bệnh trong đường thở được biết đến như: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, H. Influenzae, Klebsiella pneumoniae, trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, vi nấm,...
Xét nghiệm cấy đờm hiện đã và đang được triển khai tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - một trong những đơn vị y tế tư nhân chất lượng hàng đầu hiện nay. Tại đây hội tụ đội ngũ các nhân viên y tế, bác sĩ tay nghề cao, các chuyên gia giáo sư, phó giáo sư hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên khoa y tế trên cả nước. Đảm bảo tư vấn, khám chữa bệnh, xét nghiệm và điều trị hiệu quả, kịp thời.
Hình 4: Hệ thống máy xét nghiệm hàng đầu tại MEDLATEC
Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất khang trang tạo ra một không gian thoải mái khi đến khám và điều trị. Bạn đọc sẽ thấy rất hài lòng về chất lượng chăm sóc và các dịch vụ của chúng tôi.
Trong thời điểm này, khi mà dịch Covid - 19 đang ngày càng nguy hiểm, bạn lo lắng về sức khỏe của mình nhưng lại không muốn đi ra ngoài tránh lây nhiễm? Đừng lo lắng, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC sẽ giúp bạn giải quyết tất cả.
Tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả chính là những gì mà dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà mang đến cho khách hàng. Chỉ với 10.000 đồng chi phí đi lại, bạn đọc hoàn toàn có thể yên tâm chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong mùa dịch Covid - 19 này.
Hãy nhanh tay liên hệ tổng đài 1900 565656 để hưởng những khuyến mại và đặt lịch sớm nhất nào
Từ khóa » Xét Nghiệm Nuôi Cấy đờm
-
Xét Nghiệm Nuôi Cấy đờm định Kỳ | Vinmec
-
Cấy đờm Là Gì? Chỉ định, Quy Trình Thực Hiện & Ý Nghĩa • Hello Bacsi
-
Nuôi Cấy đờm: ý Nghĩa Lâm Sàng Chỉ Số Kết Quả
-
Cấy đờm – Wikipedia Tiếng Việt
-
VS.QTKT.NC.04.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP BỆNH PHẨM ...
-
[PDF] QUY TRÌNH CẤY BỆNH PHẨM HÔ HẤP
-
Kỹ Thuật Lấy đờm Làm Xét Nghiệm đạt Chất Lượng - Phổi Việt
-
Nuôi Cấy đờm - Viện Thẩm Mỹ Lavender
-
XÉT NGHIỆM VI KHUẨN - Đờm - Health Việt Nam
-
Hướng Dẫn Lấy đờm Làm Xét Nghiệm Chẩn đoán Bệnh Lao
-
Lấy Bệnh Phẩm Làm Xét Nghiệm (Máu, đờm, Phân, Nước Tiểu) (P2)
-
Bài Giảng Lấy Bệnh Phẩm Làm Xét Nghiệm (Máu, đờm, Phân, Nước ...
-
Cập Nhật Chẩn đoán Bệnh Lao
-
[PDF] Xét Nghiệm Đàm để Tìm Bệnh Lao - HealthLink BC