Tổng Hợp Về Các Biện Pháp Tu Từ Cùng Những Ví Dụ Chi Tiết Dễ Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Biện pháp tu từ là gì? các biện pháp tu từ, hôm nay chúng ta cùng ôn tập tổng hợp cùng ví dụ cụ thể cho các bạn lớp 6,… lớp 9 có thể hiểu nhanh nhất, cùng kienthucviet.vn tham khảo bài sau:
Các biện pháp tu từ
So sánh
Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Cấu tạo: mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
- Vế A: nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
- Vế B: nêu tên sự vật, sự việc được dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể thay đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Các kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng:
Ví dụ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- So sánh không ngang bằng:
Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Vai trò: Tăng sức gợi hình, gợi cảm trong ca dao, trong thơ, trong miêu tả, trong nghị luận.
Xem thêm: Biểu cảm về cây chuối bài văn lớp 7Nhân hóa
Khái niệm: Nhân hoá là tả hoặc gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Cách sử dụng: Dùng nhiều trong thơ ca, văn miêu tả, thuyết minh.
Ẩn dụ
Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Các kiểu ẩn dụ:
- Ẩn dụ phẩm chất:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
- Ẩn dụ hình thức:
Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
- Ẩn dụ cách thức:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
Xem thêm: Soạn bài đánh nhau với cối xay gió ngữ văn lớp 8Hoán dụ:
Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Các kiểu hoán dụ:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
- Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.
So sánh ẩn dụ và hoán dụ
- Giống nhau: Đều dùng cái này để nói cái khác làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Khác nhau: Ẩn dụ : quan hệ tương đồng (nét giống nhau)
Hoán dụ: quan hệ tương cận (gần gũi).
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ: Khỏe như voi; Chậm như rùa,….
- Nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn,ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Liệt kê
Khái niệm: liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
Các kiểu liệt kê:
- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với lệt kê không tăng tiến.
Điệp ngữ:
Khái niệm: Khi nói hoặc niết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngừ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngừ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Các kiểu điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng:
Vd: Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Xem thêm: Phân tích bài thơ "Trao duyên" trong Truyện kiều của Nguyễn Du(Hồ Chí Minh)
- Điệp ngữ nối tiếp:
Vd: Anh đã tìm em rất lâu,rất lâu
Cô gái ở Thạch Kìm,Thạch Nhọn.
- Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp)
Vd: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
(Chinh phụ ngâm)
Chơi chữ
Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Các lối chơi chữ:
- Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm ( gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,…làm cho câu văn lời nói được hấp dẫn và thú vị.
Các bạn đã vừa xem xong bài viết các biện pháp tu từ, kiên thức tiếp theo là khái niệm từ láy và từ ghép cũng như cách phân biệt, và rất nhiều đề tài môn văn khác được kienthucviet.vn chia sẻ.
Từ khóa » Các Biện Pháp Tu Từ Học Từ Lớp 6 đến Lớp 9
-
Bảng Tổng Kết Các Biện Pháp Tu Từ - Ngữ Văn Lớp 9
-
Các Biện Pháp Tu Từ - Bồi Dưỡng HSG Ngữ Văn 9
-
Các Biện Pháp Tu Từ Từ Lớp 6 đến Lớp 9
-
CÁCH NHỚ PHÂN BIỆT CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LỚP 9 Dễ Dàng
-
Các Biện Pháp Tu Từ Thường Gặp Trong Văn Học Lớp 6, 7, 8, 9
-
Các Biện Pháp Tu Từ đã Học, Khái Niệm Và Tác Dụng ...
-
Top #10 Các Biện Pháp Tu Từ Từ Lớp 6 Đến Lớp 9 Xem Nhiều ...
-
Ôn Tập Về Các Biện Pháp Tu Từ Lớp 6 - Học Tốt
-
Nằm Lòng Các Biện Pháp Tu Từ Lớp 9 Trong Một Nốt Nhạc - CCBOOK
-
12 Biện Pháp Tu Từ Trong Tiếng Việt Thường Gặp Nhất - Newshop
-
Trình Bày Các Biện Pháp Tu Từ Từ Lớp 6 đến Lớp 8 Câu Hỏi 939602
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Nêu Tác Dụng Của Các Biện Pháp Tu Từ đã Học Lớp 6 - Goc Pho