Tổng Quan đặc điểm điều Kiện Tự Nhiên - UBND Tỉnh Quảng Trị
Có thể bạn quan tâm
- Truy cập nội dung luôn
- Trang chủ
- Tổng quan
- Bộ máy tổ chức
- Dịch vụ công
- Đầu tư, Thương mại, Du lịch
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Trị Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị Cơ quan quản lý: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị Chịu trách nhiệm nội dung: Ban biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh
Ghi rõ nguồn "Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị" khi phát hành lại thông tin từ nguồn này
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 45 Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.368.6789 - Fax: 0233.3553.350
Email: congthongtindientu@quangtri.gov.vn
Copyright : 2019 quanngtri.gov.vn. All Rights Reserved .
- Trang chủ
- Tin tức
- Công dân
- Doanh nghiệp
- Du lịch
- Trang chủ
- Tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển KT-XH
Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên
16:16, Thứ Hai, 30-11-2020
In bài Gửi Xem với cỡ chữ : A- A A+
1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 1.1.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16o18 đến 17o10 vĩ độ Bắc, 106o32 đến 107o34 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Quảng Trị nằm ở trung điểm đất nước, là điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Tỉnh Quảng Trị có diện tích là 473.744 ha, có 10 huyện, thị xã, thành phố gồm: Cam Lộ, Đakrông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ và thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị.
1.1.2. Đặc điểm địa hình1.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành các dạng địa hình: Vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; Vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; Kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 - 2000 m, độ dốc 20 - 300 m. Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất.
- Địa hình gò đồi, núi thấp: Có độ cao từ 50 - 250 m, một vài nơi có độ cao trên 500 m, tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50 - 100 m. Loại địa hình này thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.
- Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 30 m. Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi đắp từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; Đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh.
- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định.
1.1.2.2. Đặc điểm địa chất
- Vùng đồng bằng ven biển: Bao gồm các xã nằm phía Ðông quốc lộ 1A kéo dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông.
- Vùng gò đồi:
+ Tiểu vùng đất đỏ Bazan: Thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm, Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha. Ðất có tầng dày trên 1,2 m có tới 6.300 ha. Ðây là hai khối Bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su. Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu là vùng cao su chủ lực của tỉnh.
+ Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng: Được hình thành trên đá mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. Vùng đất này phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường.
- Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: Ở đây núi cao bị chia cắt mạnh, thực vật nghèo. Khu vực Dự án nằm trong đới cấu trúc kiến tạo của đứt gãy sâu bậc như đứt gãy Trường Sơn, đứt gãy Đakrông - Huế. Khu vực vùng công trình bao gồm các thành tạo đá vôi, sét vôi, sét bột kết chứa vôi, phiến sét thuộc các hệ tầng A Ngo (J1an1), hệ tầng Tân Lâm (D1 tl1.2), các đá Granit, Granodiorit thuộc hệ tầng Bến Giằng - Quế Sơn (γδPZ3 bg-qs2) và các đai mạch xâm nhập không phân chia. Đặc điểm địa chất cấu tạo khá phức tạp do các quá trình hình thành tạo đá trong vùng chịu ảnh hưởng địa động lực kiến tạo.
1.1.3. Đặc điểm hệ thống thủy văn
Tỉnh Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1,0 km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Toàn tỉnh có 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu.
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao 500 m, chảy theo hướng từ Tây sang Đông, đổ ra biển tại Cửa Tùng, có chiều dài 76 km. Diện tích lưu vực rộng khoảng 923 km2, trong đó phần diện tích lưu vực thuộc tỉnh Quảng Trị vào khoảng 863 km2. Sông Bến Hải có 4 sông nhánh cấp I và 4 sông nhánh cấp II. Sông Sa Lung là nhánh lớn nhất của sông Bến Hải. Phần thượng nguồn có tên là Rào Quang, bắt nguồn từ độ cao 150 m của vùng đồi phía Tây xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, đổ vào sông Bến Hải ở thượng nguồn cầu Hiền Lương từ phía tả ngạn. Sông Sa Lung dài 41,5 km, diện tích lưu vực 397 km2, chiều dài lưu vực 31 km, độ cao bình quân lưu vực 75 km.
- Hệ thống sông Thạch Hãn: Thạch Hãn là sông lớn nhất của Quảng Trị. Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất (2.727 km2), đổ ra biển ở Cửa Việt. Sông Thạch Hãn có 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và sông Hiếu, 16 nhánh sông cấp II, 6 sông cấp III. Sông nhánh cấp I lớn nhất của sông Thạch Hãn là sông Rào Quán có tổng chiều dài là 42 km bắt nguồn từ Động Sá Mùi trên 1500 m ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lưu vực sông Rào Quán có diện tích 244 km2, độ cao trung bình 517 m.
Vĩnh Phước là sông nhánh cấp I ở phía tả ngạn sông Thạch Hãn, bắt nguồn từ vùng đồi cao 400 m ở phía Tây xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Có chiều dài 59 km, diện tích lưu vực 285 km2.
Sông Hiếu (còn gọi là sông Cam Lộ) là sông nhánh ở phía tả ngạn sông Thạch Hãn, bắt nguồn từ vùng núi Đông Trường Sơn ở độ cao 1425 m, chảy theo hướng Tây Tây Nam - Đông Đông Bắc qua thành phố Đông Hà, đổ vào sông Thạch Hãn tại ngã ba Gia Độ, có chiều dài 78 km, diện tích lưu vực 535 km2.
Về phía hạ lưu, Sông Thạch Hãn được nối với sông Bến Hải bởi sông đào Cánh Hòm và nối với sông Ô Lâu bởi sông đào Vĩnh Định.
- Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh): Được hợp lưu bởi hai nhánh sông chính là Ô Lâu ở phía Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Sông Ô Lâu bắt nguồn từ độ cao khoảng 900 m của vùng rừng núi thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích lưu vực của hai nhánh sông 926 km2, chiều dài 99 km, diện tích lưu vực thuộc tỉnh Quảng Trị 233 km2. Phần thượng lưu của sông Ô Lâu chảy trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế, chỉ có một đoạn hạ lưu chảy qua tỉnh Quảng Trị và làm thành đường ranh giới phía Đông Nam giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi vòng qua vùng cát phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị, sông chính Ô Lâu lại chảy sang địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và đổ vào phá Tam Giang qua cửa Lác, đổ ra Biển Đông qua cửa Thuận An.
- Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy theo hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kông. Các nhánh điển hình là sông Sê Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù Bai, Hướng Lập.
+ Sông Sê Pôn - Sê Păng Hiêng:Bao gồm sông Sê Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn Đồn Biên phòng Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa). Sông Sê Pôn bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000 m thuộc nước Lào, chảy về biên giới Việt - Lào và tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia. Sông có chiều dài 59 km, phần lưu vực thuộc Quảng Trị là 425 km2.
+ Sông Sê Păng Hiêng bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1200 m ở phía Tây Trường Sơn thuộc vùng Đông Bắc xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa có chiều dài là 37km và diện tích lưu vực thuộc Quảng Trị là 195 km2. Sông Sê Păng Hiêng và Sông Sê Pôn hợp nhất trên địa phận nước Lào và đổ vào hệ thống sông Mê Kông.
- Hệ thống suối: Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp.
- Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều, gần ½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. Mực nước đỉnh triều tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đến tháng 7. Biên độ triều lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao động từ 0,1 - 1,1 m. Độ lớn triều vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5 m.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Điều kiện khí hậu mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa của tỉnh Quảng Trị, chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Khí hậu phân thành 2 mùa: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9, có sự xuất hiện của gió Tây Nam khô nóng làm cho mức nhiệt tăng, độ ẩm giảm thấp. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ giảm kèm theo mưa bão và lũ lụt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24,9 - 26,5oC, có xu hướng tăng rõ rệt so với nhiều năm trước. Giai đoạn 2015 - 2019 nằm trong chu kỳ tăng nhiệt độ tại Quảng Trị. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 22oC ở đồng bằng, dưới 20oC ở độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ cao trung bình 29,7oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên tới 31,8oC (tháng 6 năm 2019). Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 10 - 12oC [5]. So với giai đoạn 2010 - 2014 (24 - 25oC), nhiệt độ có xu hướng tăng từ 0,9 - 1,5 oC vào giai đoạn 2015 - 2019.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.900 - 2.500 mm. Lượng mưa nhiều tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 (chiếm 65 - 75% lượng mưa cả năm). Số ngày mưa phân bố không đều, dao động trong năm từ 154 - 190 ngày, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có 17 - 18 ngày mưa. Lượng mưa bình quân 5 năm là 2.166 mm [5]. So với giai đoạn 2010 - 2014 (2.200 - 2.500 mm), lượng mưa bình quân hằng năm có sự biến động không lớn vào giai đoạn 2015 - 2019.
- Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm trung bình năm khoảng 81 - 85%, các tháng có độ ẩm cao thường là các tháng mùa mưa (tháng 02, 11, 12). Vào mùa khô độ ẩm thấp hơn nhiều, đặc biệt vào thời kỳ có gió Tây Nam hoạt động, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất chỉ còn 66% (tháng 6) [5]. So với giai đoạn 2010 - 2014 (83 - 88%), độ ẩm có xu hướng giảm từ 2 - 3% vào giai đoạn 2015 - 2019.
- Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 - 6 giờ/ngày, có sự phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt, tổng số giờ nắng rơi vào các tháng mùa hạ, trung bình hàng năm là 1873 giờ. Với số giờ nắng phân hóa không đều trong năm, những tháng mùa hạ thường có số giờ nắng cao gấp 2 đến 3 lần mùa đông. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8 đạt trên 200 giờ [5]. So với giai đoạn 2010 - 2014 (1875 giờ), số giờ nắng ít có sự biến động vào đoạn 2015 - 2019.
- Gió, bão và áp thấp nhiệt đới: Các hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, Đông Bắc và đặc biệt là gió Tây Nam khô nóng. Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau. Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từ hạ tuần tháng 2 và kết thúc vào trung tuần tháng 9. Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8. Trong các tháng này có nhiều ngày có gió, riêng tháng 6, 7 có đến 10 - 16 ngày tốc độ gió lớn. Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường là các cơn bão số 7, 8, 9 và 10 [5]. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp triều cường trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở vật chất kỹ thuật và mùa màng. Thời tiết, khí hậu khá khắc nghiệt đã gây bất lợi cho sản xuất và đời sống, điều kiện lao động khó khăn, năng suất lao động giảm.
Share twitter Quay lại trang trước Các tin khác- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (30/11/2020)
-
Tin tức nổi bật
-
Tin khắp nơi trong tỉnh
Từ khóa » Tổng Sa Lung
-
Hương ước: Làng Nhân Lung, Tổng Sa Lung, Huyện Nam Trực, Tỉnh ...
-
Làng Thượng Đồng, Tổng Sa Lung, Phủ Nam Trực, Tỉnh Nam Định
-
Sông Sa Lung (Quảng Trị) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đồng Sơn, Nam Trực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sa Lung Một Rẻo - Báo Thái Nguyên
-
Tổng Hợp Một Số Bài Tập Chữa đau Lưng đơn Giản Tại Nhà
-
Mông Lung Dòng Sa Lung - Báo Nhân Dân
-
Giới Thiệu Chung | Drupal - Huyện Hữu Lũng
-
Điện Máy Xanh Xã Lũng Hòa, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc ...
-
Nghệ An: Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng Lô Bán Toàn Bộ Dự án Gần ...
-
CÁC TRƯỜNG CỤM SỐ 2 XÃ LÙNG THẨN TỔ CHỨC TỔNG KẾT ...
-
Haiti Truy Lùng Cựu Quan Chức Liên Quan Vụ ám Sát Tổng Thống
-
5. XÃ LŨNG VÂN: - Trang 6 - UBND Huyện Tân Lạc
-
Tổng Quan Về Điện Biên