Tổng Quan & đổi đơn Vị áp Suất Trong Công Nghiệp

Trong quá trình phân phối, bán và tư vấn sản phẩm cho khách hàng, Tuấn Hưng Phát gặp nhiều những vấn đề thắc mắc và câu hỏi của khách hàng liên quan đến áp suất. Đây là một yếu tố có trong những chỉ số của sản phẩm liên quan đến van công nghiệp.

Với bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin để bạn có cái nhìn tổng quan về áp suất, qua đó bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và vận dụng tốt vào việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho hệ thống lắp đặt.

Công cụ chuyển đổi đơn vị áp suất từ “Mpa to Bar” và ngược lại từ “Bar to Mpa”

Nhập số liệu cẩn chuyển đổi ở ô “bên trái” và đọc kết quả bên ô “bên phải”. Nhấn vào nút chuyển đổi để chuyển từ “Mpa to Bar” và ngược lại từ “Bar to Mpa”

Chuyển Mpa To Bar Chuyển Bar To Mpa

MpaToBar

Các thông tin tổng quan về áp suất & các đơn vị đo áp suất dùng trong công nghiệp

Áp suất là gì

Trong một hệ thống đường ống lắp đặt, bình chứa…các lưu chất (có thể là chất lỏng hoặc chất khí) luôn tạo nên một lực tác động vào thành của đường ống, bình chứa và lực tác động ấy chúng ta gọi nó là áp suất. Áp suất này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất của lưu chất, thể tích và nhiệt độ của lưu chất.

Hiện tại có rất nhiều đơn vị đo áp suất như mbar, bar, psi, kg/cm2, Kpa, Mpa…Bên cạnh đó, ở ngoài thị trường khi bạn muốn tìm mua những sản phẩm có liên quan đến việc đo áp suất thì cũng sẽ bắt gặp rất nhiều những mẫu mã với những tiêu chuẩn khác nhau do tiêu chuẩn sản xuất của mỗi đơn vị, mỗi quốc gia sẽ khác nhau, qua đó gây nên những bối rối cho người dùng. Nên nếu bạn đang gặp vấn đề về những đơn vị đo áp suất, hãy đọc tiếp nhé

Các đơn vị đo áp suấtKý hiệu
PascalPa
KilopascalKpa
Mega PascalMpa
BarBar
Pounds per square inchPsi
Atmotpheatm

Danh sách quy đổi các đơn vị đo áp suất theo đơn vị 1 bar chuẩn

1 bar = 100000 Pa (Pascal) 1 bar = 0.1 Mpa (megapascal) (Nếu bạn đang thắc mắc: 1 bar bằng bao nhiêu mpa? thì đây là con số chính xác cho bạn nhé!) 1 bar = 1.02 kgf/cm2 1 bar = 100 kPa (kilopascal ) 1 bar = 1000 hPa (hetopascal) 1 1 bar = 1000 mbar (milibar) 1 bar = 10197.16 kgf/m2 1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere) 1 bar = 1.02 technical atmosphere 1 bar = 0.0145 Ksi (kilopoud lực trên inch vuông) 1 bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông) 2 1 bar = 2088.5 (pound trên foot vuông) 1 bar = 10.19 mét nước (mH2O) 1 bar = 401.5 inc nước (inH2O) 1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O) 1 bar = 29.5 inHg (inch of mercury) 1 bar = 75 cmHg (centimetres of mercury) 1 bar = 750 mmHg (milimetres of mercury) 1 bar = 750 Torr

1 Hpa là gì?: là ký hiệu viết tắt của hectopascal, đây là đơn vị đo lường áp suất phổ biến của Mỹ, tùy nhiều nơi sẽ có từng tên gọi đơn vị khác nhau như là kilopascal (kPa), hoặc gọi là atmotphe (atm).

2 Đơn vị Psi là gì?: PSI là đơn vị đo lường áp suất của Mỹ. PSI là viết tắt của từ Pound per Square Inch nghĩa là Pound trên mỗi Inch vuông. Bạn thấy các đơn vị như pound, inch có quen thuộc không, đó đều là những đơn vị đo lường thông dụng của Mỹ. Qua danh sách ở phía trên, bạn có thể thấy 1 psi bằng ~0.69 bar.

Quy đổi các đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI)

Đơn vị đo Pascal

Là đơn vị dẫn xuất trong SI nghĩa là nó được suy ra từ các đơn vị đo cơ bản khác: 1Pa = 1N/m2 = 0,981kg/m s-2

Kgf/cm2 và kg/cm2

  • Đơn vị kgf là gì?

Đơn vị kgf là đơn vị để đo tải trọng, tuy nhiên trong kỹ thuật người ta thường dùng kg (kilogam) và chữ f sau được hiểu là lực (force).

Lực (N) là một đại lượng vật lý để biểu thị sự tương tác giữa các vật thể và làm thay đổi trạng thái chuyển động.

1N = 1kg m/s2

Người ta có thể dùng đơn vị kgf để thay cho N cụ thể chuyển đổi ( lấy gia tốc trọng trường chuẩn bằng 9.80665)

    • 1kgf = 9.8N với các phép đo sai số 0.1%
    • 1kgf=10N với các phép đo sai số cho phép là 0.2%

Ngoài ra 1 kgf= 0.98kg

  • Đơn vị kgf/cm2 là gì?

Đơn vị kgf/cm2 là một đơn vị đo áp suất và quy đổi được sang các đơn vị áp suất khác, ví dụ như:

    • 1 kgf/cm² = 0.098067 Megapascals
    • 1 kgf/cm² = 0.980665 Bar
    • 1 kgf/cm² = 10000 kgf/m²
    • 1 kgf/cm² = 98066.52 Pascals
    • 1 kgf/cm² = 98066.52 N/m2
  • Đổi square feet sang mét vuông

Theo thuật ngữ mét, một foot vuông là một hình vuông có cạnh dài 0,3048 mét. Một foot vuông tương đương với 0,09290304 mét vuông.

Chuyển đổi Feet vuông sang Mét vuông: m² =ft²/10.764

Hiện nay giá trị được quốc tế công nhận chính xác là: 1 pound = 0,45359237 kg

1 inch to mm

1inch chuyển đổi sang mm là 25.4mm. Hoặc bạn có thể gõ trên google với truy vấn “1 inch to mm” sẽ ra kết quả nhé.

Hoặc bạn có thể xem bảng quy đổi các đơn vị đo áp suất & lực ép dưới đây

Bảng quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất

Công thức tính áp suất

Để tính áp suất, người ta tính theo công thức sau:

P=F/S

Trong đó:

  • P là áp suất (đơn vị: N/m2N/m2, Pa, Bar, PSI, mmHg…)
  • F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép, có đơn vị là N
  • S là diện tích bị ép, đơn vị của S là m2m2
  • Pa là đơn vị đo của áp suất, đơn vị Pascal

Để tính được áp suất chuẩn nhất, người sử dụng cũng có thể quy đổi các đơn vị đo áp suất như sau:

  • 1Pa = 1 (N/m2N/m2) = 10 –5 Bar
  • 1 mmHg = 133,322 (N/m2N/m2)
  • 1Pa = 1 (N/m2N/m2) = 760 mmHg (Đây là cách đổi mmhg sang pa)

Những cách điều chỉnh áp suất theo ý muốn

Cách để làm tăng áp suất

Nếu bạn muốn tăng làm tăng áp suất, có thể dùng một trong các cách dưới đây:

  • Tăng áp lực tác động nhưng vẫn giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.
  • Tăng lực tác động theo hướng vuông góc và giảm diện tích bề mặt bị ép.
  • Tăng diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

Cách để làm giảm áp suất

Cũng như việc tăng áp suất thì việc giảm áp suất cũng được tiến hành theo một số cách dưới đây:

  • Giảm áp lực tác động, đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép.
  • Giảm áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép.
  • Giảm diện tích bề mặt bị ép và giữ nguyên áp lực.

P/N là gì?

P/N là ký hiệu của cụm từ Pressure Nominal có nghĩa là áp suất danh nghĩa.

Đây chính là áp suất tương đương với áp suất vận hành của thiết bị. Cho phép thiết bị hoạt động một cách ổn định nhất. Hay còn gọi là áp lực thủy tĩnh tối đa mà các thiết bị, vật dụng ống nước có thể chịu được và hoạt động một cách nhanh chóng, ổn định và liên tục trong thời gian dài.

PN là các thông số được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống của nước, hệ thống khí có sử dụng áp suất. Đối với loại ký hiệu p/n này chúng ta thường gặp ở các ống nước, các vật tư thiết bị nước trong đó cần phải kể đến như đường ống, khớp nối mềm, van công nghiệp hoặc mặt bích,…

Ký hiệu của P/N trong hệ thống ống nước

Bạn sẽ gặp các ký hiệu P/N trong hệ thống ống nước thường gặp là PN10 & PN16.

PN 2,5: Áp suất tối đa 2,5 bar

PN 4: Áp suất tối đa 4 bar

PN 6: Áp suất tối đa 6 bar

PN10 là gì?

PN10 là thông số áp suất làm việc tối đa của thiết bị đó trong điều kiện thủy tĩnh và hoạt động liên tục là 10bar (Tương đương khoảng 10kg/cm2).

PN16 là gì?

PN16 là thống số chỉ áp lực làm việc tối đa của thiết bị đó trong đều kiện vận hành liên tục ở nhiệt độ 20 độ C là 16bar.

Tương tự ta có PN25 là 25bar, PN40 là 40bar, PN63 là 63bar. Các loại thiết bị áp lực cao có thể lên tới PN100, PN200, PN300…tương ứng với số bar áp suất của chúng.

Áp suất thủy tĩnh là gì?

Áp suất thủy tĩnh có nghĩa là áp suất được tạo ra từ chất lỏng đứng yên. Có thể kể đến một ví dụ như khi bạn đổ nước vào trong chai thì áp suất sẽ tác động vào đáy chai và thành chai. Để đo áp suất thủy tĩnh người ta thường sử dụng cảm biến áp suất thủy tĩnh.

Ngoài ra, có thể bạn sẽ thắc mắc chênh lệch áp suất là gì?. Thì có thể hiểu Chênh lệch áp suất là sự khác biệt trong áp suất giữa hai điểm được đo giá trị áp suất.

Công thức tính áp suất chất lỏng

Áp suất chân không là gì?

Áp suất chân không hay còn gọi là độ chân không là số đo áp suất của lượng vật chất có trong một khoảng không gian nhất định và được tính bằng nhiều đơn vị khác nhau như Torr, mBar, Pa, mmHg [abs]…

Áp suất chân không được quy định khi khoảng không gian có áp suất chân không càng cao thì lượng vật chất tồn tại trong đó càng ít.

Áp suất chân không đạt 0 Torr hoặc 0 kpa [abs] thì được coi là chân không tuyệt đối – không có vật chất bên trong.

Hay nói cách khác, một mức độ chân không thấp hơn biểu thị một áp suất cao hơn và ở một mức độ chân không càng cao thì thể hiện áp suất càng thấp.

THAM KHẢO THÊM

  • Cách chuyển đổi đơn vị chiều dài từ Inch sang milimét

Ứng dụng của áp suất trong công nghiệp

Là một khái niệm phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực từ dân dụng, quân sự đến công nghiệp. Trong đó có cả những sản phẩm van từ Tuấn Hưng Phát như van bướm, van bi, van công nghiệp Hàn Quốc cùng rất nhiều loại van công nghiệp khác. Hi vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và giải đáp câu hỏi các câu hỏi phổ biến về áp suất.

Nếu bạn đang tìm kiếm các loại van công nghiệp cho hệ thống lắp đặt của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

  • Địa chỉ: LK37/11 KĐT Phú Lương, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline0915.891.666
  • Website: https://tuanhungphat.vn/
  • Email: Kinhdoanh@tuanhungphat.vn
  • Fanpage: FB.com/tuanhungphat.vn
4.9/5 - (18 bình chọn)

Từ khóa » N/m2 M/s2