Tổng Quan Dự Báo Tình Hình Kinh Tế Thế Giới Quý II Và ... - Consosukien
Có thể bạn quan tâm
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
I. XU HƯỚNG KINH TẾ VĨ MÔ TOÀN CẦU 1. Tại thời điểm tháng 6/2022, các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 so với các dự báo đưa ra trước đó. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 01/2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 ở mức 3,6%, thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2022. Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo sẽ chậm lại và chỉ đạt mức 3%, thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 12/2021. Theo Liên hợp quốc, nền kinh tế toàn cầu hiện được dự báo chỉ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022, điều chỉnh giảm 0,9 điểm phần trăm so với dự báo được công bố vào tháng 01/2022. Ảnh hưởng sau hơn hai năm đại dịch, cùng với tác động lan tỏa từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na, việc thực hiện các biện pháp phong tỏa thường xuyên và trên phạm vi rộng ở Trung Quốc, hoạt động kinh tế của các nền kinh tế bị kìm hãm do giá năng lượng tăng, điều kiện tài chính kém thuận lợi và gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na là những nguyên nhân dẫn đến tất cả các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. WB dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm xuống gần một nửa trong năm 2022, từ 5,1% năm 2021 xuống còn 2,6%, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 1/2022. Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng được dự báo sẽ giảm khoảng một nửa trong năm nay, từ mức 6,6% năm 2021 xuống còn 3,4% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2022. 2. Tổng quan biến động thị trường thế giới Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm trong nửa đầu năm 2022. Thước đo thương mại hàng hóa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong tháng 5/2022 cho thấy xung đột ở U-crai-na và các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch gần đây ở Trung Quốc đang làm suy giảm thương mại hàng hóa toàn cầu trong nửa đầu năm 2022. Giá trị trong tháng 3/2022 của thước đo thương mại là 99,0, vẫn thấp hơn so với giá trị cơ sở 100. Trong tháng 4/2022, WTO dự báo tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa thế giới là 3,0% cho năm 2022, giảm so với mức tăng 4,7% được dự báo vào tháng 10/2021. WB dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ chậm lại, đạt 4% trong năm 2022. Giá cả và lạm phát tăng. Giá hàng hóa tiếp tục tăng cao trong nửa đầu năm 2022 do nhu cầu phục hồi trong bối cảnh sản xuất một số mặt hàng bị hạn chế cũng như tác động của xung đột giữa Nga và U-crai-na dẫn đến sự gián đoạn lớn đối với sản xuất và thương mại, đặc biệt những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nga và U-crai-na, bao gồm năng lượng và lúa mì. Giá các sản phẩm dầu, đặc biệt là dầu diesel và xăng tăng cao hơn nhiều so với giá dầu thô do công suất lọc dầu không đủ và hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế của Nga bị gián đoạn. Giá năng lượng được dự báo sẽ tăng 52% trong năm 2022, cao hơn 47 điểm phần trăm so với dự báo trước đây của WB. Giá dầu thô Brent được dự báo sẽ ở mức trung bình 100USD/thùng. Giá nông sản được dự báo sẽ tăng 18% trong năm 2022, cao hơn các dự báo trước đó. Giá phân bón dự kiến sẽ tăng gần 70% năm 2022. Giá kim loại tiếp tục tăng trong năm 2022, dự kiến sẽ tăng 12%, một mức tăng đáng kể so với các dự báo trước đó. Giá nhôm và niken tăng khoảng 30%. IMF dự báo lạm phát là 5,7% ở các nền kinh tế phát triển và 8,7% ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, cao hơn 1,8 và 2,8 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2022. Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt. Theo WB, lạm phát tăng dẫn đến kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ diễn ra nhanh hơn trên toàn thế giới. Lợi tức trái phiếu của các nền kinh tế phát triển đã tăng rõ rệt và các thước đo về biến động vốn chủ sở hữu đã tăng liên tục, ảnh hưởng đến việc định giá tài sản rủi ro. Kể từ đầu năm, chứng khoán Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro đã giảm lần lượt khoảng 13% và 12%. Cuộc xung đột Nga và U-crai-na đã làm tăng giá đồng đô la Mỹ so với đồng tiền của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, dẫn đến gia tăng chi phí giải quyết các khoản nợ trên toàn cầu. Ngày 15/6/2022, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm để đối phó với tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, Fed nâng lãi suất lên mức này. Fed có thể thảo luận việc nâng lãi suất thêm 0,75 hay chỉ 0,5 phần trăm trong phiên họp kế tiếp vào cuối tháng 7/2022. Số giờ làm việc đã giảm. Dự báo mới nhất của ILO cho thấy mức giờ làm việc dự kiến trong Quý II/2022 thấp hơn 4,2% so với mức trước đại dịch, tương đương với 123 triệu việc làm toàn thời gian. Dòng vốn FDI toàn cầu. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD dự báo động lực tăng trưởng của năm 2021 không thể duy trì và dòng vốn FDI toàn cầu năm 2022 có thể sẽ đi xuống hoặc đi ngang. Một số nhân tố rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế thế giới. IMF nêu 8 rủi ro nổi bật nhất trong năm 2022. Báo cáo đầy đủ đã nêu rõ 8 rủi ro này. II. TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ Dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đều được điều chỉnh giảm. 1. Hoa Kỳ. Theo UNDESA, tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,6% trong năm 2022, điều chỉnh giảm 0,9 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 01/2022, trong bối cảnh áp lực lạm phát cao, siết chặt chính sách tiền tệ và tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na. WB dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ chỉ đạt 2,5% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm so với mức dự báo trong tháng 01/2022. OECD nhận định tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ dự báo sẽ giảm mạnh từ mức 5,7% năm 2021 xuống còn 2,5% năm 2022. Chỉ số nhà quản trị mua hàng tổng hợp (PMI) trong tháng 5/2022 của Hoa Kỳ được điều chỉnh giảm nhẹ so với số ước tính sơ bộ, ở mức 53,6 điểm, thấp hơn đáng kể so với mức 56,0 điểm trong tháng 4/2022. Trading Economics dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ Quý II/2022 tăng 2,2% so với quý trước và tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2021. 2. Khu vực đồng Euro. Theo WB, hoạt động kinh tế khu vực đồng Euro trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm do tác động của xung đột giữa Nga và U-crai-na (làm gián đoạn chuỗi cung ứng, căng thẳng tài chính gia tăng và suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp) và việc tái bùng phát đại dịch Covid-19 trước đó. Tăng trưởng khu vực đồng Euro năm 2022 dự báo chỉ đạt 2,5%, điều chỉnh giảm 1,7 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 01/2022. UNDESA dự báo GDP khu vực đồng Euro tăng trưởng ở mức 2,7% năm 2022, điều chỉnh giảm 1,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 01/2022. Theo OECD, tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro giảm từ mức 5,3% năm 2021 xuống 2,6% năm 2022. Lạm phát cơ bản dự báo ở mức 7% năm 2022, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Chỉ số PMI tổng hợp trong tháng 5/2022 của khu vực đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, ở mức 54,8 điểm, giảm 1 điểm so với mức 55,8 điểm của tháng 4/2022. GDP Quý II/2022 của khu vực đồng Euro theo dự báo của Trading Economics không tăng so với Quý I/2022 và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. 3. Nhật Bản. Theo WB, hoạt động kinh tế của Nhật Bản đã chậm lại trong nửa đầu năm 2022 trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm và các điều kiện bên ngoài không thuận lợi. WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản xuống còn 1,7% năm 2022, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 01/2022. Theo OECD, tăng trưởng GDP của Nhật Bản năm 2022 được dự báo đạt 1,7%. Giá hàng hóa cao hơn sẽ đẩy lạm phát tăng lên mức gần 2,5% vào cuối năm 2022, nhưng lạm phát cơ bản được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp. Chỉ số PMI tổng hợp tháng 5/2022 của Nhật Bản đạt 52,3 điểm, cao hơn mức 51,1 điểm trong tháng 4/2022. Đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp trong hoạt động của khu vực tư nhân, chủ yếu là lĩnh vực du lịch. Lĩnh vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng, giá trị sản xuất và đơn đặt hàng mới của ngành này đều tăng cao nhất kể từ tháng 11/2021. Theo Trading Economics, GDP Quý II/2022 của Nhật Bản dự báo tăng 1,0% so với quý trước và tăng 0,5% so với Quý II/2021. 4. Trung Quốc. Theo WB, hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể, chủ yếu do bùng phát đại dịch Covid-19 và áp dụng chính sách phong tỏa nghiêm ngặt, chi tiêu dùng giảm. Đầu tư thương mại và sản xuất đã mất đà do nguồn cung bị gián đoạn và tác động tiêu cực của xung đột ở U-crai-na. Theo đó, WB dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 4,3% trong năm 2022, điều chỉnh giảm 0,8 điểm phần trăm. OECD dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 4,4% năm 2022, điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trong tháng 3/2022. Lạm phát của Trung Quốc được dự báo ở mức 2% năm 2022. Chỉ số PMI tổng hợp của nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 5/2022 đã tăng lên 42,2 điểm từ mức thấp nhất trong 26 tháng (37,2 điểm trong tháng 4/2022). Trading Economic dự báo GDP Quý II/2022 của nền kinh tế này tăng 1,5% so với quý trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. 5. Đông Nam Á. Trong khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định tăng trưởng năm 2022 của In-đô-nê-xi-a đạt 5,0%, Phi-li-pin đạt 6,0%, Thái Lan đạt 3,0%, Xin-ga-po đạt 4,3%, Ma-lai-xi-a đạt 6,0% và Việt Nam đạt cao nhất ở mức 6,5%. Theo Trading Economics, dự báo tăng trưởng QII/2022 so với cùng kỳ năm trước của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Thái Lan, Xin-ga-po lần lượt đạt 3,6%, 5,9%, 7,0%, 5,0% và 2,5%. 6. Việt Nam Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2022, WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,8% trong năm 2022, cao hơn so với dự kiến tăng trưởng của Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 4/2022, IMF dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 đạt mức 6%. Theo ADB, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 được dự báo đạt 6,5% khi nền kinh tế dần phục hồi nhờ tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao, sự chuyển đổi sang cách tiếp cận ngăn chặn đại dịch linh hoạt hơn, mở rộng thương mại và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ. Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam đạt 6,5%, cùng với Phi-li-pin dẫn đầu tăng trưởng khu vực ASEAN. Trading Economic nhận định tăng trưởng GDP Quý II/2022 so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam đạt 3%.
Biểu 1. Tốc độ tăng trưởng GDP Quý II năm 2022 của một số quốc gia
Đơn vị tính: %
|
18/10/2024
Dự báo tình hình kinh tế thế giới quý III và 9 tháng đầu năm 202406/10/2024
Sáng kiến Data For Now giúp tăng cường năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định cấp địa phương25/09/2024
CPI Mỹ tăng thấp nhất trong 3 năm16/09/2024
Trung Quốc tăng tốc xuất khẩu, tạo cú hích cho nền kinh tế12/09/2024
Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý II/202404/09/2024
Mực nước biển dâng cao: Mối đe dọa cấp bách đối với nhân loại02/09/2024
Kinh tế số toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% mỗi năm từ năm 2023 đến năm 202824/08/2024
Dự báo tăng trưởng quý II năm 2024 của một số nền kinh tế01/07/2024
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 lạc quan hơn so với các dự báo đưa ra trước đó29/06/2024
CPI tháng Năm của Mỹ tăng thấp hơn dự báo13/06/2024
Nga tham vọng lọt Top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 203009/05/2024
Kinh tế Mỹ đuối sức trong quý I/202426/04/2024
Trung Quốc: Thu hút FDI trong quý I giảm mạnh22/04/2024
Ứng phó với già hóa dân số - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc17/04/2024
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý I năm 202405/04/2024
Lạm phát tại Mỹ tăng 0,4% trong tháng 2/202414/03/2024
Dân số khu vực Đông Nam Á đang già đi nhanh chóng14/03/2024
Đảm bảo chất lượng dữ liệu hành chính sử dụng trong sản xuất thông tin thống kê - Kinh nghiệm từ thống kê Mỹ27/11/2023
Dự báo kinh tế toàn cầu năm 202328/09/2023
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý I và năm 202329/03/2023
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý III và cả năm 202230/09/2022
Các nền kinh tế ASEAN đang trên đà phục hồi trở lại18/08/2022
Rác thải nhựa đại dương những con số đáng báo động06/06/2022
Dự báo tình hình kinh tế thế giới quý I và cả năm 202228/03/2022
Già hóa dân số ở một số nước châu Á21/01/2022
Phụ nữ và trẻ em thế giới trước tác động của đại dịch Covid-1923/12/2021
Châu Á lại oằn mình với sóng dữ Covid-1910/09/2021
ASEAN- Một số kết quả ban đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững03/12/2020
Châu Á - Đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới07/10/2020
Cuộc chiến chống nghèo đói trên thế giới và những tác động từ đại dịch Covid-1909/09/2020
Trung Quốc - Đối tác quan trọng của khu vực ASEAN10/08/2020
Thái Lan đối mặt với già hóa dân số07/11/2019
Nhiều dấu hiệu về mối lo nền kinh tế Mỹ suy thoái30/08/2022
Di cư quốc tế với tác động từ biến cố toàn cầu08/04/2022
Sách hay: Niên giám thống kê ASEAN 202008/02/2022
Tin tức nổi bật Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024 Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh Đại hội Đại biểu lần thứ XXVI - Nhiệm kỳ 2020-2025 (Đảng bộ Tổng cục Thống kê) Video Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiếnĐánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếuTẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 165 Tổng truy cập: 54.897.032 TopTừ khóa » Toàn Cảnh Kinh Tế Thế Giới 2021
-
Kinh Thế Thế Giới Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022 - Chi Tiết Tin
-
Toàn Cảnh Kinh Tế Thế Giới Năm 2021 - VnEconomy Emagazine
-
Bức Tranh Kinh Tế Thế Giới Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022
-
Tổng Quan Kinh Tế Thế Giới Quý IV Và Năm 2021
-
Tổng Quan Dự Báo Tình Hình Kinh Tế Thế Giới Quý II Và Cả Năm 2022
-
Kinh Tế Thế Giới Năm 2021 Và Dự Báo Năm 2022
-
Nhìn Lại Nền Kinh Tế Thế Giới Trong Năm 2021 Và Những Dự Báo Cho ...
-
Bức Tranh Kinh Tế Thế Giới Năm 2021 | VTV.VN
-
'Bắt Mạch' Kinh Tế Thế Giới 2021 - Đài PTTH Tuyên Quang
-
Triển Vọng Kinh Tế Toàn Cầu Xấu đi Sẽ ảnh Hưởng đà Phục Hồi Trong ...
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank
-
Báo Cáo Thường Niên Kinh Tế Việt Nam 2022 - Hà Nội - VNU
-
Kinh Tế Thế Giới Năm 2021 Phục Hồi Nhanh Hơn Kỳ Vọng - VOV
-
Kinh Tế Việt Nam Năm 2021 Và Triển Vọng Năm 2022