Tổng Quan Giai Cấp Quý Tộc Anh | Facebook

FacebookTham gia hoặc đăng nhập Facebook   Email hoặc điện thoạiMật khẩuBạn quên tài khoản ư?Đăng nhậpBạn có muốn tham gia Facebook không?Đăng kýĐăng kýTổng quan giai cấp quý tộc AnhTường Lâm·Chủ nhật, 10 tháng 5, 2020·Nhóm công khaiBài tổng hợp quy định sử dụng tước vị và lễ phục của quý tộc trong các lễ đăng quang.

Tước vị

Tầng lớp quý tộc Anh là một hệ thống pháp lý bao hàm nhiều tước vị, trong đó gồm nhiều cấp bậc khác nhau, tạo thành một thành phần trong chế độ giai cấp của Anh. Các quý tộc được phong tước bởi Anh Quốc chủ, cũng như các tước vị trong vương thất, những tước vị này chính thức được thừa nhận bởi một đạo dụ của Quốc chủ được đóng dấu bằng một con ấn gọi là [Great Seal of the Realm]. Chính phủ là bộ phận có trách nhiệm tiến cử với Quốc chủ cá nhân nào nên được nâng lên hàng quý tộc, sau khi người này được xem xét và thông qua bởi Ủy ban bổ nhiệm Thượng viện. Ngày nay, chỉ các hậu duệ xa của Quốc chủ được phong tước trong hàng quý tộc mới được thừa nhận là quý tộc, lý do là các đảng cầm quyền đã không còn tiến cử bất kỳ người không có dòng máu vương thất (non-royal) nào lên địa vị quý tộc nữa, những non-royal cuối cùng được nâng lên địa vị quý tộc đều được tiến cử dưới thời Margaret Thatcher.Quý tộc có năm cấp bậc từ cao xuống thấp như sau:
  • Duke (Công tước)
  • Marquess (Hầu tước)
  • Earl (Bá tước)
  • Viscount (Tử tước)
  • Baron (Nam tước)
Tước vị quý tộc chia ra 2 dạng là “chính danh” và “kế thừa”. Ví dụ:
  • Charles Spencer, em trai Lady Diana Spencer giữ tước vị [Bá tước Spencer thứ 9] dạng “chính danh”.
  • Vương tử Edward hiện tại giữ tước vị [Bá tước xứ Wessex], là một tước vị “kế thừa” vì ông sẽ kế thừa tước vị [Công tước xứ Edinburgh] sau khi Vương tế Philip qua đời.

Công tước - Duke

Đây là địa vị cao nhất trong hàng quý tộc Anh. Hàng Công tước phân ra hai bậc là royal dukesnon-royal dukes. Trong đó royal dukes là những Công tước thuộc vương thất và được giữ kính xưng [His Royal Highness]. Còn non-royal dukes là những Công tước thuộc giới quý tộc và được giữ kính xưng [His Grace].Quân vương Anh cũng được nhận doanh thu từ Công quốc Lancaster, do đó còn giữ thêm tước vị [Công tước xứ Lancaster]. Vì các tước vị quý tộc đa phần đều được truyền qua nam hệ nên danh xưng [Duchess] thường để nói tới vợ của Công tước. Do đó dù Quốc chủ là Nữ vương vẫn sẽ dùng tước vị [The Duke of Lancaster] chứ không dùng [Duchess].Một Công tước giữ tước vị và kính xưng đầy đủ là “His Grace The Duke of [X]”, khi giao tiếp được gọi bằng “Your Grace”. Các con trai của vị Công tước được sử dụng danh xưng “Lord tên thánh + họ” và các con gái dùng danh xưng “Lady tên thánh + họ” cùng kính xưng [The Right Honorable]. Đối với việc ký các tài liệu, chữ ký của các Công tước chính là tên lãnh địa. Quy tắc chữ ký này áp dụng cho tất cả các cấp bậc quý tộc. Ví dụ, Công tước xứ Beaufort sẽ ký tên là "Beaufort".

Hầu tước - Marquess

Có địa vị cao thứ hai trong hàng quý tộc Anh. Các Hầu tước sẽ được gọi bằng tước vị và kính xưng đầy đủ là "The Most Honourable The Marquess of [X]" hoặc được gọi theo cách ngắn gọn hơn là "Lord [X]', vợ của các Hầu tước có tước vị là "The Most Honourable The Marchioness of [X]", có thể gọi bằng "Lady [X]". Con trai cả của một Hầu tước sẽ được nhận một “tước vị con” của cha mình, chẳng hạn như Bá tước hoặc Tử tước đi kèm một lãnh địa khác nhưng không kèm kính xưng. Các con trai của Hầu tước sẽ là "Lord tên thánh + họ", con gái là “Lady tên thánh + họ”.Đối với các Hầu tước dạng “kế thừa” (thường là con trai cả của Công tước), họ sẽ không được dùng kính xưng [The Most Honourable] mà chỉ đơn giản là “Marquess of [X]”, tức không có kính xưng cũng như thành tố [The] trong tước vị. Chỉ những Hầu tước “chính danh” mới được dùng kính xưng và tước vị "The Most Honourable The Marquess of [X]", mục đích để phân biệt các Hầu tước “kế thừa” và các Hầu tước “chính danh” vậy. Cũng như các Công tước, chữ ký của các Hầu tước là tên lãnh địa của họ.

Bá tước - Earl

Tước vị cao thứ ba trong hàng quý tộc Anh. Các Bá tước giữ tước vị và kính xưng “The Right Honourable The Earl of [X]” khi tước vị đi kèm một lãnh địa, còn lại là tước vị "The Right Honourable The Earl [X]" khi tước vị đi kèm họ của gia tộc. Khi giao tiếp họ được gọi bằng “Lord [X]”, vợ của họ được gọi theo lãnh địa của chồng, tức “The Right Honourable The Countess [X]/of [X]”, đơn giản là “Lady [X]”. Nếu vợ của vị Bá tước đó cũng là một Bá tước, khi đó có thể được gọi bằng “Lady [Y]” với [Y] là tên lãnh địa của mình, nhưng chồng họ không được gọi theo lãnh địa của vợ, tức "Lord [Y]", trừ phi chính họ sở hữu lãnh địa này.Con trai cả của một Bá tước được quyền sử dụng một “tước hiệu con” của cha mình (nếu có) và không đi kèm kính xưng, ví dụ, James, con trai cả của Bá tước xứ Wessex được phong làm Tử tước Severn, con trai cả của Bá tước Spencer là Tử tước Althorp. Những đứa con trai nhỏ hơn được gọi bằng "The Honourable tên thánh + họ" và các con gái được gọi bằng "Lady tên thánh + họ" (như Lady Diana Spencer).Không có sự khác biệt về quy định tước vị con dành cho con của Bá tước hay con của Nữ Bá tước, con cái sẽ được hưởng tước vị con dựa trên tước vị của cha hoặc mẹ tùy theo địa vị của ai cao hơn.

Tử tước - Viscount

Tử tước là cấp bậc cao thứ tư trong hệ thống quý tộc Anh, đứng dưới Bá tước và trên Nam tước. Theo phong tục, tước vị của một Tử tước thường là “The Right Honourable The Viscount [X]”. Một ngoại lệ tồn tại đối với Tử tước trong hàng quý tộc Scotland, họ giữ tước vị theo truyền thống là "The Viscount of [X]", chẳng hạn như “The Viscount of Arbuthnott”. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít người duy trì cách gọi này, thay vào đó họ sử dụng cách gọi phổ biến hơn là "The Viscount [X]", ví dụ “The Viscount of Falkland” được gọi là “The Viscount Falkland”.Các Tử tước cũng thường được gọi bằng “Lord [X]”. Vợ các Tử tước giữ tước vị “The Right Honourable The Viscountess [X]” hoặc gọi bằng “Lady [X]”. Tất cả các con của Tử tước đều được gọi bằng “The Honourable tên thánh + họ”. Những Tử tước dạng “kế thừa” không được dùng kính xưng cũng như thành tố [The].

Nam tước - Baron

Thứ hạng thấp nhất trong hàng quý tộc Anh. Một Nam tước có tước vị và kính xưng “The Right Honourable The Lord [họ] of [X]” hoặc đơn giản là “Lord [X]”. Ví dụ: Zac Goldsmith, Nam tước xứ Richmond Park sẽ có danh hiệu là “The Right Honourable The Lord Goldsmith of Richmond Park”. Vợ của một Nam tước là ““The Right Honourable The Lady [X]”, có thể dịch là “Nam tước phu nhân” hoặc “Bà Nam tước”. Những Nam tước là nữ giới sẽ là “The Right Honourable The Baroness [X]” hoặc cũng có thể gọi bằng “The Right Honourable The Lady [X]” (như trường hợp của Lady Thatcher là một Nữ Nam tước). Chồng của các Nữ Nam tước sẽ không được nhận bất kỳ tước vị nào.Con cái của Nam tước và Nữ Nam tước có tước vị là “The Honourable tên thánh + họ”. Sau khi cha hoặc mẹ qua đời, ngoại trừ người con trai cả sẽ kế thừa tước vị Nam tước, những người con còn lại vẫn có thể tiếp tục sử dụng tước vị cũ. Những Nam tước dạng “kế thừa” được gọi bằng "Lord [X]", và vợ họ là "Lady [X]" mà không có thành tố [The]. Họ cũng sẽ không được sử dụng kính xưng [The Right Honourable] trừ khi là Ủy viên Hội đồng Cơ mật (Privy Counsellor).Một vấn đề nữa chính là danh hiệu cho con gái một Công tước, Hầu tước hoặc Bá tước và danh hiệu cho một Nữ Nam tước tương đối giống nhau (đều là Lady) và có khả năng gây hiểu nhầm. Ví dụ: cựu Thủ tướng Margaret Thatcher chính là một Nữ Nam tước dạng “chính danh”(Baroness), tuy nhiên một số bài viết vẫn đề cập đến bà là "Lady Margaret Thatcher", việc này sẽ gây hiểu lầm bởi quy tắc “Lady tên thánh + họ” là dành cho con gái một Công tước, Hầu tước hoặc Bá tước chứ không phải một Nữ Nam tước, do đó phải gọi là “Lady Thatcher”. Tương tự như vậy, "Lord Digby Jones" (chính xác là "Lord Jones") sẽ ám chỉ rằng ông là con trai của một Hầu tước hay Công tước chứ không phải là một Nam tước chính danh.

Quy chế lễ phục

Theo truyền thống, Bá tước Thống chế (Earl Marshal) là người có phận sự lên kế hoạch tổ chức lễ đăng quang của quân chủ và cũng là người quy định trang phục và màu sắc được phép mặc trong mỗi lễ đăng quang. Trong đó chỉ có quy chế Coronet đại bào là không hề thay đổi.

Coronet

Ở Anh, Coronet chỉ được các quý tộc sử dụng trong một dịp duy nhất: lễ đăng quang. Coronet bao gồm một vòm bạc mạ vàng và trang sức được khảm vòng quanh nó. Khi Tổng giám mục Canterbury đội lên đầu tân quân chiếc St Edward’s Crown, các quý tộc cũng đội lên đầu mình chiếc Coronet, biểu thị cho sự phục tùng và một lòng trung thành với Quốc chủ.
Quy chế họa tiết được khảm vàng trên từng loại Coronet cho từng cấp bậc quý tộc như sau:
  • Công tước: 8 lá dâu
  • Hầu tước: 4 lá dâu và 4 quả cầu bạc (được gọi là "ngọc trai", nhưng thực tế không phải)
  • Bá tước: 8 lá dâu và 8 quả cầu bạc
  • Tử tước: 16 quả cầu đính sát nhau
  • Nam tước: vòm Coronet trơn được mạ bạc, không chạm khắc cầu kỳ, có 6 quả cầu bạc

Đại bào

Lễ phục đăng quang cho các quý tộc bao gồm một bộ đồng phục trang nghiêm (thường là quân phục) được quy định bởi triều đình, trên cổ áo được phép cài thêm các Huân chương Hiệp sĩ (nếu có), bên ngoài khoác một chiếc đại bào bằng nhung màu đỏ thẫm dài đến bàn chân cùng dây ruy băng lụa sa tanh trắng để thắt phía trước, đầu đội một chiếc Coronet. Trên đại bào có dải cape và cổ áo làm từ lông sóc Miniver trắng. Cấp bậc của người mặc được biểu thị trên dải cape với số lượng các hàng đốm làm từ đuôi chuột Ermine (hoặc chất liệu tương tự), trong đó quy định:
  • Công tước thuộc vương thất mỗi bên 6 hàng, thêm một số hàng đốm trên cổ áo và trên các viền trước của đại bào
  • Công tước thuộc quý tộc mỗi bên 4 hàng
  • Hầu tước một bên 4 hàng một bên 3 hàng
  • Bá tước mỗi bên 3 hàng
  • Tử tước một bên 3 hàng một bên 2 hàng
  • Nam tước mỗi bên 2 hàng
Các quý tộc khoác đại bào cùng Coronet theo phẩm trật.
Cùng với chồng, các phu nhân cũng mặc lễ phục gồm chiếc đại bào bằng nhung màu đỏ thẫm cùng găng tay trắng, chiếc Tiara gia truyền và Coronet khi tham dự lễ đăng quang của tân quân. Chiếc đại bào được khoác ngoài một chiếc váy trang trọng (thường là màu trắng). Khác với đại bào dành cho nam được mặc bằng cách choàng lên vai, đại bào của các phu nhân được mặc bằng cách luồn tay qua hai tay áo và có phần đuôi bằng nhung đỏ dài quét đất. Phần đầu đại bào là cape có số lượng các hàng đốm bằng đuôi chuột Ermine biểu thị cấp bậc. Chiều dài đuôi đại bào được quy định dựa trên phẩm trật như sau:
  • Vợ Công tước: 1,8m
  • Vợ Hầu tước: 1,6m
  • Vợ Bá tước: 1,4m
  • Vợ Tử tước: 1,1m
  • Vợ Nam tước: 0,9m
Tranh họa đại bào dành cho vợ của Tử tước và Nam tước.
______________________

Nguồn tham khảo

Peerages in the United KingdomBritish Titles and Orders of PrecedenceA Regency History guide to dukes, marquesses and other titlesDukes in the United KingdomMarquesses in the United KingdomEarls in the United Kingdom and the CommonwealthViscounts in the United KingdomBarons in Great Britain and IrelandCoronet: Commonwealth usageCoronation robes of the British peerage
  • Tiếng Việt
  • English (UK)
  • 中文(台灣)
  • 한국어
  • 日本語
  • Français (France)
  • ภาษาไทย
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Video
  • Địa điểm
  • Trò chơi
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Cửa hàng trên Meta
  • Meta Quest
  • Ray-Ban Meta
  • Meta AI
  • Instagram
  • Threads
  • Chiến dịch gây quỹ
  • Dịch vụ
  • Trung tâm thông tin bỏ phiếu
  • Chính sách quyền riêng tư
  • Trung tâm quyền riêng tư
  • Nhóm
  • Giới thiệu
  • Tạo quảng cáo
  • Tạo Trang
  • Nhà phát triển
  • Tuyển dụng
  • Cookie
  • Lựa chọn quảng cáo
  • Điều khoản
  • Trợ giúp
  • Tải thông tin liên hệ lên & đối tượng không phải người dùng
  • Cài đặt
  • Nhật ký hoạt động
Meta © 2024

Từ khóa » Cấp Bậc Tước Vị Hoàng Gia Anh