Tước Hiệu Quý Tộc Châu Âu – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Quân chủ Hiện/ẩn mục Quân chủ
    • 1.1 Vương công
  • 2 Đại công tước
  • 3 Công tước
  • 4 Tử tước
  • 5 Ghi chú
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một phần trong loạt bài về
Chế độ quân chủ
Vương miện hoàng gia
Khái niệm chính
    • Vua
    • Chủ nghĩa quân chủ
  • Quyền lực thần thánh của quân chủ
    • Thiên mệnh
    • Đặc quyền hoàng gia
Các loại
  • Chuyên chế
  • Công quốc
    • Đại công quốc
  • Cộng hòa quý tộc
  • Emirate
  • Ethnarch
  • Hãn quốc
  • Hoàn vũ
  • Hỗn hợp
  • Kép
  • Phi chủ quyền
  • Lập hiến
  • Liên bang
  • Liên hiệp vương triều
  • Liên minh cá nhân
  • Liên minh thực tế
  • Ngũ đầu chế
  • Nhị đầu chế
  • Nhiếp chính
    • Đồng nhiếp chính
  • Pháp gia (Trung Hoa)
  • Quốc dân
  • Signoria
  • Thân vương quốc
  • Thế tập
  • Thiện nhượng
  • Tuyển cử
  • Tam đầu chế
  • Tứ đầu chế
  • Tự xưng
Lịch sử
  • Thành lập Đế quốc La Mã
  • Magna Carta
  • Khởi đầu Đế quốc Ottoman
    • Cách mạng Vinh Quang
    • Cách mạng Pháp
    • Trienio Liberal
    • Đệ Nhất Đế chế Pháp
    • Nội chiến Bồ Đào Nha
    • Đệ Nhị Đế chế Pháp
    • Thống nhất nước Ý
    • Minh Trị Duy tân
  • Thỏa thuận Áo-Hung
  • Thống nhất nước Đức
  • Cách mạng 5 tháng 10 năm 1910
  • Thành lập Cộng hòa Brazil
    • Cách mạng Tân Hợi
    • Cách mạng Nga
  • Cách mạng Xiêm 1932
  • Thành lập Cộng hòa Ý
  • Tây Ban Nha chuyển sang nền dân chủ
    • Cách mạng Iran
    • Campuchia hiện đại
  • Nội chiến Nepal
Chủ đề liên quan
  • Gia miện
  • Gia tộc
    • Cây phả hệ
    • Con hoang
    • Dòng dõi
  • Danh sách nền quân chủ
    • Cựu vương quốc
    • Hiện hành
    • Phi chủ quyền
  • Chỉ trích
  • Giới quý tộc
    • Tước vị
    • Quý tộc vương quốc
  • Người đòi hỏi vương vị
    • Danh sách
  • Người thừa kế
    • Ấn định
    • Lâm thời
  • Người tạo vua
  • Người thống trị
  • Lãnh tụ bù nhìn
  • Số tôn hiệu
  • Soán ngôi
    • Danh sách
  • Tước hiệu
  • Thiên hoàng chế
  • Thứ tự kế vị
    • Chiến tranh
    • Khủng hoảng
    • Khuyết vị
    • Nổi loạn
    • Vua đối lập
  • Triều đại
    • Danh sách triều đại
  • Vua triết học
  • Vương quốc
    • Đế quốc
    • Reich
Chủ đề Chính trị
  • x
  • t
  • s
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậuNữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậuHoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậuHoàng thái phi & Thái thượng hoàng
Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậuNữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phiThế tử & Thế tử tầnCông chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phiĐại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phiPhó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mãHuyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ
Hộp này:
  • view
  • talk
  • edit

Hệ thống đẳng cấp quý tộc và hoàng gia châu Âu được cho là bắt đầu hình thành khoảng từ thời Hậu kỳ cổ đại đến thời Trung cổ, sau khi Đế chế Tây La Mã bước vào quá trình sụp đổ và tan rã thành nhiều vùng lãnh thổ có mức độ chủ quyền khác nhau. Theo dòng lịch sử, vị trí xếp hạng giữa các tước vị có thể thay đổi theo giai đoạn lịch sử và phạm vi lãnh thổ (ví dụ: tước vị Hoàng thân trong một số thời kỳ có thể xem như ngang với tước vị Đại công tước). Dưới đây cung cấp một phân loại đối chiếu giữa các tước vị quý tộc và hoàng gia châu Âu, nhằm so sánh tương đương cũng như những khác biệt giữa chúng.

Quân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt, "quân chủ" là một từ Hán - Việt bắt nguồn từ chữ Hán (君主) hàm ý chỉ nhà cai trị tối cao trong vùng lãnh thổ trên thực tế, bao gồm cả thẩm quyền cai trị độc tài và quyền tài phán chủ quyền lãnh thổ đó. "Vua", một từ thuần Việt khác được sử dụng phổ biến, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, "vua" được giới hạn cụ thể hơn đối với các tước vị như Hoàng đế hay Quốc vương trên thực tế mà không bao gồm hàm ý ở các lãnh chúa cai trị mang tước vị thấp hơn.

Trong tiếng Anh, từ monarch có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp μονάρχης (monárkhēs, "nhà cai trị độc tôn"). Một từ khác cũng được xem là gần tương đương là sovereign có nguồn gốc từ tiếng Latin superānus, có nghĩa là "bậc thượng tôn", "cao quý".

Dưới đây liệt kê một số tước vị quân chủ thượng tôn tương đương Hoàng đế hoặc Quốc vương ở Đông Á. Hầu hết là những tước vị cai trị thực tế và có chủ quyền, dù trong một số thời điểm lịch sử, tước vị tự xưng không bao gồm chủ quyền trên lãnh thổ tuyên bố. Như trường hợp Đức hoàng giữ tước vị Hoàng đế của Đế quốc Đức, kiêm Quốc vương Phổ, tuy nhiên vẫn tồn tại các vương quốc chủ quyền với các quốc vương độc lập liên minh trong đế quốc như Vương quốc Württemberg hoặc Vương quốc Bayern.

Tước vị (nam / nữ) Ngôn ngữ Lãnh thổ sử dụng Ghi chú
Hoàng đế / Nữ hoàng (la) Imperator[1] / Imperatrix

(de) Kaiser[2] / Kaiserin

Đế quốc La Mã Thần thánh
(ru) Император / Императрица

(ru) Царь / Царица

Đế quốc Nga Tước hiệu Император chính thức dùng cho các Nga hoàng từ thời Pyotr Đại đế trở đi, song song với tước hiệu Царь.
(fr) Empereur / Impératrice Đế quốc Pháp Tước hiệu của Hoàng đế Pháp nhà Bonaparte
(de) Kaiser / Kaiserin Đế quốc Áo Đế quốc Đức
(bg) Цар / Царица Đế quốc Bulgaria
Quốc vương /Nữ vương (en) King / Queen Đế quốc Anh
(de) König / Königin Vương quốc Đức Vương quốc BohemiaVương quốc PhổVương quốc WürttembergVương quốc BayernVương quốc Sachsen
(it) Rex / Regina Vương quốc Ý
(fr) Roi / Reine Vương quốc FrankVương quốc PhápVương quốc Navarra
(es) Rey / Reina Vương quốc Tây Ban Nha
(pt) Rei / Rainha Vương quốc Bồ Đào Nha
(sv) Kung (hoặc Konung) / Drottning Vương quốc Thụy Điển
(hu) Király / Királynő Vương quốc Hungary
(pl) Król / Królowa Vương quốc Ba Lan
Đại công tước /Nữ Đại công tước (de) Erzherzog / Erzherzogin Đại công quốc Áo Tước vị cao nhất dưới các tước vị hoàng đế và quốc vương trong Đế quốc La Mã Thần thánh.
(de) Groussherzog / Groussherzogin Đại công quốc HessenĐại công quốc OldenburgĐại công quốc Baden
(it) Granduca / Granduchessa Đại công quốc Toscana
(lb) Groussherzog / Groussherzogin

(fr) Grand-Duc / Grande-Duchesse (de) Groussherzog / Groussherzogin

Đại công quốc Luxembourg
Đại thân vương /Nữ Đại thân vươngĐại vương công /Nữ Đại vương công (ru) Великий Князь / Великая Княгиня Đại công quốc RusĐại công quốc MoskvaĐại công quốc Vladimir Danh hiệu "Đại vương công" dùng chuyển ngữ cho tước hiệu nhà cai trị thực quyền, còn danh hiệu "Đại thân vương" dùng chuyển ngữ cho tước hiệu danh nghĩa, dù chúng cùng từ gốc.
(de) Großfürst / Großfürstin Đại công quốc Siebenbürgen
(lt) Didysis kunigaikštis / Didžioji kunigaikštytė Đại công quốc Litva
(fi) Suurherttua / Suurherttuatar

(fi) Suuriruhtinas / Suuriruhtinatar

Đại công quốc Phần Lan

Vương công

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trường hợp tước vị bậc thấp hơn (như Hoàng thân hoặc Đại công tước) nhưng có bao gồm quyền cai trị trên lãnh thổ có chủ quyền, cũng được xếp trong đề mục này.

Tước vị (nam / nữ) Bản ngữ Lãnh thổ sử dụng Ghi chú
Công tước /Nữ công tước (en) Duke / Duchess Công quốc CornwallCông quốc Lancaster
(fr) Duc / Duchesse Công quốc BourgogneCông quốc NormandieCông quốc OrléansCông quốc Lorraine
(de) Herzog / Herzogin Công quốc BayernCông quốc BremenCông quốc PommernCông quốc Sachsen
(it) Duca / Duchessa Công quốc MilanoCông quốc ParmaCông quốc Firenze
Hoàng tử /Hoàng nữVương công /Nữ vương công (en) Prince / Princess[3] Thân vương quốc Wales
(fr) Prince / Princesse

(it) Principe / Principessa

Thân vương quốc Monaco
(fr) Prince / Princesse Thân vương quốc Andorra
(de) Fürst / Fürstin Thân vương quốc Liechtenstein
(ru) Князь / Княгиня Thân vương quốc TverThân vương quốc KholmThân vương quốc Novgorod

Dưới đây là danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu theo thứ tự từ cao đến thấp:

Tiếng Anh Tiếng Đức Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Latin Tiếng Việt
Emperor,Empress Kaiser,Kaiserin Император (Imperator),Императрица (Imperatritsa)Царь (Tsar),Царица (Tsaritsa) Empereur,Imperatrice Imperator Augustus,Imperatrix Augusta Hoàng đế/Hoàng tếNữ hoàng/Hoàng hậu
King,Queen König,Königin Король (Korol),Королева (Koroleva) Roi,Reine Rex,Regina Quốc vương/Vương tếNữ vương/Vương hậu
Viceroy, Vicereine Vizekönig,Vizekönigin Bице-Kороль/(Vitse-Koroléva), вице Королева(Vitse- Koroleva) Viceroi,Vicereine Prorex,Proregina Phó vương, Phó nữ vương
Archduke, Archduchess Erzherzog, Erzherzogin Эрцгерцог (Ertsgertsog), Эрцгерцогиня (Ertsgertsoginya) Archiduc, Archiduchesse Archidux, Archiducissa Đại công tước/Nữ đại công tước
Grand Duke/Grand Prince, Grand Duchess/Grand Princess Großherzog/Großfürst,(Groß-)Herzogin/(Groß-)Fürstin Великий Герцог (Velikiy Gertsog),Великая Герцогиня (Velikaya Gertsoginya) Grand Duc,Grande Duchesse Magnus Dux,Magna Ducissa Đại công tước/Đại thân vương, Nữ đại công tước/Nữ đại thân vương
Prince,Princess Fürst,Fürstin Князь (Knyaz),Княгиня (Kniaginya) Prince,Princesse Princeps Thân vương, Nữ Thân vương
Duke,Duchess Herzog,Herzogin Герцог (Gertsog),Герцогиня (Gertsoginya) Duc,Duchesse DuxDucissa Công tước / Nữ công tước
Marquess,Marchioness Markgraf,Markgräfin Маркиз (Markiz),Маркиза (Markiza) Marquis,Marquise Marchio Hầu tước / Nữ hầu tước
Earl/Count,Countess Graf,Gräfin Граф (Graf),Графиня (Grafinya) Comte,Comtesse Comes,Comitissa Bá tước / Nữ bá tước
Viscount,Viscountess Vizegraf,Vizegräfin Виконт (Vikont),Виконтесса (Vikontessa) Vicomte,Vicomtesse Vice comes,Vice comitissa Tử tước / Nữ tử tước
Baron,Baroness Freiherr,Freifrau Барон (Baron),Баронесса (Baronessa) Baron,Baronne Baro Nam tước / Nữ nam tước

Đại công tước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Áo: Tất cả các vương tử của dòng dõi Habsburg và Habsburg-Lothringen đều có tước hiệu là Đại công tước Áo (tiếng Anh: Archduke, tiếng Đức: Erzherzog).
  • Nga: Trước kia các nhà cai trị lãnh địa Nga chỉ có quyền lực hạn chế như các lãnh chúa địa phương, thường được chuyển ngữ tước hiệu là Vương công (Князь), một số lãnh chúa có quyền lực ảnh hưởng trên các lãnh chúa khác được gọi là Đại vương công (Великий князь - Velikiy Knyaz, tiếng Anh: Grand Duke hoặc Great Prince, tiếng Đức: Großfürst). Năm 1547 Đại vương công Moskva là Ivan Hung đế (Иван Грозный, Ivan IV) xưng là "Sa hoàng" (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại vương công khác. Danh hiệu đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là kế thừa các hoàng đế Đông La Mã ngày xưa. Các tước hiệu Великий князь và Князь dần dà chỉ còn danh nghĩa, dùng để chỉ những thành viên không nắm quyền cai trị trong Hoàng gia Nga, từ đó được chuyển ngữ lại thành Đại công tước (Великий князь) và Công tước (Князь - Knyaz, tiếng Anh: Prince, tiếng Đức: Fürst). Từ khi triều đình Aleksandr III (1881-1894) cải cách lại thì chỉ những người trực hệ của Nga hoàng mới được phép dùng tước hiệu là Đại công tước, những người hoàng thân khác chỉ được phép có tước hiệu là Công tước
  • Luxembourg: Hiện nay tước hiệu quân chủ Đại công quốc Luxembourg là Đại công tước Luxembourg.

Công tước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đức: Công tước là một trong những tước hiệu cao nhất trong hệ thống quý tộc ở Đức. Trong thời kỳ của đế quốc La Mã Thần thánh, Công tước là những người trị vì lãnh thổ sau các vua và hoàng đế. Trong thời Hậu trung cổ các Herzog (công tước), Landgraf, Markgraf và Pfalzgraf (hầu tước) đều thuộc về giai cấp Fursjt. Tuyển hầu tước (tiếng Anh: Elector, tiếng Đức: Kurfürst) là những người trong đẳng cấp này được tuyển lựa ra để bầu hoàng đế La Mã Thần thánh.

Tử tước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anh: hệ thống quý tộc của Anh không có tước hiệu Count; tương đương của tước hiệu này được gọi là Earl. Nếu được phong tước thì con của Count sẽ được gọi là tử tước Viscount.(Là danh hiệu thấp nhất trong tước vị quý tộc dòng chính thống.)
  • Ngoài ra còn có các tước vị đặc cách như: Đại công tước(con cháu hoàng tộc) cao nhất; Thánh tước và công tước cùng bậc địa vị; Hầu tước, Phiên hầu tước, Hậu tước cùng bậc địa vị, ngoài ra còn có Bạch tước....

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoàng tử, Hoàng nữ, Vương tử, Vương nữ, Vương phi, Vương thân, không phải là tước hiệu để phong, mà là danh từ chỉ quan hệ thân thích với quốc vương hoặc hoàng đế.
  • Hiện nay có ba quốc gia ở châu Âu được gọi là Công quốc: Andorra, Monaco và Liechtenstein. Monaco và Liechtenstein do Vương công đứng đầu, còn Andorra do Tổng thống Pháp và Giám mục xứ Urgel (Tây Ban Nha) cùng lãnh đạo.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khởi thủy là một danh hiệu tôn xưng cho các lãnh đạo quân sự nhiều chiến công trong Quân đội Đế quốc La Mã. [1]
  2. ^ Khởi thủy là một danh hiệu danh cho các phó hoàng đế La Mã trong thời kỳ Tứ đầu chế của Đế chế La Mã. [2]
  3. ^ Tùy theo ngữ cảnh, từ Prince / Princess có thể hiểu như là tước hiệu quý tộc, hoặc để chỉ quan hệ với hoàng gia (Hoàng thân hoặc Hoàng tử / Hoàng nữ)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tước hiệu quý tộc châu Âu.
  • Chế độ quân chủ Anh: Trang web chính thức
  • Bảng chú giải thuật ngữ về các tước hiệu Cao quý, Quý tộc, Hoàng gia và Quân chủ
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tước_hiệu_quý_tộc_châu_Âu&oldid=71801616” Thể loại:
  • Tước hiệu quý tộc

Từ khóa » Cấp Bậc Tước Vị Hoàng Gia Anh