Tổng Quan, Tình Hình Chế Biến Và Sử Dụng Khí Dầu Mỏ Hóa Lỏng (LPG)

Donate to VNFoundation Project name
  • Trang chủ
  • Tra cứu tài liệu
  • Đóng góp
  • Giới thiệu
    • English
  • Đăng ký
  • Đăng nhập

Đăng nhập

  • Ghi nhớ
  • Quên mật khẩu?
Đăng nhập Bạn chưa có tài khoản? Hãy đăng ký. Tên đăng nhập hoặc mật khẩu chưa đúng GIÁO TRÌNH Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam Science and Technology

Tổng quan, tình hình chế biến và sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

Tác giả: TS. Lý Ngọc Minh 0

Khái niệm chung về LPG

Khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas-LPG), gọi tắt là khí hoá lỏng, thường được gọi là gas, là khí hoặc hỗn hợp khí có thành phần hóa học chủ yếu là hydrocarbon no dạng parafin, công thức tổng quát là: CnH2n+2 như: propane (C3H8), butane (C4H10) ... Ngoài ra, có khả năng xuất hiện vết của ethane (C2H6), pentane (C5H12) ethylene (C2H4), butadiene 1,3 (C4H6)…nhưng không đạt tỷ lệ đo được. LPG cũng có thể có hydrocarbon dạng olefin hay không olefin, phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Tùy điều kiện chế biến và yêu cầu sử dụng, thành phần của propane và butane trong hỗn hợp sẽ khác nhau. LPG có thể là propane thương phẩm hay butane thương phẩm hoặc hỗn hợp propane và butane với tỷ lệ propane/butane khác nhau, tuỳ thuộc yêu cầu khách hàng [36]. Trong luận án, LGP được hiểu là LPG thương mại gồm propane (C3)hoặc butane (C4 ) hoặc hỗn hợp propane – butane với tỷ lệ 50%:50% theo thể tích [89].

Tiêu chuẩn chất lượng của LPG thương phẩm được giới thiệu trong bảng 1.2

Tiêu chuẩn Việt Nam về LPG thương phẩm [36]
STT Chỉ tiêu Đơn vị Quy định
1 Hàm lượng lưu huỳnh tối đa ppm 140
2 Nhiệt trị kcal/kg 10.980
3 Tỷ trọng tại 15,6oC 0,53 – 0,56
4 Nhiệt độ bốc hơi 95% thể tích ở 760 mmHg oC 2,2
5 Thành phần: PropaneButane % thể tích% thể tích 43 – 6357 – 37

Công thức hoá học, khối lượng phân tử, khối lượng riêng

Công thức hoá học, khối lượng phân tử, khối lượng riêng (KLR) của propane – butane được giới thiệu trong bảng 1.3

Công thức hoá học và ký hiệu của propane – butane [36]
Môi chất Công thức hóa học Khối lượng phân t KLR của lỏng ở 15 oC (kg/m3) KLR của hơi ở 15 oC (kg/m3)
Propane (C3H8) CH3-CH2-CH3 44,09 510 1,86
n-Butane (C4H10) CH3-CH2- CH2-CH3 58,12 575 2,6

Trạng thái tồn tại và quan hệ áp suất-nhiệt độ-thành phần

Trong thiết bị, LPG được tồn trữ ở trạng thái lỏng bão hòa. Ở điều kiện khí quyển, LPG tồn tại ở trạng thái hơi. Quan hệ giữa áp suất bão hòa, thành phần và nhiệt độ của LPG được xác định bằng phương trình trạng thái của khí thực hoặc sử dụng bảng hay đồ thị. Hiện có nhiều phương trình trạng thái của khí thực nhưng phương trình thường được sử dụng là phương trình của Van Der Waals [79]:

(1.7)

Đối với LPG, a và b có giá trị như sau:

  • Butane: a =13,86 [bar.(m3/kmol)2]; b = 0,1162 [m3/kmol];
  • Propane: a =9,349 [bar.(m3/kmol)2]; b = 0,0901[m3/kmol].

Tính cháy, nổ

Đặc trưng nguy hiểm cháy, nổ là nhiệt độ tự bốc cháy và khoảng cháy, nổ. Giới hạn và thông số cháy, nổ của LPG trong không khí được cho trong bảng 1.4

Bảng 1. 4: Bảng thông số cháy, nổ của LPG [36]

Bảng thông số cháy, nổ của LPG [36]
Môi chất Nhiệtđộ bay hơi ở áp suất khí quyển (0C) Nhiệt độ tự cháy (0C)
Giới hạn cháy(% thể tích)
dưới trên
Nhiệt trị(kcal/kg) Nhiệt độ ngọn lửa khi cháy trong không khí (0C)
Propane - 42 400580 2,2 10 11.900 1.930
Butane - 0,5 410550 1,8 9 11.800 1.900

Quan hệ giữa áp suất tương đối, nhiệt độ bão hòa và thành phần của LPG được giới thiệu trên hình 2 [157].

Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa áp suất tương đối, nhiệt độ bão hòa và thành phần LPG

Tính dãn nở

LPG có hệ số dãn nở thể tích rất lớn, 1 đơn vị thể tích LPG lỏng tạo ra khoảng 250 đơn vị thể tích LPG hơi [89]. Bảng tính chất nhiệt-vật lý và đồ thị lg p-h của propane, butane được giới thiệu trong phần phụ lục [39]. Hệ số dãn nở thể tích của LPG lớn là thuận lợi để sử dụng nhưng cũng làm gia tăng tác hại nếu xảy ra sự cố vì phạm vi ảnh hưởng của sự cố sẽ tăng cao.

Độ nhớt

Ở 200C độ nhớt của LPG là 0,3 cSt. Do có độ nhớt rất thấp nên LPG có tính linh động cao, rất dễ rò rỉ.

Đặc tính ăn mòn:

LPG tinh khiết không ăn mòn kim loại.

Thông số tới hạn

Thông số tới hạn của LPG được giới thiệu trong bảng 1.5

Thông số tới hạn của LPG [36]
Hydrocarbon
Tại nhiệt độ tới hạn Tại áp suất tới hạn
Nhiệt độ (oC) Áp suất tuyệt đối (kG/cm2) Tỷ trọng LPG lỏng (kg/l) Điểm chảy tanMP Điểm sôiBP Tỷ trọng LPG lỏng ở BP (kg/l)
Propane 96,8 43,4 0,220 -187,6 -42,1 0,585
n-butane 152 38,8 0,228 -138,3 -0,5 0,6
Iso-butane 135,0 37,2 0,221 -159,6 -11,7 0,598

Ghi chú: MP: Melting point: điểm nóng chảy; BP: Boiling point: điểm sôi.

Vận tốc ngọn lửa

Bảng 1.6 giới thiệu vận tốc ngọn lửa tối đa của hỗn hợp LPG - không khí ở áp suất và nhiệt độ khí quyển trong ống dẫn có đường kính khác nhau.

Vận tốc ngọn lửa của LPG [36]
STT Nhiên liệu Đường kính ống thử(cm) Vận tốc ngọn lửa tối đa(cm/s)
1 Propane 2,5430,4 82,2216
2 n – Butane 2,5430,4 82,2210

Nhiệt độ ngọn lửa cao là yếu tố gây tác động nhiệt lớn. Vận tốc ngọn lửa khi cháy LPG khá lớn nên khi xảy ra cháy, ngọn lửa sẽ lan nhanh, rộng và mãnh liệt, gây khó khăn cho chữa cháy và gây thiệt hại lớn. Các thông số nhiệt –vật lý của LPG được trình bày trong phụ lục 7.

Độc tính [89]

LPG không chứa các hydrocarbon thơm, không chứa chì, do vậy, LPG không phải là chất có độc tính cao đối với con người và môi trường. Do hàm lượng lưu huỳnh thấp (< 0,02%), nên LPG được coi là nhiên liệu sạch. Nhưng khi cháy, LPG tạo ra khí CO, CO2, gây ảnh hưởng đến môi trường và con nguời.

Màu sắc, mùi vị [89]

Ở dạng tinh khiết, LPG ở trạng thái lỏng và hơi LPG không màu, không mùi, không phải là chất có độc tính cao với sinh vật nên khi LPG rò rỉ sẽ không được phát hiện kịp thời. Do LPG tinh khiết không có mùi nên khó nhận biết bằng khứu giác, do vậy LPG thương mại được pha thêm chất tạo mùi mercaptan với tỉ lệ 30g ÷ 40g mercaptan/1 tấn LPG để có mùi đặc trưng nhằm dễ phát hiện ở nồng độ xấp xỉ 4000 ppm trong không khí trước khi hơi LPG đạt nồng độ bằng 1/5 giới hạn cháy, nổ dưới. Mercaptan là những hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. Công thức phân tử giống công thức của ancol, nhưng oxi của OH được thay bằng lưu huỳnh, ví dụ etyl mecaptan (CH3CH2SH). Mercaptan có mùi thối, gây độc qua đường hô hấp, là chất kích thích mạnh. Mùi của mercaptan là yếu tố gây ô nhiễm môi trường nếu xảy ra rò rỉ, nổ thiết bị chứa LPG [36].

Phân loại

Căn cứ vào công dụng, LPG được phân ra [89]:

  • LPG dùng làm nhiên liệu: LPG là nhiên liệu có nhiệt trị cao, sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, dễ thực hiện các biện pháp công nghệ, trị số Octan cao nên LPG được sử dụng làm nhiên liệu thay thế xăng, dầu. Khi cháy, LPG toả ra ít khói, hàm lượng CO thải ra thấp hơn 3 ÷ 4 lần, lượng NOx giảm 15%÷20% so với xăng, dầu không chứa chì nên không gây độc hại. LPG được đốt cháy hoàn toàn trong động cơ, độ ồn của động cơ thấp.
  • LPG dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa dầu: Làm nguyên liệuđể tổng hợp các olefine như propylen, butylen, butadien …
  • LPG dùng làm môi chất lạnh: Sử dụng LPG trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí là xu hướng hiện nay trên thế giới. Phạm vi ứng dụng của LPG trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí được giới thiệu trong bảng 1.7 [39]
Phạm vi ứng dụng của LPG trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí
Stt Môi chất Ký hiệu Thay thế Khoảng nhiệt độ Ứng dụng
1 Propane R290 R22/R502 C, M, F Trong công nghiệp
2 Iso - Butane R600a R12 C, M, F Trong đời sống

Chú thích: C (Air – Conditioning): Chế độ điều hòa; M (Medium Cooling): Chế độ lạnh trung bình; F (Freezing): Chế độ lạnh sâu.

Một số tính chất nguy hại của LPG

LPG không phải là chất có độc tính cao đối với con người và môi trường. Tuy nhiên, do hơi LPG nặng hơn không khí, nếu rò rỉ trong không gian kín, LPG sẽ chiếm chỗ của không khí và gây ngạt cho người và sinh vật. LPG có thể bị rò rỉ từ đường ống, van, chỗ nối hoặc do nổ, vỡ thiết bị, đường ống. Do nhiệt độ bay hơi ở áp suất khí quyển khá thấp, nên nếu bị rò rỉ ra môi trường, LPG sẽ nhanh chóng hóa hơi, gây bỏng lạnh, đồng thời tạo hỗn hợp nổ với không khí.

Trường hợp đặc biệt nguy hiểm là hiện tượng nổ hơi do chất lỏng dãn nở sôi (BLEVE). Do LPG trong thiết bị ở dạng lỏng, nếu bị gia nhiệt từ bên ngòai (ánh nắng mặt trời, ngọn lửa, các nguồn nhiệt khác …), nhiệt độ LPG trong bình tăng tới nhiệt độ sôi, LPG sẽ bay hơi, làm tăng áp suất, dẫn tới sự cố nổ thiết bị nếu không có các thiết bị bảo vệ.

Khi nổ thiết bị chứa LPG, có thể gây hiệu ứng “domino”, nổ thiết bị chứa LPG, đổ vỡ máy móc, thiết bị, nhà cửa, công trình xây dựng xung quanh.

LPG được chế biến từ dầu mỏ và khí thiên nhiên (gồm khí đồng hành-KĐH và khí tự nhiên-KTN). Kết quả thăm dò cho thấy Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng gần 3.000 tỷ m3, tập trung chủ yếu ở thềm lục địa nước ta; trữ lượng KTN tập trung chủ yếu ở 4 bể chính: sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu. Tiềm năng khai thác sử dụng từ 4 bể này có thể đạt sản lượng khoảng 12 tỷ m3/năm vào năm 2010. Theo định hướng phát triển, công nghiệp khai thác và chế biến khí chia thành 3 khu vực: khu vực miền Bắc và miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nam Bộ. Tháng 4/1995 là thời điểm hình thành ngành công nghiệp khí Việt Nam khi KĐH từ mỏ Bạch Hổ được thu gom và đưa vào bờ qua đường ống ngầm dưới biển và trên đất liền để cung cấp 1 triệu m3 khí/ngày đêm cho NM nhiệt điện tuabin khí Bà Rịa công suất 250MW. Công suất cung cấp khí của hệ thống khí Bạch Hổ cho NM nhiệt điện Bà Rịa và TT điện lực Phú Mỹ được nâng lên 2 triệu m3 khí/ ngày đêm vào tháng 5/1997 rồi 3 triệu m3/ ngày đêm vào tháng 11/1997, khi giàn nén khí TT tại mỏ Bạch Hổ được đưa vào khai thác.

Hình ảnh khai thác dầu, khí tại mỏ Bạch Hổ

Tháng 10/1998, cùng với việc hoàn thành các hạng mục tối thiểu của NM xử lý khí Dinh Cố, hệ thống khí Bạch Hổ đã đạt công suất cấp khí thiết kế là 4,2 triệu m3 khí ngày/đêm, đồng thời sản xuất condensat. Hiện nay, ngoài KĐH, chúng ta đã khai thác KTN ở các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ để cung cấp nhiên, nguyên liệu cho các NM điện thuộc TT điện lực Phú Mỹ và NM đạm thuộc KCN khí điện đạm Phú Mỹ. Từ năm 2009, LPG cũng được chế biến tại NM lọc dầu Dung Quất.

Công nghệ tổng quát để chế biến KĐH thành LPG và một số sản phẩm khác là thực hiện các quá trình làm sạch, tách bụi, làm ngọt rồi tách thành các phân đoạn hẹp hơn như C2+ (ethane và hydrocarbon cao hơn), C3+ (propane và hydrocarbon cao hơn), condensate ... hoặc các đơn chất như ethane, propane, butane ... thương phẩm. Để thực hiện mục đích này, trong chế biến LPG áp dụng ba phương pháp chính: ngưng tụ nhiệt độ thấp, hấp thụ nhiệt độ thấp, chưng cất nhiệt độ thấp [28].

Ở Việt Nam, do đặc điểm của nguồn khí đầu vào và sản phẩm đầu ra (khí khô, LPG và condensate), NM chế biến khí Dinh Cố sử dụng công nghệ chưng cất. KĐH từ các mỏ dầu Bạch Hổ, Đại Hùng và Rạng Đông có thành phần chủ yếu là metane, ethane, propane, butane, lượng nhỏ các hydrocacbon nặng và một số khí khác như CO2, N2 và H2O được thu gom về dàn nén khí TT tại mỏ Bạch Hổ. Tại đây, KĐH được tách nước, lọc bụi, tách các hydrocarbon lỏng ... và được nén tới áp suất 70-80 bar rồi được vận chuyển theo đường ống dài 120 km tới NM chế biến khí Dinh Cố với lưu lượng 5,7 triệu m3/ngày đêm [20], [28]. Sản phẩm của NM được giới thiệu trong bảng 1.8

Sản phẩm của nhà máy chế biến khí Dinh Cố [20]
Sản phẩm Sản lượng (tấn/ngày) Nhiệt độ(oC) Áp suất(kPa)
Propane 536 46 1800
Butane 416 45 900
Condensate 400 45 800

Đặc tính kỹ thuật của LPG sản xuất tại NM chế biến khí Dinh Cố thuộc PetroVietnam Gas (PV Gas) được giới thiệu trong bảng 1.9

Đặc tính kỹ thuật của LPG sản xuất tại NM gas Dinh Cố [80]:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
1 Áp suất hơi ở 37.8 oC kPa 800
2 Hàm lượng lưu huỳnh g/cm3 0,005
3 Hàm lượng H2S % Không có
4 Tỷ trọng tại 15 oC 0,5420
5 Phân tử lượng 50,2
6 Tỷ lệ C3/C4 49,7/50,3

LPG bắt đầu được sử dụng làm chất đốt ở miền Nam Việt Nam từ những năm 70 với khối lượng khoảng 150 tấn/năm. Sau đó việc sử dụng LPG bị gián đoạn vào những năm 80. Đến năm 1991, LPG được sử dụng lại với lượng nhập khẩu LPG khoảng 400 tấn. Kể từ đó, lượng tiêu thụ LPG ngày càng tăng. Bảng 1.10 trình bày mức cung, cầu LPG ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010.

Dự báo cung cầu LPG ở Việt Nam đến năm 2010 (Đơn vị: Tấn) [77]
1996 2000 2005 2010
1. Nguồn cung cấp 85.800 340.000 590.000 840.000
- Sản xuất trong nước 0 340.000 590.00 840.00
- Nhập khẩu 85.800 0 0 0
2. Nhu cầu tiêu thụ 85.800 223.800 369.950 527.000
3. Xuất khẩu 0 120.000 220.000 313.000

Từ 1994, LPG được sử dụng tại các hộ công nghiệp và thương mại. Năm 1995, Việt Nam nhập khẩu và tiêu thụ khoảng 50.000 tấn LPG, năm 1997 là 120.000 tấn [77]. Tháng 12/1998, ngành công nghiệp chế biến khí Việt Nam bắt đầu cung cấp LPG sản xuất trong nước từ KĐH Bạch Hổ cho thị trường để thay thế LPG nhập khẩu. Từ tháng 11/1999, khi NM chế biến khí Dinh Cố chính thức đi vào hoạt động, hàng năm cung cấp khoảng 275.000 tấn LPG. Hệ thống đường ống thu gom, vận chuyển và NM xử lý KĐH công suất 500 triệu m3/năm đặt tại Dinh Cố (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp khí cho NM điện Bà Rịa, KCN khí – điện – đạm Phú Mỹ, đặc biệt là cung cấp 4,1 triệu m3 khí/ngày từ mỏ Bạch Hổ và 1,5 triệu m3 ngày từ mỏ Rạng Đông cho NM chế biến khí Dinh Cố, để chế biến 275.000 tấn LPG/năm trong đó 180.000 tấn LPG được vận chuyển bằng tàu biển qua kho cảng Thị Vải, 95.000 tấn LPG được vận chuyển bằng xe bồn tới các cơ sở chiết nạp chai LPG và các NM. Ngoài NM chế biến khí, công ty chế biến khí Dinh Cố còn có các tuyến ống, kho cảng xuất LPG tại Cái Mép, trạm phân phối khí thấp áp Gò Dầu ... Từ năm 2003, LPG đã được chế biến từ khí Nam Côn Sơn. NM lọc dầu số 1 Dung Quất sẽ cung cấp khoảng 100.000 tấn vào năm đầu tiên và 260.000 tấn/năm vào những năm tiếp theo. Số liệu thống kê cho thấy tiêu thụ LPG trong những năm vừa qua ở Việt Nam tăng bình quân khỏang 8% năm, trong đó, các tỉnh phía Nam tiêu thụ khoảng 60% lượng LPG cả nước và tỷ lệ sử dụng LPG trong các hộ gia đình chiếm 65%, hộ thương mại là 15% và công nghiệp là 20%. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, LPG đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ở nước ta như: sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, GTVT …

Trong thực tế đã xảy ra nhiều SCMT trong chế biến và sử dụng LPG trên thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường [14], [125], như:

  • Sự cố cháy, nổ LPG ở Feyzin (Pháp) năm 1966 làm chết 16 người;
  • Sự cố nổ thiết bị chứa propane trên đường vận chuyển tại Tây Ban Nha làm 200 người chết và 120 người bị thương năm 1978;
  • Sự cố trật bánh tàu hỏa chở propane và clorine ở Toronto, Canada năm 1979 làm nhiều người phải nhập viện và 250.000 người phải sơ tán;
  • Sự cố nổ bồn chứa LPG ở Mexico ngày 19/11/1984 làm 450 nguời chết, trên 30.000 nguời mất nhà cửa (hình 1.8).
  • Sự cố tại nhà máy chế biến LPG ở Pasadena, Hoa Kỳ năm 1989 (Hình 1.9);
  • Ngày 20/02/2002 tại Ai Cập, một đoàn tàu chở khách từ Cairo đi Luxco đã bị bốc cháy dữ dội làm 400 người chết, hàng trăm người bị thương. Nguyên nhân là do nổ bình LPG để nấu ăn trong toa căng tin.
  • Sự cố nổ bình chứa LPG làm sập toà nhà 9 tầng, làm chết và bị thương nhiều người ngày 03/06/2003 tại thành phố St. Peterburg – Nga. Nguyên nhân vụ nổ là do rò rỉ LPG trong bếp, khi bật công tắc quạt, xuất hiện tia lửa điện gây nổ.
Hình ảnh sự cố cháy, nổ bồn LPG tại Mexico, 1984
Hình ảnh sự cố tại NM chế biến LPG ở Pasadena, Hoa Kỳ năm 1989 Nguồn: Internet.

Ở Việt Nam, do công nghiệp chế biến và sử dụng LPG mới phát triển trong những năm gần đây nên sự cố trong chế biến và sử dụng LPG ở nước ta thời gian qua chưa ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng nhưng cũng đã xảy ra một số sự cố sau:

  • Năm 1998 xảy ra sự cố rò rỉ và gây cháy đường ống dẫn LPG tại cơ sở cán thép thuộc tỉnh Phú Yên do đường ống không bảo đảm an toàn nên gây rò rỉ gas, tạo thành hỗn hợp cháy nổ, gặp nguồn nhiệt gây sự cố [52].
  • Ngày 17/3/2003 rò rỉ tại đường ống dẫn LPG từ NM chế biến khí Dinh Cố tới kho cảng Thị Vải gây ô nhiễm nước tại đầm đánh bắt thủy sản sông Mỏ Nhát - Phước Hoà. Rò rỉ này đã làm chết cua, cá trong đầm trong 02 ngày đầu sự cố [52].
  • Ngày 17-10-2006, trường mầm non tư thục Hoa Sen (cư xá Bình Thới, phường 8, quận 11, Tp.Hồ Chí Minh) đột ngột cháy dữ dội. Hàng trăm học sinh được di tản sang những ngôi nhà lân cận và lực lượng chữa cháy quận 11 kịp thời dập tắt ngọn lửa. Vụ cháy xảy ra khi cấp dưỡng mở bếp gas thì bất ngờ lửa cháy lan theo vòi gas và bùng lên dữ dội. Nguyên nhân là khi thay bình gas loại 50 kg, đại lý gas đã bất cẩn để rò rỉ gas khi lắp van an toàn [170].
  • Ngày 22/10/2006 xảy ra sự cố nổ bình gas, làm cháy toàn bộ một căn nhà tại ấp Hòa Hớn, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Ước tính thiệt hại khoảng 100 triệu đồng nhưng không thiệt hại về người do người trong nhà đã kịp chạy ra ngoài trước khi nổ bình gas [170].
  • Ngày 14/01/2008, xảy ra sự cố LPG tại bếp của khách sạn Đỉnh Cao, Sa Pa, Lào Cai làm sập nhà bếp và nứt tường, hư hỏng cửa kính của hai nhà liền kề. Nhân viên khách sạn bị thương do các mảnh kính vỡ găm vào người [165].
  • Ngày 22/2/2009, trên quốc lộ 1A thuộc địa bàn xóm 18A xã Nghi Liên huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An đã xảy ra sự cố cháy xe chở gas mang biển số 29S-1023 chở gas từ Hải Phòng về Nghệ An. Đám cháy lớn đã làm cháy cả đường dây điện trên không. Rất may là bồn chứa LPG trên xe chưa bị nổ. Hình 1.10 trình bày các hình ảnh của sự cố này 170]:
  • Ngày 01/07/2009 tại ở thôn Vinh An, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra sự cố rò rỉ LPG làm cháy hai ngôi nhà (hình 1.11), gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng [170].
Hình ảnh sự cố cháy xe bồn tại Nghệ An năm 2009
Hình ảnh vụ cháy LPG tại Hà Tĩnh năm 2009
0 TẢI VỀ TÁI SỬ DỤNG
  • Tài liệu PDF
  • Tài liệu EPUB
 TS. Lý Ngọc Minh
  • TS. Lý Ngọc Minh
  • 2 GIÁO TRÌNH | 28 TÀI LIỆU
MỤC LỤC
  • Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam
    • Mở đầu
    • Danh mục kí hiệu
    • Danh mục từ viết tắt
    • Danh mục bảng
    • Danh mục hình
    • Sự cố môi trường
    • Đánh giá sự cố môi trường
    • Tổng quan về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
    • Các phương pháp đánh giá SCMT trong chế biến và sử dụng LPG
    • Phương pháp nghiên cứu-Cơ sở phương pháp luận
    • Phương pháp nghiên cứu-Cơ sở lý thuyết
    • Xây dựng kịch bản sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
    • Xây dựng cơ sở khao học đánh giá sự cố nổ thiết bị LPG
    • Đề xuất quy trình đánh giá sự cố nổ thiết bị chứa LPG
    • Đánh giá sự cố nổ bồn chứa 20 tấn LPG năm 2007 tại Hà Nội
    • Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
    • Xây dựng cơ sở quản trị rủi ro kỹ thuật trong sử dụng LPG
    • Nhận xét và thảo luận
    • Kết luận kiến nghị
    • Tổng hợp công trình nghiên cứu khoa học
    • Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ
  • Table Demo
  • Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam - Tổng quan (part 2)
  • Đánh giá thực trạng và nguyên nhân gây sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam
  • Xây dựng cơ sở quản trị rủi ro kỹ thuật trong sử dụng LPG
  • Sự cố môi trường
  • Tổng hợp công trình nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu và phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam - Tổng quan(part 1)
  • Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam - Danh mục từ viết tắt
  • Nghiên cứu và phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam - Danh mục bảng
  • Nghiên cứu và phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam - Danh mục hình
×

VOER message

×

VOER message

Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) được tài trợ bởi Vietnam Foundation và vận hành trên nền tảng Hanoi Spring. Các tài liệu đều tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 trừ khi ghi chú rõ ngoại lệ.

  • VOER on Facebook

Từ khóa » Tổng Quan Về Lpg