TỔNG QUAN TRUNG LUẬN 中論 TRUNG QUÁN LUẬN 中觀論

Presentation on theme: "TỔNG QUAN TRUNG LUẬN 中論 TRUNG QUÁN LUẬN 中觀論"— Presentation transcript:

1 TỔNG QUAN TRUNG LUẬN 中論 TRUNG QUÁN LUẬN 中觀論CĂN BẢN TRUNG LUẬN TỤNG (mūlamadhyamakakārikā) A. Nguồn gốc của Trung luận B. Cấu trúc nội dung

2 A. Nguồn gốc của Trung luận1. Long thọ và trung luận 2. Học thuyết của các trường phái ngoài Phật giáo 3. Quan điểm của Thuyết nhất thiết hữu bộ và Kinh lượng bộ 4. Văn học Bát nhã

3 1. Long thọ và trung luận - Trong khoảng giữa năm từ 100 đến 250 sau Công nguyên, ngài Long Thọ xuất hiện trong giới Phật giáo Ấn Độ. Ngài vốn là một học giả miền Nam Ấn Độ được trưởng dưỡng trong giáo pháp Đại thừa. - Theo truyện ký thì sau khi xuất gia, ngài từng đến Tuyết Sơn ở Bắc Ấn Độ tu học. Với hoàn cảnh và điều kiện tu học cả hai miền, Ngài đã quán thông tư tưởng Nam-Bắc, Không-Hữu của Phật giáo lúc bấy giờ và đã trở thành một nhân vật vĩ đại.

4 Vào thời kỳ trước ngài Long Thọ, miền Nam Ấn Độ thuộc khu vực phát triển của Đại Chúng bộ, còn miền Bắc là vùng thịnh hành của Thượng Tọa bộ. Thượng Tọa bộ câu nệ bảo thủ, bị chỉ trích là Tiểu thừa. Đại Chúng bộ cởi mở và tiến bộ, dần dần phát triển thành Đại thừa. Nam-Bắc, Tiểu-Đại trở thành hai mũi đối lập. Nam chấp không, Bắc chấp hữu, mỗi phái xu hướng một bên. Bắc phương Phật giáo lúc bấy giờ đã hoàn thành bộ luận Đại Tỳ-bà-sa mang nội dung “Cực đoan thật hữu”. Nam phương Phật giáo chú trọng lý tánh, cho nên xem nhẹ sự tướng của nhân quả Duyên khởi.

5 Khi Ngài Long Thọ xuất hiện, Phật giáo bước sang cơ vận mới, có khuynh hướng từ phân hóa trở lại giao lưu và tổng hợp. Tức Phật giáo tổng hợp Nam-Bắc, Không-Hữu, Tánh-Tướng, Đại-Tiểu để kiến lập Phật giáo trung đạo, nhưng dùng Đại thừa tánh không làm căn bản. Những bộ luận do Ngài viết đã được dịch sang tiến Trung Quốc và Tây Tạng rất nhiều. Chủ yếu có thể chia làm hai loại :

6 Thâm quán luận : Gồm các bộ Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận…Thâm quán luận : Gồm các bộ Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận…. vì nội dung các bộ luận lấy việc tham cứu thật tướng của các pháp làm trung tâm, làm nhân tố quyết định cho việc mê ngộ, nên gọi là Thâm Quán (quyết trạch nghĩa lý thậm thâm ) - Quảng thành luận: Như các bộ Đại Trí Độ, Thập Trụ Tỳ-bà-sa, Bồ-đề Tư Lương…. Nội dung các bộ luận này là dùng quả hạnh rộng lớn của Bồ-tát làm chủ đích (nói về pháp hành rộng lớn của bồ tát)

7 Những bộ luận của ngài Long Thọ nói về thâm quán gồm có:Luận Vô Úy dài mười vạn bài tụng do ngài Cưu-ma-la-thập dịch; Trung luận gồm năm trăm bài cũng được trích ra từ luận này. Ngoài việc dịch bộ Trung Luận có Thanh Mục giải thích, ngài La-thập còn tạo luận Thập Nhị Môn là bộ sách nhập môn của Trung Luận. Luận này dẫn chứng luận Thất Thập Không, cũng là một bộ luận do ngài Long Thọ viết. Gần đây ngài Pháp Tôn đã dịch bộ luận này từ bản Tạng và đã xác nhận điều đó khảo chứng những bộ luận do Tây Tạng truyền dịch thì có luận Vô Úy, nhưng đó là bản chú giải của Trung Luận, gần giống với bản ngài Thanh Mục giải thích được ngài La thập dịch.

8 Những bộ luận thuộc thâm quán của ngài Long Thọ ở Tây Tạng được gọi chung là Chư Trung Luận. Bởi vì phàm những tác phẩm quyết trạch thắng nghĩa tánh không đều có thể gọi là Trung Luận. Trung Luận chẳng phải tên riêng của một bộ luận nào. Trung Luận được lưu hành rộng rãi là Căn Bản luận. Căn Bản luận và Chi Luận (những bộ luận phụ thuộc) được chia làm năm Chánh lý tụ là: căn Bản Trung luận, Hồi Tránh luận, Thất Thập Không luận, Lục Thập Như Lý luận và Đại Thừa Thập Nhị luận. Năm tụ luận này được các sư Trung Quán vào hậu kỳ y cứ, và đều cho rằng do ngài Long Thọ viết.

9 Hán và Tây Tạng đều nhất trí một truyền thuyết là người chính thức truyền thừa hệ Trung Quán của ngài Long Thọ là ngài Đề-bà, một luật Sư người Tích Lan. Tác phẩm chủ yếu của Đề-bà là Tứ Bách luận. Quảng Bách luận do ngài Huyền Tráng dịch là tám phẩm cuối của luận này đã được ngài Hộ Pháp chú thích (Thích Luận), còn Bách Luận do ngài La-thập dịch chính là Thích Luận của khai sĩ Bà-tẩu, cũng là lược bản của Tứ Bách luận. Ngoài ra còn có Bách Tự luận. Ngài Đề-bà dùng chữ Bách để đặt tên cho luận, không những chỉ về số mục trong luận mà còn mang một ý nghĩa hoàn bị khác; vì người xưa giải thích chữ Bách là: “Không tà chấp nào mà không phá, không có chánh lý nào mà không hiển”.

10 Như thế, luận của Đề-bà là luận phá tàNhư thế, luận của Đề-bà là luận phá tà. Ngài Nguyệt Xứng dùng kiến giải về ngôn ngữ học mà giải thích chữ Bách là ngăn chặn, phân biệt tà chấp. Sau đó ngài Thanh Mục giải thích bát Bất của Trung Luận rằng: “Pháp tuy vô lượng, lược nói có tám việc, tức phá tất cả pháp”. Thanh Mục cho rằng bát bất của Trung Luận nghiên về phá tất cả pháp, đều này có lẽ chịu ảnh hưởng luận thuyết của Đề-bà. Trung Luận của ngài Long Thọ hiển nhiên là ngăn chặn và phá trừ tất cả hý luận, nhưng ý chính chẳng phải lấy việc phá tất cả làm chủ yếu, trái lại là thanh lập tất cả pháp để hiển thị trung đạo của đức Thích Tôn.

11 2. Học thuyết của các trường phái ngoài Phật giáoLong Thọ xuất hiện trong thời kì đỉnh cao của triết học Ấn Độ với nhiều trường phái Phật giáo cũng như các trường phái ngoài Phật giáo cùng với các quan điểm của họ. Thời đại bắt đầu từ thế kỉ thứ nhất này đánh dấu một giai đoạn hệ thống của triết học Ấn Độ, được miêu hoạ bằng một nghệ thuật tranh luận mà theo đó, các cuộc tranh luận về những phạm trù (padārtha) của một quy luật nhất định được tổ chức. Đó cũng là thời kì các nội dung giảng dạy được ghi chép lại dưới dạng kinh và những bộ luận bổ sung đi kèm.

12 Trong hoàn cảnh tranh luận sôi nổi đó, lần đầu tiên trong lịch sử, Phật giáo đã phải trải qua một cuộc khảo sát của các trường phái cạnh tranh bên ngoài. Phật giáo đã phải ứng đáp với những nghi vấn của các trường phái bên ngoài đó. Thuộc về những nghi vấn đó là những câu hỏi như phương tiện nhận thức chính xác (sa. pramāṇa, Lượng) nào có thể đưa đến chân lí, hoặc việc tái sinh nên được hiểu như thế nào, hoặc thế nào là bản chất của hiện thực.

13 Chung quy về các nghi vấn quan trọng thì có hai mô hình được phát triển trong hai trường phái chính thống (chính thống vì chúng thừa nhận thẩm quyền của Phệ-đà) liên quan tới việc quy luật nhân quả xảy ra cụ thể như thế nào đó là: * Thuyết được phái Số luận (sāṃkhya) thừa nhận là thuyết "Nhân quả nhất như" (satkāryavāda), được hiểu sát nghĩa là "Học thuyết về tồn tại và quả". Học thuyết này cho rằng quả (quả) đã nằm sẵn trong nguyên nhân (nhân), như vậy thì có sự đồng nhất của nhân và quả, hay "nhân quả nhất như".

14 * Thuyết của học phái Thắng luận (vaiśeṣika) cho rằng "Nhân quả bất nhất như" (asatkāryavāda), thuyết đối nghịch trực tiếp quan điểm của học phái Số luận. Họ cho rằng quả không nằm trong nguyên nhân, cả hai khác nhau hoàn toàn. Tất cả những mô hình ngoài Phật giáo khác chỉ là những dạng biến đổi chút ít của hai mô hình chính này, như:

15 Quan điểm của Kì-na giáo về mặt nhận thức luận được trình bày trong thuyết tương đối (syādvāda) là "học thuyết về giá trị của mỗi phán định tuỳ theo quan điểm", và về mặt bản thể luận được trình bày trong thuyết phi cực đoan (anekāntavāda), hay "học thuyết về sự đa dạng của các biểu hiện". Như vậy, Kì-na giáo giữ lập trường tổng hợp. Theo học thuyết này thì mỗi lời trần thuật đều đúng theo cách nhìn của người đưa ra, theo lập trường của người đó. Hiện thực không chỉ có một phương diện có thể được trình bày, mà hơn thế nữa là chỉ có thể được trình bày qua sự lưu ý đến nhiều phương diện khác nhau.

16 Về mặt hiệu quả của quy luật nhân quả thì triết học Kì-na giáo giữ lập trường "như thế này và cũng như thế kia", một quan niệm sau này được một chi nhánh hữu thần của học phái Số luận thừa nhận. * Những người theo thuyết Định mệnh (ājīvika) lại tuyên bố thuyết tiền định khắt khe, bác bỏ thuyết nhân quả lập trên cơ sở luân lí đạo đức. Chủ trương của học thuyết này là thế gian chạy theo con đường của định mệnh (sa. niyati) đã vạch ra. Như vậy thì người ta không có cơ hội để vượt khỏi biển luân hồi bằng tự lực vì, theo họ, giải thoát không chịu ảnh hưởng về mặt chất lượng của nghiệp, của các hành động. (akriyavāda).

17 Đại biểu của chủ nghĩa Duy vật (lokāyatika) thì bác bỏ tất cả những nguyên tắc chung của tư tưởng tôn giáo triết học Ấn Độ. Họ cho rằng không có quy luật nhân quả cũng như không có tái sinh, và cuộc sống chấm dứt với cái chết. Theo họ, thế giới được hình thành một cách ngẫu nhiên từ bốn nhân tố chính (hay tứ đại) là đất, nước, gió và lửa, không theo một quy luật hoặc trật tự nào. Vì ôm ấp tư tưởng này nên họ cũng đại diện một chủ nghĩa khoái lạc, không theo đạo đức luân lí nào của xã hội

18 Quan điểm của Thuyết nhất thiết hữu bộ và Kinh lượng bộTrong 18 trường phái Phật giáo cổ thì có 2 trường phái nổi bật, đó là Thuyết nhất thiết hữu bộ (sarvāstivādin) và Kinh lượng bộ (sautrāntika). Thuyết nhất thiết hữu bộ đặc biệt quan tâm đến A-tì-đạt-ma, đặc biệt là học thuyết về các pháp. Sự tranh luận sôi nổi về vấn đề này chính là nguyên do vì sao Kinh lượng bộ tách lìa khỏi Thuyết nhất thiết hữu bộ. Các đại biểu Kinh lượng bộ không hài lòng với cách xử lí các pháp theo Thuyết nhất thiết hữu bộ, họ chỉ thừa nhận giá trị của Kinh tạng. Sau sự tách rời này, hai trường phái tiếp nhận học thuyết Nhân quả nhất như (satkāryavāda) và Nhân quả bất nhất như (asatkāryavāda) của hai học phái Số luận và Thắng luận.

19 Các đại biểu của Thuyết nhất thiết hữu bộ thừa nhận một mô hình cộng tồn (coexistence) của tất cả các pháp – các pháp vị lai, quá khứ và hiện tại – trong một dạng tiềm tàng. Qua sự khởi động bằng nghiệp, chúng thay đổi trạng thái, lìa trạng thái tiềm tàng này để tương hỗ nhau hình thành thế giới và hiện tượng. Sau khi gây hiệu quả, và tách rời nhau, các pháp không bị huỷ hoại mà lại thể nhập trạng thái tiềm tàng như trước, đợi đến lúc bị nghiệp lực kích động để phát huy hiệu quả. Vì thế tông phái này mới có tên là "nói là tất cả đều tồn tại" (sarvam asti). Thuyết nhất thiết hữu bộ thừa nhận một tự tính (sa. svabhāva) của các pháp và qua đó, đưa chúng lên tầng cấp của "hiện thực tối cao" (sa. paramārtha).

20 Theo quan điểm của Kinh lượng bộ thì việc gán vào các pháp một hiện thực tối cao như Thuyết nhất thiết hữu bộ là một sự phản bội giáo lí vô ngã của đức Phật, bởi vì việc đưa các pháp lên một cấp bậc bên trên những "hiện thực" khác đã vô tình giữ lấy một lập trường chấp ngã (pháp ngã chấp), có thể so sánh với học thuyết tự ngã của các Áo nghĩa thư. Để phản đối lại học thuyết này, Kinh lượng bộ đề xuất học thuyết Sát-na tồn tại (kṣaṇikavāda). Theo thuyết này thì các pháp chỉ xuất hiện chớp nhoáng, chỉ trong một khoảnh khắc, một sát-na, để sau đó tịch diệt ngay tức thì. Các pháp này không tồn tại theo thời gian và không gian và cũng không có mối tương quan về mặt nhân quả với nhau. Trước khi phát sinh thì các pháp hoàn toàn không tồn tại, và sau khi đã thực hiện công năng chúng lại trở về trạng thái phi tồn tại này.

21 Ứng đáp của Long Thụ cho những mô hình nhân quảNgay trong chương đầu của Trung quán luận (MMK), Long Thụ đã phản đối cực lực tất cả những mô hình của các trường phái trong và ngoài Phật giáo, cho rằng chúng phạm lỗi mâu thuẫn: na svato nāpi parato na dvābhyāṃ nāpy ahetutaḥ | utpannā jātu vidyante bhāvāḥ kva cana ke cana || MMK 1,01 Chẳng nơi nào người ta có thể tìm thấy sự hiện hữu (sa. bhāva) phát sinh từ chính nó (svataḥ), từ cái khác (parataḥ), từ cả hai hoặc phát sinh không có nguyên nhân (ahetutaḥ).

22 Theo Long Thụ, lập trường của Thuyết nhất thiết hữu bộ, dưới dạng "Nhân quả nhất như" của họ, tương đương kiến giải cực đoan Thường kiến (śāśvatavāda); nghĩa là họ tin vào sự trường tồn, bởi vì họ đã đưa các pháp lên một trạng thái tồn tại thường hằng. Kinh lượng bộ, với cách xử lí thuyết "Nhân quả bất nhất như" (asatkāryavāda), thì sa lạc vào Đoạn kiến (ucchedavāda); đây là kiến giải chấp sự đoạn diệt, bởi vì họ cho rằng các pháp trước và sau khi xuất hiện hoàn toàn không tồn tại. Cả hai kiến giải này đều không phù hợp với con đường trung đạo của Phật Thích-ca, được Long Thụ định nghĩa bằng sự tương đồng hoàn toàn của giáo lí Duyên khởi và Tính không.

23 Các pháp không trường tồn, bởi vì chính chúng nó xuất hiện trên cơ sở hệ thuộc, có cơ sở hệ thuộc. Nhưng chúng cũng không bị huỷ diệt, bởi vì chúng hoàn toàn không có một tự tính, không có một cơ sở tự tồn nào. Long Thụ nhấn mạnh quan điểm này trong Trung quán luận như sau: yaḥ pratītyasamutpādaḥ śūnyatāṃ tāṃ pracakṣmahe | sā prajñaptir upādāya pratipat saiva madhyamā || MMK 24,18 Cái duyên khởi ấy chính là cái chúng ta gọi là Tính không. Nó [chỉ] là một khái niệm tuỳ thuộc (prajñapti), nhưng chính nó lại là Trung đạo (madhyamā pratipat) Dẫn dắt chúng sinh trực nhận chân lí trung đạo này bằng trí huệ siêu việt (prajñā) chính là động cơ chính nằm sau toàn bộ hệ thống triết học của Long Thụ.

24 Các pháp không trường tồn, bởi vì chính chúng nó xuất hiện trên cơ sở hệ thuộc, có cơ sở hệ thuộc. Nhưng chúng cũng không bị huỷ diệt, bởi vì chúng hoàn toàn không có một tự tính, không có một cơ sở tự tồn nào. Long Thụ nhấn mạnh quan điểm này trong Trung quán luận như sau: yaḥ pratītyasamutpādaḥ śūnyatāṃ tāṃ pracakṣmahe | sā prajñaptir upādāya pratipat saiva madhyamā || MMK 24,18 Cái duyên khởi ấy chính là cái chúng ta gọi là Tính không. Nó [chỉ] là một khái niệm tuỳ thuộc (prajñapti), nhưng chính nó lại là Trung đạo (madhyamā pratipat)

25 4. Văn học Bát Nhã: -Đại Phẩm Bát Nhã gồm bài tụng tức Phóng Quang Bát Nhã; - Tiểu Phẩm Bát Nhã gồm 8000 bài tụng, tức là Hành Đạo Bát Nhã 5. Kinh Kaccāyanagotta ( Tán đà Ca Chiên Diên,Trung đạo nhân duyên, Hoá Ca Chiên Diên, v.v... ): Kinh số 301, Tạp A Hàm (kinh số 99 - Đại tạng) Kinh Kaccāyanagotta, Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya II, 16-17). Kinh này nói về tri kiến chân chính (CHÁNH KIẾN) vượt thoát các ý niệm có và không và xác nhận tính duyên sinh của vạn pháp.

26 - Dựa trên tư tưởng Tính không, nhân duyên, … trong V ăn học Bát nhã và Bất Nhị trong kinh Kaccayanagotta mà Long Thọ đã triển khai phát triển thành tư tưởng “Trung Đạo” xuyên suốt trong tác phẩm Trung Quán Luận. - Mục đích của Trung Quán Luận là nhằm phá hai thứ chấp căn bản của Phật giáo bộ phái, thay đổi cách nhìn về nhân sinh và thế giới, và đưa con người tới chỗ vượt hẳn sự đối lập nhị phân về khổ-vui, giầu-nghèo, mê-ngộ, hay thiện-ác, chứng ngộ chân lý Không. - Tư tưởng “chân không diệu hữu” của Kinh Bát Nhã chính là cốt lõi cơ bản của tư tưởng Đại thừa Phật giáo, mà Trung Quán Luận của Long Thọ đã kế thừa phát triển.

27 B. Cấu trúc nội dung Ngài Long Thọ trước tác “Trung Luận”, gồm có 27 phẩm, gồm 500 bài kệ tụng, mỗi kệ 4 câu, thật ra chỉ có 446 kệ, ước lượng có 500 bài. Luận có 27 phẩm, 2 phẩm đầu là tổng quát, 25 phẩm sau là chi tiết. Trong 25 phẩm đó, 3 phẩm đầu quán thế gian khổ, 11 phẩm kế tiếp quán thế gian tập, 9 phẩm tiếp theo quán thế gian tập diệt, 2 phẩm cuối cùng quán thế gian diệt đạo (quán Tứ đế khổ tập diệt và đạo). Bởi vì phàm là Phật pháp, đều có thể dùng Tứ đế để thông nhiếp, Đại Tiểu thừa không tách rời khỏi Tứ đế. Nên Ngài

28 2 phẩm đầu là tổng quát, 25 phẩm sau là chi tiết2 phẩm đầu là tổng quát, 25 phẩm sau là chi tiết. Trong 25 phẩm đó, 3 phẩm đầu quán thế gian khổ, 11 phẩm kế tiếp quán thế gian tập, 9 phẩm tiếp theo quán thế gian tập diệt, 2 phẩm cuối cùng quán thế gian diệt đạo (quán Tứ đế khổ tập diệt và đạo). Bởi vì phàm là Phật pháp, đều có thể dùng Tứ đế để thông nhiếp, Đại Tiểu thừa không tách rời khỏi Tứ đế. Nên Ngài

29 1. Quán nhân duyên (pratyayaparīkṣā) 2. Quán khứ lai (gatāgataparīkṣā)2 phẩm đầu là tổng quát 1. Quán nhân duyên (pratyayaparīkṣā) 2. Quán khứ lai (gatāgataparīkṣā)

30 3. Quán lục tình (cakṣurādīndriyaparīkṣā) 25 phẩm sau là chi tiết. Trong 25 phẩm đó, 3 phẩm đầu quán thế gian khổ: 3. Quán lục tình (cakṣurādīndriyaparīkṣā) 4. Quán ngũ ấm (skandhaparīkṣā) 5. Quán lục chủng (dhātuparīkṣā)

31 11 phẩm kế tiếp quán thế gian tập:6. Quán nhiễm nhiễm (rāgaraktaparīkṣā) 7. Quán tam tướng (saṃskṛtaparīkṣā) 8. Quán tác tác giả (karmakārakaparīkṣā) 9. Quán bản trú (pūrvaparīkṣā) 10. Quán nhiên khả nhiên (agnīndhanaparīkṣā) 11. Quán bản tế (pūrvaparakoṭiparīkṣā) 12. Quán khổ (duḥkhaparīkṣā) 13. Quán hành (saṃskāraparīkṣā) 14. Quán hợp (saṃsargaparīkṣā) 15. Quán hữu vô (svabhāvaparīkṣā) 16. Quán phọc giải (bandhanamokṣaparīkṣā)

32 9 phẩm tiếp theo quán thế gian tập diệt17. Quán nghiệp (karmaphalaparīkṣā) 18. Quán pháp (ātmaparīkṣā) 19. Quán thời (kālaparīkṣā) 20. Quán nhân quả (sāmagrīparīkṣā) 21. Quán thành hoại (saṃbhavavibhavaparīkṣā) 22. Quán Như Lai (tathāgataparīkṣā) 23. Quán điên đảo (viparyāsaparīkṣā) 24. Quán tứ đế (āryasatyaparīkṣā) 25. Quán niết-bàn (nirvāṇaparīkṣā)

33 2 phẩm cuối cùng quán thế gian diệt đạo (quán Tứ đế khổ tập diệt và đạo). 26. Quán thập nhị nhân duyên (dvādaśāṅgaparīkṣā) 27. Quán tà kiến ( dṛṣṭiparīkṣā)

34 1. Quán nhân duyên (pratyayaparīkṣā) 2. Quán khứ lai (gatāgataparīkṣā)2 phẩm đầu là tổng quát 1. Quán nhân duyên (pratyayaparīkṣā) 2. Quán khứ lai (gatāgataparīkṣā)

35 Tài liệu tham khảo Trung Quán LuậnA. Nguồn chính (Primary sources) Trung Luận (CBETA, T30n1564, 中论), 4 quyển, Long Thọ Bồ Tát tạo, Phạm Chí Thanh Mục thích, Cưu Ma La Thập dịch. Việt dịch: Thích Viên Lý, Thích Tịnh Nghiêm, Thích Nữ Chân Hiền, Thích Duy Lực, Thích Thanh Từ, Thích Thiện Siêu, Thích Nhất Hạnh (Đập vỡ vỏ hồ đào), Đại Sư Ấn Thuận - Thích Nguyên Chơn dịch Việt v.v...] Thuận Trung Luận (CBETA, T30n1565, 順中論), 2 quyển, [Long Thọ Bồ Tát tạo, Vô Trước Bồ Tát thích, Nguyên Ngụy Cồ Đàm Bát Nhã Lưu Chi dịch] Đại Thừa Trung Quán Thích Luận (CBETA, T30n1567, 大乘中觀釋論), 9 quyển, [An Tuệ Bồ Tát tạo, Tống Duy Tịnh đẳng dịch] Madhyamakaśāstra of Nāgārjuna, Vaidya, P.L. (Editor), Darbhanga: The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, (

36 Tài liệu tham khảo Trung Quán LuậnInada Kenneth K. (1993), Nāgārjuna: A translation of his Mūlamadhyamakakārikā with an Introductory Essay, Delhi: Sri Satguru Publications. Kalupahana, David J. (2006), Mūlamadhyamakakārikā of Nāgārjuna, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers. Garfield, Jay L. (1995), The Fundamental Wisdom of the Middle Way, Oxford: Oxford University Press.

Từ khóa » Tiểu Luận Trung Quán Luận