Tổng Quan Về Các Học Thuyết Của Carl Jung
Có thể bạn quan tâm
Carl Jung là một trong những người đầu tiên ủng hộ Freud vì họ có chung mối quan tâm về tâm trí vô thức. Ông là thành viên thường trực của Hội Phân Tâm học Vienna (tiền thân là Hội Tâm lý Thứ Tư). Khi Hiệp Hội Phân Tâm Học Quốc Tế được thành lập vào năm 1910, Jung trở thành chủ tịch của hiệp hội theo lời đề nghị của Freud.
Carl Jung was an early supporter of Freud because of their shared interest in the unconscious. He was an active member of the Vienna Psychoanalytic Society (formerly known as the Wednesday Psychological Society). When the International Psychoanalytical Association formed in 1910 Jung became president at the request of Freud.
Tuy nhiên vào năm 1912, trong một chuỗi các bài giảng tại Mỹ, Jung đã công khai phê bình học thuyết của Freud về Phức cảm Oedipus và sự nhấn mạnh quá đà của Freud về bản năng tính dục ở trẻ nhỏ. Năm tiếp sau đó chứng kiến sự rẽ đôi không thể tránh khỏi giữa hai người họ và Jung tiếp tục phát triển thuyết phân tâm theo phiên bản của riêng ông.
However in 1912 while on a lecture tour of America Jung publicly criticized Freud’s theory of the Oedipus complex and his emphasis on infantile sexuality. The following year this led to an irrevocable split between them and Jung went on to develop his own version of psychoanalytic theory.
Hầu hết những nhận định của Jung về phân tâm học phản ánh sự khác biệt về lý thuyết luận giữa ông và Freud. Ví dụ, Jung mặc dù vẫn đồng ý với Freud rằng quá khứ và trải nghiệm thời thơ ấu của một người sẽ định hình những hành vi của họ trong tương lai, nhưng ông tin rằng chúng ta còn bị “định hình” bởi cả tương lai chúng ta mong đợi (những tham vọng ta hình thành trong thời gian sắp tới) nữa.
Most of Jung’s assumptions of his analytical psychology reflect his theoretical differences with Freud. For example, while Jung agreed with Freud that a person’s past and childhood experiences determined future behavior, he also believed that we are shaped by our future (aspirations) too.
Sự khác biệt giữa Jung và Freud. Differences between Jung and Freud
Bảng so sánh sự khác biệt giữa Jung và Freud. Jung – Freud Comparison Table
Nhận định. Assumptions | Jung | Freud |
Bản chất và mục đích của dục năng. Nature and purpose of the libido | Một nguồn năng lượng tinh thần chung thúc đẩy hàng loạt các hành vi. A generalize source of psychic energy motivating a range of behaviors | Một nguồn năng lượng tinh thần liên quan cụ thể đến khoái cảm tình dục. A source of psychic energy specigic to sexual gratification |
Bản chất của vô thức. Nature of the unconscious | Một kho tàng các ký ức bị đè nén cụ thể cho từng người và quá khứ tổ tiên của chính họ. A storehouse of repressed memories specific to individual and our ancestral past. | Một kho tàng những ham muốn đè nén không được xã hội chấp nhận liên quan cụ thể cho từng người. A storehouse of unacceptable repressed desires specific to the individual. |
Căn nguyên của hành vi. Cause of behaviors | Những trải nghiệm trong quá khứ và cả những mong đợi vào tương lai. Past experiences in addition to future aspiration. | Những trải nghiệm trong quá khứ, đặc biệt là trong thời thơ ấu. Past experiences, particularly in childhood. |
Học thuyết về dục năng. Theory of the Libido
Jung (1948) đã bất đồng với Freud về vai trò của bản năng tính dục. Ông tin rằng dục năng không chỉ là ham muốn tình dục, mà thay vào đó, nó còn là một nguồn năng lượng tinh thần rộng lớn hơn.
Jung (1948) disagreed with Freud regarding the role of sexuality. He believed the libido was not just sexual energy, but instead generalized psychic energy.
Theo Jung, mục đích của năng lượng tinh thần là để thúc đẩy chủ thể theo nhiều cách, bao gồm tâm linh, tâm trí, và óc sáng tạo. Nó cũng là nguồn động lực của chủ thể giúp họ tìm kiếm sự thỏa mãn và làm giảm xung đột.
For Jung the purpose of psychic energy was to motivate the individual in a number of important ways, including spiritually, intellectually, and creatively. It was also an individual’s motivational source for seeking pleasure and reducing conflict
Học thuyết về Tâm trí Vô thức. Theory of the Unconscious
Cũng như Freud (và Erikson), Jung mô tả tâm hồn được hình thành từ nhiều cấu phần tách biệt nhưng là một hệ thống tương tác lẫn nhau. Ba cấu phần chính ở đây theo ông, là bản ngã, vô thức cá nhân và vô thức tập thể.
Like Freud (and Erikson) Jung regarded the psyche as made up of a number of separate but interacting systems. The three main ones were the ego, the personal unconscious, and the collective unconscious.
Theo Jung, bản ngã đại diện cho tâm trí tỉnh thức vì nó bao gồm những suy nghĩ, ký ức và cảm xúc mà chủ thể nhận thức rõ ràng. Bản ngã phần lớn chịu trách nhiệm cho những cảm xúc thuộc về bản dạng và sự liên tục của tính cách.
According to Jung, the ego represents the conscious mind as it comprises the thoughts, memories, and emotions a person is aware of. The ego is largely responsible for feelings of identity and continuity.
Cũng như Freud, Jung (1921, 1933) nhấn mạnh tầm quan trọng của vô thức lên tính cách. Tuy nhiên, ông lại cho rằng vô thức có hai tầng lớp.
Like Freud, Jung (1921, 1933) emphasized the importance of the unconscious in relation to personality. However, he proposed that the unconscious consists of two layers.
Lớp đầu tiên gọi là vô thức cá nhân, về cơ bản là giống phiên bản vô thức của Freud. Vô thức cá nhân bao gồm những thông tin tạm thời bị quên lãng cũng như những ký ức bị đè nén.
The first layer called the >personal unconscious is essentially the same as Freud’s version of the unconscious. The personal unconscious contains temporality forgotten information and well as repressed memories.
Jung (1933) mô tả một đặc điểm quan trọng của vô thức cá nhân gọi là những phức cảm. Phức cảm là một bộ sưu tập những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và ký ức tập trung vào một khái niệm đơn lẻ.
Jung (1933) outlined an important feature of the personal unconscious called complexes. A complex is a collection of thoughts, feelings, attitudes, and memories that focus on a single concept.
Phức cảm có càng nhiều thành tố thì khả năng ảnh hưởng lên chủ thể nó càng lớn. Jung cũng tin rằng vô thức cá nhân gần bề mặt ý thức hơn quan điểm của Freud và trị liệu theo kiểu Jung sẽ ít tập trung vào những trải nghiệm đè nén thời thơ ấu hơn. Nó còn là hiện tại và tương lai, mà theo quan điểm của Jung, chính là chìa khóa cho cả quá trình phân tích loạn thần và cách điều trị những chứng bệnh này.
The more elements attached to the complex, the greater its influence on the individual. Jung also believed that the personal unconscious was much nearer the surface than Freud suggested and Jungian therapy is less concerned with repressed childhood experiences. It is the present and the future, which in his view was the key to both the analysis of neurosis and its treatment.
Tuy nhiên, cho tới nay, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa Jung và Freud là quan niệm về vô thức tập thể (hay còn gọi là siêu cá nhân). Đây là đóng góp độc đáo và gây tranh cãi nhất của Jung vào học thuyết nhân cách con người.
However, by far the most important difference between Jung and Freud is Jung’s notion of the collective (or transpersonal) unconscious. This is his most original and controversial contribution to personality theory.
Đây là tầng vô thức ta có chung với các thành viên khác trong nhân loại tạo nên các ký ức ẩn tàng từ tổ tiên và quá khứ tiến hóa. “Là một dạng thế giới mà chủ thể sinh ra từ đó và cũng vốn tồn tại sẵn trong chủ thể một cách bẩm sinh, như kiểu một ảo ảnh.” (Jung, 1953, p. 188)
This is a level of unconscious shared with other members of the human species comprising latent memories from our ancestral and evolutionary past. ‘The form of the world into which [a person] is born is already inborn in him, as a virtual image’ (Jung, 1953, p. 188).
Theo Jung, tâm trí con người có những đặc tính bẩm sinh “ghi khắc” vào như một kết quả của quá trình tiến hóa. Những bẩm chất chung này được khởi nguồn từ quá khứ của tổ tiên. Nỗi sợ bóng tối hay sợ rắn và nhện là những ví dụ, và thật thú vị khi ý tưởng này gần đây vẫn còn lưu truyền trong thuyết điều kiện hóa có chuẩn bị.
According to Jung, the human mind has innate characteristics “imprinted” on it as a result of evolution. These universal predispositions stem from our ancestral past. Fear of the dark, or of snakes and spiders might be examples, and it is interesting that this idea has recently been revived in the theory of prepared conditioning.
Tuy nhiên, không hẳn là những khuynh hướng riêng lẻ, mà cái quan trọng ở đây là việc những khía cạnh của vô thức tập thể đã hình thành theo những nhánh hệ thống riêng của tính cách. Jung gọi những hình ảnh và ký ức của tổ tiên này là những “nguyên mẫu”.
However, more important than isolated tendencies are those aspects of the collective unconscious that have developed into separate sub-systems of the personality. Jung called these ancestral memories and images archetypes.
Các nguyên mẫu trong học thuyết của Jung. Jungian Archetypes
Những nguyên mẫu là những hình ảnh và suy nghĩ mang ý nghĩa phổ quát qua nhiều nền văn hóa, có thể xuất hiện trong những giấc mơ, trong văn học, nghệ thuật hay tôn giáo, (Jung, 1947).
Archetypes are images and thoughts which have universal meanings across cultures which may show up in dreams, literature, art or religion. (Jung, 1947)
Jung tin rằng những biểu tượng từ các nền văn hóa khác nhau thường khá tương đồng vì chúng đều xuất phát từ những nguyên mẫu chung của toàn bộ nhân loại, là một phần của vô thức tập thể ngoài kia.
Jung believes symbols from different cultures are often very similar because they have emerged from archetypes shared by the whole human race which are part of out collective unconscious.
Đối với Jung, quá khứ cổ xưa trở thành nền tảng của tâm hồn con người, định hướng và ảnh hưởng lên hành vi hiện tại. Jung tuyên bố rằng mình đã xác định được nhiều nguyên mẫu nhưng ông chú ý đặc biệt đến bốn nguyên mẫu cơ bản.
For Jung, our primitive past becomes the basis of the human psyche, directing and influencing present behavior. Jung claimed to identify a large number of archetypes but paid special attention to four.
Jung gắn nhãn những nguyên mẫu này là Self (Bản ngã), Persona (Mặt Nạ), Bóng Tối (Shadow) và Tính Nữ (Anima)/ Tính Nam (Animus)
Jung labeled these archetypes the Self, the Persona, the Shadow and the Anima/Animus.
Mặt Nạ. The Persona
Mặt nạ (The Persona) là bộ mặt bên ngoài ta thể hiện ra với thế giới. Nó che đậy cái tôi thực sự bên trong và Jung mô tả nó như nguyên mẫu “thích ứng”. Đây là bộ mặt hay vai trò mang tính đại diện mà chủ thể “chưng” ra với người khác và như thể một ai đó rất khác với con người thực sự bên trong của họ (như một diễn viên).
The persona (or mask) is the outward face we present to the world. It conceals our real self and Jung describes it as the “conformity” archetype. This is the public face or role a person presents to others as someone different to who we really are (like an actor).
Tính Nữ/ Tính Nam. The Anima/Animus
Một nguyên mẫu khác là tính nữ/ tính nam. “Tính Nữ/Tính Nam” như một hình ảnh phản chiếu trong gương của giới tính sinh học, mặt nữ tính trong vô thức ở đàn ông và khuynh hướng nam tính ở phụ nữ.
Another archetype is the anima/animus. The “anima/animus” is the mirror image of our biological sex, that is, the unconscious feminine side in males and the masculine tendencies in women.
Mỗi giới đều thể hiện thái độ và hành vi của giới còn lại bằng nhiều thế kỷ sinh sống cùng nhau. Tâm hồn của một người phụ nữ chứa đựng cả những khía cạnh nam tính (Nguyên mẫu tính nam) và tâm hồn của một người đàn ông cũng bao hàm những phương diện nữ tính (nguyên mẫu tính nữ).
Each sex manifests attitudes and behavior of the other by virtue of centuries of living together. The psyche of a woman contains masculine aspects (the animus archetype), and the psyche of a man contains feminine aspects (the anima archetype).
Bóng tối. The Shadow
Nguyên mẫu tiếp theo là bóng tối (shadow). Đây là khía cạnh “thú tính” trong nhân cách (như “cái nó” của Freud). Nó là nguồn căn của cả những năng lượng kiến tạo và hủy diệt. Theo thuyết tiến hóa, có thể chính các nguyên mẫu của Jung đã phản ánh những bẩm chất vốn từng có giá trị sinh tồn.
Next is the shadow. This is the animal side of our personality (like the id in Freud). It is the source of both our creative and destructive energies. In line with evolutionary theory, it may be that Jung’s archetypes reflect predispositions that once had survival value.
Bản ngã. The Self
Cuối cùng, nguyên mẫu bản ngã (self) mang đến cảm nhận về sự thống nhất trong trải nghiệm. Đối với Jung, mục tiêu tối thượng của mỗi cá nhân là đạt được trạng thái thống nhất về bản dạng cá nhân (Selfhood) (tương tự như sự tự khẳng định mình), và trong nội dung này, Jung (giống như Erikson) chuyển dần về định hướng mang tính nhân văn hơn.
Finally, there is the self which provides a sense of unity in experience. For Jung, the ultimate aim of every individual is to achieve a state of selfhood (similar to self-actualisation), and in this respect, Jung (like Erikson) is moving in the direction of a more humanist orientation.
Đó chắc chắn là niềm tin của Jung và trong cuốn sách “Bản ngã chưa tìm thấy” của mình, ông đã tranh luận rằng nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện đại bị gây ra bởi “sự xa rời tịnh tiến của con người khỏi nền móng bản năng của mình”. Một nội dung trong quan điểm này là những góc nhìn của ông về tầm quan trọng của tính nữ và tính nam.
That was certainly Jung’s belief and in his book “The Undiscovered Self” he argued that many of the problems of modern life are caused by “man’s progressive alienation from his instinctual foundation.” One aspect of this is his views on the significance of the anima and the animus.
Jung cho rằng những nguyên mẫu này là sản phẩm của tập hợp nhiều trải nghiệm của đàn ông và phụ nữ sinh sống cùng nhau. Tuy nhiên, trong quá trình văn minh hóa ở phương Tây, người ta thường không khuyến khích nam giới sống với mặt nữ tính của mình và phụ nữ thì không nên thể hiện khuynh hướng nam tính ra. Đối với Jung, kết quả của hiện tượng này là sự phát triển tâm lý đầy đủ của cả hai giới bị hủy hoại.
Jung argues that these archetypes are products of the collective experience of men and women living together. However, in modern Western civilization men are discouraged from living their feminine side and women from expressing masculine tendencies. For Jung, the result was that the full psychological development both sexes was undermined.
Cùng với văn hóa gia trưởng chiếm lĩnh trong văn minh phương Tây, điều này đã dẫn đến sự “xuống giá” của những phẩm chất nữ, và sự thống trị của nguyên mẫu Mặt nạ (Persona), làm gia tăng sự giả dối, tạo nên đến một cuộc sống mà cả hàng triệu người “mặc định” là “bình thường” mỗi ngày.
Together with the prevailing patriarchal culture of Western civilization this has led to the devaluation of feminine qualities altogether, and the predominance of the persona (the mask) has elevated insincerity to a way of life which goes unquestioned by millions in their everyday life.
Đánh giá phê bình. Critical Evaluation
Những ý kiến của Jung không phổ biến bằng của Freud. Đây có lẽ là vì ông không viết nhiều cho tầng lớp phổ thông và những quan điểm của ông không được giảng giải rộng khắp như Freud. Cũng có lẽ bởi những góc nhìn của ông hơi bí ẩn và khó cắt nghĩa hơn, và ít được giải thích cặn kẽ hơn.
Jung’s ideas have not been as popular as Freud’s. This might be because he did not write for the layman and as such his ideas were not a greatly disseminated as Freud’s. It may also be because his ideas were a little more mystical and obscure, and less clearly explained.
Nói chung, nền tâm lý học hiện đại đã không xem xét tử tế học thuyết của Jung về các nguyên mẫu. Ernest Jones (người viết tiểu sử của Freud) nói rằng Jung “đã hạ mình xuống một thứ ngụy triết học mà từ đó ông chẳng bao giờ nổi lên được” và coi nhiều ý kiến của ông trông giống như kiểu suy đoán thần bí của Kỷ Nguyên Mới hơn là một đóng góp khoa học dành cho ngành tâm lý.
On the whole modern psychology has not viewed Jung’s theory of archetypes kindly. Ernest Jones (Freud’s biographer) tells that Jung “descended into a pseudo-philosophy out of which he never emerged” and to many his ideas look more like New Age mystical speculation than a scientific contribution to psychology.
Mặc dù nghiên cứu của Jung về những huyền thoại và thần thoại cổ xưa, mối quan tâm của ông dành cho chiêm tinh học và sự đam mê với tôn giáo phương Đông có thể nhìn nhận theo hướng đó nhưng ta cũng nên nhớ rằng những hình ảnh ông viết, về mặt thực tế lịch sử, đã tạo nên một chỗ dựa/một ảnh hưởng kéo dài lên tâm trí con người.
However, while Jung’s research into ancient myths and legends, his interest in astrology and fascination with Eastern religion can be seen in that light, it is also worth remembering that the images he was writing about have, as a matter of historical fact, exerted an enduring hold on the human mind.
Ngoài ra, bản thân Jung cũng cho rằng, sự tái diễn liên tục các biểu tượng lấy từ thần thoại trong trị liệu cá nhân và trong mộng tưởng của người loạn thần minh chứng cho quan điểm về một sản phẩm thặng dư bẩm sinh của nền văn hóa tập thể. Nhìn theo góc độ thuyết tiến hóa, có thể các nguyên mẫu của Jung cũng phản ánh những bẩm chất đã từng có giá trị sinh tồn.
Furthermore, Jung himself argues that the constant recurrence of symbols from mythology in personal therapy and in the fantasies of psychotics support the idea of an innate collective cultural residue. In line with evolutionary theory it may be that Jung’s archetypes reflect predispositions that once had survival value.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Jung cũng góp phần tạo ra một xu thế trong tâm lý học, trong ít nhất một khía cạnh quan trọng. Ông cũng là người đầu tiên phân biệt hai kiểu thái độ hay định hướng tính cách lớn – hướng ngoại và hướng nội, và xác định được bốn chức năng chính (tư duy, cảm xúc, cảm nhận, và trực giác), từ đó tạo ra 8 loại tính cách riêng biệt.
However, Jung’s work has also contributed to mainstream psychology in at least one significant respect. He was the first to distinguish the two major attitudes or orientations of personality – extroversion and introversion. He also identified four basic functions (thinking, feeling, sensing, and intuiting) which in a cross-classification yield eight pure personality types.
Các nhà tâm lý học như Hans Eysenck và Raymond Cattell sau đó đã phát triển theo học thuyết này. Bên cạnh là một biểu tượng ăn hóa cho các thế hệ sau này trong ngành tâm lý học, các học thuyết của Jung còn đưa ra những ý tưởng quan trọng cho sự phát triển của các học thuyết hiện tại về nhân cách.
Psychologists like Hans Eysenck and Raymond Cattell have subsequently built upon this. As well as being a cultural icon for generations of psychology undergraduates Jung, therefore, put forward ideas which were important to the development of modern personality theory.
Nguồn: Sources:
Jung, C. G. (1921). Psychological types. The collected works of CG Jung, Vol. 6 Bollingen Series XX.
Jung, C. G. (1933). Modern man in search of his soul.
Jung, C. G. (1947). On the Nature of the Psyche. London: Ark Paperbacks.
Jung, C. G. (1948). The phenomenology of the spirit in fairy tales. The Archetypes and the Collective Unconscious, 9(Part 1), 207-254.
Jung, C. G. (1953). Collected works. Vol. 12. Psychology and alchemy.
Nguồn: https://www.simplypsychology.org/carl-jung.html
Như Trang.
Chia sẻ:
Từ khóa » Thuyết Carl Jung
-
Nhà Tâm Lý Học Carl Jung Và Học Thuyết Của ông - Luật Minh Khuê
-
Carl Jung – Học Thuyết Nhân Cách Biểu Tượng - Spiderum
-
Học Thuyết Của Carl Jung | Kịch ứng Dụng
-
Tóm Lược Học Thuyết Nhân Cách Của Carl Jung - Facebook
-
4 Nguyên Mẫu Tâm Lý Chính Theo Học Thuyết Của Carl Jung
-
Lý Thuyết Và Tiểu Sử Carl Jung / Tâm Lý Học | Thpanorama
-
Chương 4. CARL JUNG HỌC THUYẾT NHÂN CÁCH BIỂU TƯỢNG
-
11 Cuốn Sách Hay Nhất Của Carl Jung
-
Carl Jung – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Tâm Lý Của Carl Gustav Jung
-
Carl Jung, Vô Thức, Và Thuyết Số Mệnh. - Redpillvn
-
Giải Thích Về 4 Lý Thuyết Của Carl Jung: Persona, Shadow, Anima ...
-
[A Crazy Mind] Hiểu Về Vô Thức Tập Thể (The Collective ... - YBOX
-
Lý Thuyết Tâm Lý Của Carl Gustav Jung