Tổng Quan Về Ghép Thận | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Ghép thận là gì?
Ghép thận là lấy thận khỏe mạnh từ người hiến ghép vào ổ bụng của người nhận. Vị trí ghép thận thường là vùng hố chậu bên phải (cũng có thể là bên trái). Nguồn thận ghép có thể từ người cho sống hoặc người cho chết não, người cho tim ngừng đập. Ghép thận không phải là cắt bỏ thận bệnh rồi ghép một quả thận mới vào đúng vị trí cũ. Người ta chỉ cắt bỏ thận bệnh lý trong một số trường hợp đặc biệt (thận đa nang quá to, thận bệnh bị viêm mãn tính nặng, hẹp động mạch thận nặng). Một người có thể ghép thận được nhiều lần, nếu thận ghép bị hỏng.
Nguồn thận để ghép lấy từ đâu?
Nguồn thận ghép có thể từ người cho sống hoặc người cho chết não, người cho tim ngừng đập. Người chết não, ngừng tuần hoàn có lấy được thận để ghép hay không do những hội đồng chuyên môn của bệnh viện quyết định. Nguồn thận ghép từ hiến thận khỏe mạnh có thể cùng huyết thống (bố, mẹ đẻ, anh chi em ruột hoặc anh chị em họ hàng xa hơn) và không cùng huyết thống. Những trường hợp không cùng huyết thống phải chứng minh được sự “tự nguyện hiến thận vì mục đích nhân đạo” chữa bệnh chứ không được mua bán (luật pháp cấm mua bán tạng).
Đối với người hiến thận, khi hiến 1 quả thận thì quản thận còn lại vẫn đảm đương chức năng của cả 2 thận. Do đó người hiến thận nếu được tư vấn, khám xét và làm các xét nghiệm đầy đủ, chính xác thì việc ghép thận để ghép cho người khác là đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người hiến. Vì vậy người muốn hiến thận phải được tư vấn, hiến thận tại các bệnh viện có chuyên khoa ghép thận.
Chỉ định và chống chỉ định ghép thận
Chỉ định ghép thận:
Bệnh thận mạn giai đoạn cuối có nguyện vọng ghép thận, có tình trạng tim mạch ổn định, tình trạng toàn thân và tình trạng mạch máu vùng chậu tốt, có sự hỗ trợ hiệu quả từ gia đình, xã hội và sẵn sàng tuân thủ kế hoạch điều trị và theo dõi.
Chống chỉ định ghép thận:
Bệnh ác tính, nhiễm khuẩn chưa kiểm soát, bệnh lý tim mạch không ổn định, bệnh lý mạch máu không tốt, bệnh lý đông máu, bệnh nhân có kì vọng đời sống ngắn, phản ứng đọ chéo với người nhận trước ghép dương tính, chậm phát triển tâm thần, vận động, một số bệnh lý khác ( như xơ gan, bệnh cường giáp chưa điều trị ổn định, cường cận giáp, loét dạ dày nặng, nghiện rượu).
Ghép thận cần làm các xét nghiệm gì?
Khi đã đủ điều kiện ban đầu để tuyển chọn nhận thận và hiến thận, cả người nhận và hiến thận sẽ được làm các xét nghiệm nhằm xác định sự phù hợp giữa người nhận và hiến (nhóm máu, định danh HLA, crossmatch, kháng thể kháng HLA), tình trạng sức khỏe chung của cả 2 người (các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ...), tình trạng giải phẫu chức năng mạch máu thận của người hiến và mạch máu vùng chậu của người nhận. Nếu tất cả các xét nghiệm đảm bảo yêu cầu nhận và hiến thận, được hội đồng chuyên môn của bệnh viện thông qua, thì phẫu thuật lấy thận để ghép và phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành đồng thời.
Thận ghép tồn tại được bao lâu?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của thận ghép: như thận ghép từ người cho sống hay chết, tình trạng sức khỏe người nhận thận, sự hòa hợp nhóm máu, tương đồng về mặt miễn dịch… mà tùy vào từng cá thể sẽ có thời gian tồn tại thận ghép khác nhau. Nhìn chung tỉ lệ thận ghép tồn tại trên 1 năm là 95%, trên 5 năm là trên 80% và trên 10 năm là 75%. Khi thận ghép bị hỏng, bệnh nhân có thể tiếp tục ghép thận lần 2, lần 3 và phải chạy thận nhân tạo trong thời gian chờ được ghép.
Theo dõi hậu ghép thận
Thông thường sau ghép thận hàng ngày bệnh nhân phải dùng 2 – 3 loại thuốc chống thải ghép và phải dùng suốt đời. Tuy vậy các chi phí cũng không tốn kém hơn so với điều trị bằng thận nhân tạo hay lọc màng bụng vì có thẻ bảo hiểm y tế chi trả. Sau ghép thận, mặc dù chức năng thận ghép tốt, bệnh nhân trở lại cuộc sống khỏe mạnh như người bình thường nhưng các bệnh nhân luôn luôn cần lưu ý một số điều sau: tái khám đúng hẹn, dùng thuốc đúng giờ, xây dựng một lối sống lành mạnh, tuân thủ và nghe theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Tóm lại, ghép thận là một hệ thống các quy trình chặt chẽ từ khâu tuyển chọn, sàng lọc, phẫu thuật, chăm sóc và điều trị sau ghép. Ghép thận là lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp điều trị thay thế thận đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, làm tăng chất lượng cuộc sống và cải thiện tỉ lệ sống còn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Dịch Vụ Ghép Thận
-
Vinmec Triển Khai Dịch Vụ Khám Và Theo Dõi Sau Ghép Thận
-
Ghép Thận Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Quy Trình Cấy Ghép Như Thế ...
-
Những điều Bệnh Nhân Ghép Thận Cần Biết
-
Thêm 2 Ca Ghép Thận đặc Biệt được Thực Hiện Thành Công, Cùng ...
-
Ghép Thận Từ Người Sống Cho Thận (LDKT) - Mount Elizabeth Hospitals
-
Khoa Nội Thận - Miễn Dịch Ghép - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Khoa Ngoại Niệu - Ghép Thận - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Giới Thiệu Chung | TT Ghép Tạng - Bệnh Viện Việt Đức
-
Ghép Thận Tại Bệnh Viện đà Nẵng: Hiện Tại Và Tương Lai
-
Đánh Giá Hiệu Quả Sau 15 Ca Ghép Thận Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh ...
-
Quyết định 43/2006/QĐ-BYT Về Quy Trình Kỹ Thuật Ghép Thận, Ghép ...
-
Lĩnh Vực Ghép Tạng - Bệnh Viện Trung ương Huế
-
Thanh Hóa: Thực Hiện Thành Công Ca Ghép Thận Cùng Huyết Thống
-
Bác Sỹ Mỹ Thực Hiện Thành Công Ca Thứ Hai Ghép Thận Lợn Cho Người