Tổng Quan Về Nhựa Nhiệt Rắn – Làm Thế Nào để Phân Biệt Nhựa ...

Nhựa là vật liệu được sử dụng rất phổ biến trên toàn cầu. Hầu hết các sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực đời sống hằng ngày cho đến những lĩnh vực chuyên dụng khác đều xuất hiện sự tham gia của vật liệu này. Nhựa nhiệt rắn là một trong số đó, để hiểu rõ hơn bạn hãy cùng Havico tìm hiểu thêm về loại vật liệu này ngay dưới đây.

Định nghĩa về nhựa nhiệt rắn

Nhựa nói chung là chất dẻo hay là còn gọi là vật liệu tổng hợp. Chúng có cấu tạo gồm các cao phân tử kết hợp với nhau. Thành phần có nguồn gốc từ dầu thô hay từ thực vật. Phân loại theo tính chất, nhựa được phân thành 2 loại: nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo.

nhựa nhiệt rắn

Nhựa nhiệt rắn là vật liệu tổng hợp dẻo, thông qua các phương pháp xử lý, chúng biến đổi về mặt hóa học và không thể nóng chảy, hòa tan trở lại. Khi bắt đầu chúng ở trạng thái lỏng và thông qua áp suất, gia nhiệt, nhựa trở nên “rắn”. Sau khi làm nguội, trạng thái rắn này là vĩnh viễn. Những đặc tính này làm cho nhựa nhiệt rắn không có khả năng tái chế.

Một minh họa dễ hiểu, nhựa nhiệt rắn giống như lòng trắng trứng mang đi luộc chín. Sau khi có tác động bằng nhiệt độ, chúng đông cứng lại ở thể rắn và bằng mọi cách, chúng không thể trở lại trạng thái lỏng như ban đầu.

Có thể bạn chưa biết: Nhựa formex – Vật liệu mới ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực

Những đặc điểm cơ bản của nhựa nhiệt rắn

Khi nhắc đến nhựa nhiệt rắn, những đặc điểm cơ bản giúp dễ dàng phân biệt với loại nhựa khác như:

  • Độ bền vật liệu cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài và liên tục
  • Khả năng chống chịu tác động lực tốt
  • Khả năng chống lại các quá trình xử lý về cả cơ học lẫn hóa học
  • Có thể gia cố thêm các vật liệu khác như sợi, hạt để tạo thành một vật liệu tổng hợp có tính ưu việt hơn
  • Không thể tái định hình hay nấu chảy sau khi đã trải qua một lần xử lý gia công nhiệt, đúc, đùn…

Ưu điểm của nhựa nhiệt rắn

  • Chất dẻo nhiệt rắn vẫn giữ được độ bền và hình dạng ngay cả khi bị nung nóng trong khi nhựa nhiệt dẻo sẽ có xu hướng bị nấu chảy. Nhờ ưu điểm này, nhựa nhiệt rắn được ứng dụng nhiều trong những sản phẩm có kích thước lớn, rắn và
  • Độ bền vượt trội giúp chúng có thể thay thế cho một số ứng dụng bằng kim loại nhằm tiết kiệm được nhiều chi phí.
  • Màu sắc và bề mặt hoàn thiện theo yêu cầu
  • Độ bền điện môi cao
  • Độ dẫn nhiệt thấp. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội so với kim loại.
  • Chống ăn mòn, chống nước
  • Chi phí sản xuất thấp hơn so với kim loại.

vật liệu composite là gì

Nhược điểm của nhựa nhiệt rắn

  • Mặc dù có độ bền cao nhưng nhựa nhiệt dẻo có độ giòn nhất định.
  • Bản chất cứng và không linh hoạt
  • Vật liệu không có khả năng tái chế

Một số nhựa nhiệt rắn phổ biến trên thị trường

Nhựa Epoxy, Polyester, Polyurethanes, Urea-formaldehyde, silicon, Vulcanized rubber … là nhựa nhiệt rắn phổ biến hiện nay.

  • Nhựa Epoxy (hay còn gọi là Epoxy resin): có dạng ban đầu là lỏng và sau khi đông rắn, chúng tạo thành một liên kết bền và cứng vững rất khó phá vỡ. Nhựa thường được dùng trong các ứng dụng kết dính, ván trượt.
  • Polyurethanes: được sử dụng làm lớp phủ, bánh xe loại dùng cho xe đẩy hàng siêu thị, bọt biển tổng hợp.
  • Vinyl Ester: dùng làm lớp phủ làm màng bảo vệ cho các sản phẩm khỏi tác động bởi nhiệt độ
  • Polyester: nhựa đóng rắn nhanh, dễ gia công thường được sử dụng để bọc phủ nền hay sàn nhà xưởng, bồn hóa chất, đồ chơi, đồ gia dụng…
  • Urea-formaldehyde: Nhựa Urea-formaldehyde là hỗn hợp giữa ure và formaldehyde được sử dụng làm các sản phẩm đúc, chi tiết, bộ phận ngành điện
  • Silicon: có độ đàn hồi như cao su được sử dụng để làm các dụng cụ nấu ăn, đồ dùng cách nhiệt và cách điện.
  • Vulcanized rubber (hay còn gọi là cao su lưu hóa): được dùng làm vật liệu cách nhiệt trong các đường ống nóng lạnh, vật liệu cách âm trong phòng trà, phòng karaoke, rạp chiếu phim…

Nên xem: Polyethylene là gì? Những điều cần biết về nhựa PE

Những điểm khác biệt chính giữa nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo

Mặc dù nhiều người biết rằng nhựa có ứng dụng rất rộng rãi, vì hầu hết các sản phẩm xung quanh chúng ta đều có thể được làm từ vật liệu này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chúng được làm từ loại nhiệt nào. Nhiều người trong số đó cũng không thể phân biệt giữa nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo. Bảng so sánh dưới đây phần nào mang đến những thông tin cơ bản nhất của hai loại nhựa phổ biến này.

Nhựa nhiệt rắn Nhựa nhiệt dẻo
– Thành phần phân tử cao

– Sử dụng quá trình ngưng tụ để tạo ra nhựa nhiệt

– Các liên kết chéo có lực lớn hơn/ bằng liên kết giữa các nguyên tử cacbon của mạch polyme

– Điểm nóng chảy cao

– Gia nhiệt lần 2 sẽ có xu hướng phá hủy (không thể nóng chảy lần nữa)

– Không thể tái chế

– Không hòa tan trong dung môi hữu cơ

– Độ bền cao

– Thành phần phân tử thấp

– Sử dụng quá trình trùng hợp bổ sung để tạo ra nhựa nhiệt

– Các liên kết thứ cấp trong thành phần, nối các chuỗi polyme lại với nhau.

– Điểm nóng chảy thấp

– Có thể nóng chảy và thay đổi hình dạng

– Có thể tái chế

– Có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ

– Độ bền thấp

Ứng dụng của nhựa nhiệt rắn

Nhờ những ưu điểm về độ bền, tính ổn định nhiệt, khả năng chống oxy hóa, kháng hóa chất và chịu được tác động lực nên nhựa nhiệt rắn được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Các lĩnh vực có sự tham gia của nhựa nhiệt rắn trải dài từ đơn giản đến phức tạp, từ dân dụng đến chuyên biệt.

Ứng dụng của nhựa nhiệt rắn

Một số ứng dụng cụ thể:

Sản xuất linh kiện điện – điện tử: Vỏ và linh kiện điện tử, bộ phận cách điện, cầu dao, tấm cách điện, tấm chắn nhiệt, bảng mạch máy tính, thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng

Sản xuất hàng hóa có yêu cầu về độ bền cao: khuôn đúc, khuôn chịu nhiệt

Công nghiệp vật liệu: vật liệu nền gia cố sợi làm nhựa composite, chất kết dính, vật liệu xây dựng, chất bọc phủ, keo phủ nền nhà máy công xưởng

Hàng không vũ trụ: bộ phận chi tiết yêu cầu độ chịu lực, chịu nhiệt và độ bên cao trong máy bay, tàu vũ trụ

Xây dựng: Bảng điều khiển thiết bị xây dựng, vật liệu sơn, vật liệu xây dựng

Công nghiệp năng lượng: thiết bị năng lượng mặt trời, bộ phận sản xuất năng lượng dầu khí, khí đốt

Sản xuất ô tô: linh kiện động cơ, kính xe

Nông nghiệp: máng ăn nông nghiệp

Dân dụng: Các chi tiết trong sản phẩm giày dép, vải, nệm, đồ dùng nhà bếp…

Mời xem tiếp: “Giải ngố” Nhựa làm từ gì? Toàn tập đặc điểm ứng dụng

Ban biên tập: Havico

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chất Dẻo Nhiệt Rắn Là Loại Chất Dẻo Khi Tiếp Xúc Với Nhiệt Sẽ