Tổng Quan Về Trích Ly - Tài Liệu, Luận Văn
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Thư viện tài liệu
Thư viện tài liệu trực tuyến lớn nhất, tổng hợp tài liệu nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, CNTT, Ngoại ngữ, Khoa học...
Tổng quan về trích lyTài liệu Tổng quan về trích ly: CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÍCH LY 1.1.ĐỊNH NGHĨA Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan, ta được hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách dung môi ta sẽ thu được chất cần thiết H1.1.minh họa về trích ly(2) 1.2.Vai trò và ý nghĩa của phương pháp trích ly Trích ly là một quá trình quan trọng ngành công nghiệp hoá học,cũng là một bước quan trọng trong dây chuyền sản xuất trực tiếp ra sản phẩm có giá trị trong công nghiệp và đời sống. Ngày nay, phương pháp trích ly đã được áp dụng rộng rãi vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương pháp ép và có khả năng tự động hóa cao. Phương pháp trích ly có thể lấy được triệt để hàm lượng dầu có trong nguyên liệu, hàm lượng dầu còn lại trong bả trích ly khoảng từ 1 đến 1,8 ít hơn nhiều so với phương pháp thủ công (5 đến 6%). Trong thực tế sản xuất, người ta thường kết hợp cả hai phương pháp: ép v...
18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 14218 | Lượt tải: 1 Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về trích ly, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÍCH LY 1.1.ĐỊNH NGHĨA Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan, ta được hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách dung môi ta sẽ thu được chất cần thiết H1.1.minh họa về trích ly(2) 1.2.Vai trò và ý nghĩa của phương pháp trích ly Trích ly là một quá trình quan trọng ngành công nghiệp hoá học,cũng là một bước quan trọng trong dây chuyền sản xuất trực tiếp ra sản phẩm có giá trị trong công nghiệp và đời sống. Ngày nay, phương pháp trích ly đã được áp dụng rộng rãi vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương pháp ép và có khả năng tự động hóa cao. Phương pháp trích ly có thể lấy được triệt để hàm lượng dầu có trong nguyên liệu, hàm lượng dầu còn lại trong bả trích ly khoảng từ 1 đến 1,8 ít hơn nhiều so với phương pháp thủ công (5 đến 6%). Trong thực tế sản xuất, người ta thường kết hợp cả hai phương pháp: ép và trích ly. Ngoài ra, phương pháp trích ly có thể khai thác được những loại dầu có hàm lượng bé trong nguyên liệu và có thể khai thác dầu với năng suất lớn. Tuy nhiên, do dung môi còn khá đắt tiền, các vùng nguyên liệu nằm rải rác không tập trung nên phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi trong nước ta. 1.3.Cơ sở lý thuyết của phương pháp trích ly Độ hòa tan vào nhau của hai chất lỏng phụ thuộc vào hằng số điện môi, hai chất lỏng có hằng số điện môi càng gần nhau thì khả năng tan lẫn vào nhau càng lớn. Dầu có hằng số điện môi khoảng 3 đến 3,2 các dung môi hữu cơ có hằng số điện môi khoảng 2 đến 10, do đó có thể dùng các dung môi hữu cơ để hòa tan dầu chứa trong nguyên liệu. Như vậy, trích ly dầu là phương pháp dùng dung môi hữu cơ để hòa tan dầu có trong nguyên liệu rắn ở điều kiện xác định. Vì vậy, bản chất của quá trình trích ly là quá trình khuếch tán, bao gồm khuếch tán đối lưu và khuếch tán phân tử. Dung môi dùng để trích ly dầu thực vật phải đạt các yêu cầu sau: - Có khả năng hòa tan dầu theo bất cứ tỉ lệ nào và không hòa tan các tạp chất khác có trong nguyên liệu chứa dầu, - Có nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách ra khỏi dầu triệt để, - Không độc, không ăn mòn thiết bị, không gây cháy nổ vơi không khí, phổ biến và rẻ tiền. Tuy nhiên, không có loại dung môi nào đạt được tất cả yêu cầu trên. Trong công nghiệp trích ly dầu thực vật, người ta thường dùng các loại dung môi như hidrocacbua mạch thẳng từ các sản phẩm của dầu mỏ (thường lấy phần nhẹ), hidrocacbua thơm, rượu béo, hidrocacbua mạch thẳng dẫn xuất clo; trong số đó phổ biến nhất là hexan, pentan, propan và butan. Ngoài ra còn có các loại dung môi khác như sau: - Rượu etilic: thường dùng nồng độ 96%v để trích ly. - Axêton: chất lỏng có mùi đặc trưng, có khả năng hòa tan dầu tốt. Axêton được xem là dung môi chuyên dùng đối với các nguyên liệu có chứa nhiều phôtphatit vì nó chỉ hòa tan dầu mà không hòa tan phôtphatit. - Frêon 12: là một loại dung môi khá tốt, không độc, bền với các chất oxy hóa, dễ bay hơi, trơ hóa học với nguyên liệu và thiết bị. Ngoài ra việc sử dụng Frêon 12 cho ta khả năng phòng tránh cháy nổ dễ dàng. Những nhân tố ảnh hưởng đến vận tốc và độ kiệt dầu khi trích ly: a: Mức độ phá vỡ cấu trúc tế bào nguyên liệu: là yếu tố cơ bản thúc đẩy quá trình trích ly nhanh chóng và hoàn toàn, tạo điều kiện cho nguyên liệu tiếp xúc triệt để với dung môi. b. Kích thước và hình dáng các hạt ảnh hưởng nhiều đến vận tốc chuyển động của dung môi qua lớp nguyên liệu, từ đó xúc tiến nhanh hoặc làm chậm quá trình trích ly. Nếu bột trích ly có kích thước và hình dạng thích hợp, sẽ có được vận tốc chuyển động tốt nhất của dung môi vào trong các khe vách cũng như các hệ mao quản của nguyên liệu; thường thì kích thước các hạt bột trích ly dao động từ 0,5 đến 10mm. c. Nhiệt độ của bột trích ly: như ta đã biết, bản chất của quá trình trích ly là quá khuếch tán, vì vậy khi tăng nhiệt độ, quá trình khuếch tán sẽ được tăng cường do độ nhớt của dầu trong nguyên liệu giảm làm tăng vận tốc chuyển động của dầu vào dung môi. Tuy nhiên, sự tăng nhiệt độ cũng phải có giới hạn nhất định, nếu nhiệt độ quá cao sẽ gây tổn thất nhiều dung môi và gây biến tính dầu. d. Độ ẩm của bột trích ly: khi tăng lượng ẩm sẽ làm chậm quá trình khuếch tán và làm tăng sự kết dính các hạt bột trích ly do ẩm trong bột trích ly sẽ tương tác với protein và các chất ưa nước khác ngăn cản sự thấm sâu của dung môi vào bên trong của các hạt bột trích ly làm chậm quá trình khuếch tán. e. Vận tốc chuyển động của dung môi trong lớp bột trích ly gây ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán. Tăng vận tuốc chuyển động của dung môi sẽ rút ngắn được thời gian trích ly, từ đó tăng năng suất thiết bị. f. Tỉ lệ giữa dung môi và nguyên liệu ảnh hưởng đến vận tốc trích ly, lượng bột trích ly càng nhiều càng cần nhiều dung môi. Tuy nhiên, lượng dung môi lại ảnh hưởng khá lớn đến kích thước thiết bị Chương ii :các phương pháp trích ly CƠ BẢN Dựa trên cách thực hành, người ta chia các phương pháp sản xuất tinh dầu ra làm các loại: cơ học, ngâm, tẩm trích, hấp thụ và chưng cất hơi nước và các phương pháp mới. Nhưng dù có tiến hành theo bất cứ phương pháp nào, quy trình sản xuất đều có những điểm chung sau đây: - Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như nguyên liệu. - Quy trình khai thác phải phù hợp nguyên liệu. -Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu, với chi phí thấp nhất. Nguyên tắc ly trích của tất cả các phương pháp nói trên đều dựa vào những đặc tính của tinh dầu như: - Dễ bay hơi. - Lôi cuốn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100oC. - Hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ. - Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí. 2.1.Tách tinh dầu bằng phương pháp cơ học: Phương pháp này chủ yếu dùng để tách tinh dầu trong các loại vỏ quả như cam, chanh, quýt....Trong loại nguyên liệu này, tinh dầu nằm trong những túi tế bào ở bề mặt ngoài. Khi dùng lực cơ học tác dụng vào vỏ quả, tinh dầu sẽ thoát ra. Tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này có chất lượng cao hơn phương pháp chưng cất, có mùi thơm tự nhiên của nguyên liệu, tuy nhiên hiệu suất thấp. Người ta thường dùng các cách như sau: a. Vắt, bóp: Quả được cắt ra làm 2 đến 3 phần, dùng thìa để tách thịt quả để riêng rồi dùng tay vắt bóp cho tinh dầu thoát ra ngoài. Tinh dầu thoát ra được thấm vào bông, khi bông đã bảo hòa tinh dầu, vắt lại cho vào cốc, đem lọc, lắng, sấy thu được tinh dầu thành phẩm. Vỏ đã vắt xong đem chưng cất để thu hết tinh dầu. b. Bào, nạo: Dùng nguyên quả rồi xát mặt ngoài của vỏ vào bề mặt nhám, tế bào vỏ quả sẽ vỡ ra, tinh dầu thoát ra ngoài, lớp gai của bàn xát phải vừa phải để tránh đâm thủng ruột quả, nếu ruột quả bị thủng sẽ gây khó khăn vì tinh dầu sẽ bị lẫn nước quả và lớp cùi bên trong bị nạo rách sẽ hút mất một ít tinh dầu. Phương pháp này cũng như phương pháp trên gây tổn thất nhiều tinh dầu. Tinh dầu cam, chanh, quýt tách này bằng phương pháp này muốn sử dụng trong thực phẩm ta phải tách bớt tecpen, chủ yếu là limonen, vì nếu không tách thì limonen sẽ bị oxy hóa thành pinen có mùi nhựa thông. c. Ép: Có thể ép nguyên quả bằng những máy ép đặc biệt, trong quá trình ép có dội nước. Sau khi ép ta được hỗn hợp gồm nước quả, tinh dầu, mô và thịt quả. Để tách tinh dầu ra, cần phải lọc để loại bớt tạp chất, sau đó dùng máy li tâm có tốc độ 15000 đến 20000 vòng/phút để tách tinh dầu. 2.2. PHƯƠNG PHÁP TẨM TRÍCH BẰNG DUNG MÔI DỄ BAY HƠI Phương pháp này có nhiều ưu điểm vì tiến hành ở nhiệt độ phòng, nên thành phần hóa học của tinh dầu ít bị thay đổi. Phương pháp này không những được áp dụng để ly trích cô kết (concrete) từ hoa mà còn dùng để tận trích khi các phương pháp khác không ly trích hết hoặc dùng để ly trích các loại nhựa dầu (oleoresin) gia vị. 2.2.1.Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong các mô cây đối với các dung môi hữu cơ 2.2.2. Dung môi: Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của phương pháp này là phẩm chất và đặc tính của dung môi sử dụng, do đó dung môi dùng trong tẩm trích cần phải đạt được những yêu cầu sau đây: - Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong nguyên liệu. - Hòa tan kém các hợp chất khác như sáp, nhựa dầu có trong nguyên liệu. - Không có tác dụng hóa học với tinh dầu. - Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần. - Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết bị, không tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và có độ nhớt kém. - Nhiệt độ sôi thấp vì khi chưng cất dung dịch ly trích để thu hồi dung môi, nhiệt độ sôi cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Điểm sôi của dung môi nên thấp hơn điểm sôi của cấu phần dễ bay hơi nhất trong tinh dầu. - Ngoài ra, cần có thêm những yếu tố phụ khác như: giá thành thấp, nguồn cung cấp dễ tìm, … Thường thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả những điều kiện kể trên. Người ta sử dụng cả dung môi không tan trong nước như: dietil eter, eter dầu hỏa, hexan, cloroform … lẫn dung môi tan trong nước như: etanol, aceton … Trong một số trường hợp cụ thể, người ta còn dùng một hỗn hợp dung môi. 2.2.3. Quy trình tẩm trích: Phương pháp ly trích này thích hợp cho các nguyên liệu có chứa lượng tinh dầu không lớn lắm hoặc có chứa những cấu phần tan được trong nước và không chịu được nhiệt độ quá cao. Quy trình kỹ thuật gồm các giai đoạn sau đây: - Tẩm trích: nguyên liệu được ngâm vào dung môi trong bình chứa. Trong một số trường hợp, để gia tăng khả năng ly trích, nguyên liệu cần được xay nhỏ trước. Hỗn hợp nguyên liệu và dung môi cần được xáo trộn đều trong suốt thời gian ly trích. Nên khảo sát trước xem việc gia nhiệt có cần thiết hay không, nếu cần, cũng không nên gia nhiệt quá 50oC để không ảnh hưởng đến mùi thơm của sản phẩm sau này. - Xử lý dung dịch ly trích: sau khi quá trình tẩm trích kết thúc, dung dịch ly trích được lấy ra và có thể thay thế bằng dung môi mới sau một khoảng thời gian nhất định, tùy theo nguyên liệu. Tách nước (nếu có) ra khỏi dung dịch, rồi làm khan bằng Na2SO4 và lọc. Dung môi phải được thu hồi ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh tình trạng sản phẩm bị mất mác và phân hủy. Do đó, nên loại dung môi ra khỏi sản phẩm bằng phương pháp chưng cất dưới áp suất kém (cô quay). Dung môi thu hồi có thể dùng để ly trích lần nguyên liệu kế tiếp. - Xử lý sản phẩm ly trích: sau khi thu hồi hoàn toàn dung môi, sản phẩm là một chất đặc sệt gồm có tinh dầu và một số hợp chất khác như nhựa, sáp, chất béo, cho nên cần phải tách riêng tinh dầu ra. Chất đặc sệt này đem đi chưng cất bằng hơi nước để tách riêng tinh dầu ra. Tinh dầu có mùi thơm tự nhiên, nhưng khối lượng thu được kém, ngoài ra tinh dầu này có chứa một số cấu phần thơm có nhiệt độ sôi cao nên có tính chất định hương rất tốt. - Tách dung dịch từ bã: sau khi tháo hết dung dịch ly trích ra khỏi hệ thống, trong bã còn chứa một lượng dung dịch rất lớn (khoảng 20 – 30% lượng dung môi ly trích). Phần dung dịch còn lại nằm trong nguyên liệu thường được lấy ra bằng phương pháp chưng cất hơi nước (trường hợp dung môi không tan trong nước), hoặc ly tâm, lọc ép (trường hợp dung môi tan trong nước). Sau đó dung dịch này cũng được tách nước, làm khan và nhập chung với dung dịch ly trích. Chất lượng thành phẩm và hiệu quả của phương pháp ly trích này phụ thuộc chủ yếu vào dung môi dùng để ly trích. Để đạt kết quả tốt thì dung môi sử dụng phải thoả mãn được các yêu cầu đã được trình bày ở trên. Vì dung môi dễ bay hơi nên chúng ta cần phải lưu ý đến tỉ lệ thất thoát dung môi trong quy trình ly trích vì việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi muốn tiến hành phương pháp tẩm trích với dung môi dễ bay hơi, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp truyền thống như khuấy từ ở nhiệt độ phòng hoặc đun – khuấy từ (kèm ống hoàn lưu) hay phương pháp dùng Soxhlet. Ngoài ra, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của “hóa học xanh”, mà ngày nay, chúng ta còn áp dụng các phương pháp mới như là: tẩm trích có sự hỗ trợ của siêu âm và vi sóng. 2.2.4 Ưu và khuyết điểm: - Ưu điểm: sản phẩm thu được theo phương pháp này thường có mùi thơm tự nhiên. Hiệu suất sản phẩm thu được thường cao hơn các phương pháp khác. - Khuyết điểm: yêu cầu cao về thiết bị; thất thoát dung môi; quy trình tương đối phức tạp. 2.3. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT HƠI NƯỚC Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định. Trường hợp mô thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo chi phương dây dài thì khi chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn. 2.3.1. Lý thuyết chưng cất: Chưng cất có thể được định nghĩa là: ”Sự tách rời các cấu phần của một hỗn hợp nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”. Trong trường hợp đơn giản, khi chưng cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng không hòa tan vào nhau, áp suất hơi tổng cộng là tổng của hai áp suất hơi riêng phần. Do đó, nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ tương ứng với áp suất hơi tổng cộng xác định, không tùy thuộc vào thành phần bách phân của hỗn hợp, miễn là lúc đó hai pha lỏng vẫn còn tồn tại. Nếu vẽ đường cong áp suất hơi của từng chất theo nhiệt độ, rồi vẽ đường cong áp suất hơi tổng cộng, thì ứng với một áp suất, ta dễ dàng suy ra nhiệt độ sôi tương ứng của hỗn hợp và nhận thấy là nhiệt độ sôi của hỗn hợp luôn luôn thấp hơn nhiệt độ sôi của từng hợp chất. Thí dụ, ở áp suất 760 mmHg nước sôi ở 100oC và benzen sôi ở 80oC và chúng là hai chất lỏng không tan vào nhau. Thực hành cho thấy, nếu đun hỗn hợp này dưới áp suất 760 mmHg nó sẽ sôi ở 69oC cho đến khi nào còn hỗn hợp hai pha lỏng với bất kì tỉ lệ nào. Giản đồ nhiệt độ sôi theo áp suất cho thấy, tại 69oC, áp suất hơi của nước là 225 mmHg và benzen là 535 mmHg. Chính vì đặc tính làm giảm nhiệt độ sôi này mà từ lâu phương pháp chưng cất hơi nước là phương pháp đầu tiên dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật. 2.3.2 Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước: Sự khuếch tán: Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi. Phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu bằng sự hòa tan và thẩm thấu. Von Rechenberg đã mô tả quá trình chưng cất hơi nước như sau: “Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết. Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợp chưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị khô. Nhưng nếu lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong trường hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước. Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp này đồng đều và dễ dàng. Vì các cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói trên cho nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn trước. Thí dụ, khi chưng cất hơi nước hạt caraway nghiền nhỏ và không nghiền, đối với hạt không nghiền thì carvon (nhiệt độ sôi cao nhưng tan nhiều trong nước) sẽ ra trước, còn limonen (nhiệt độ sôi thấp, nhưng ít tan trong nước) sẽ ra sau. Nhưng với hạt caraway nghiền nhỏ thì kết quả chưng cất ngược lại. Sự thủy giải: Những cấu phần ester trong tinh dầu thường dễ bị thủy giải cho ra acid và alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó, để hạn chế hiện tượng này, sự chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn càng tốt. Nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu. Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi nước quá nhiệt (trên 100oC) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết. Thực ra, hầu hết các tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt. Tóm lại, dù ba ảnh hưởng trên được xem xét độc lập nhưng thực tế thì chúng có liên quan với nhau và quy về ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch tán thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong nước sẽ tăng nhưng sự phân hủy cũng tăng theo. Trong công nghiệp, dựa trên thực hành, người ta chia các phương pháp chưng cất hơi nước ra thành ba loại chính: - Chưng cất bằng nước. - Chưng cất bằng nước và hơi nước. - Chưng cất bằng hơi nước. 2.3.3 Chưng cất bằng nước: Trong trường hợp này, nước phủ kín nguyên liệu, nhưng phải chừa một khoảng không gian tương đối lớn phía bên trên lớp nước, để tránh khi nước sôi mạnh làm văng chất nạp qua hệ thống hoàn lưu. Nhiệt cung cấp có thể đun trực tiếp bằng củi lửa hoặc bằng hơi nước dẫn từ nồi hơi vào (sử dụng bình có hai lớp đáy). Trong trường hợp chất nạp quá mịn, lắng chặt xuống đáy nồi, lúc đó nồi phải trang bị những cánh khuấy trộn đều bên trong trong suốt thời gian chưng cất.Sự chưng cất này không thích hợp với những tinh dầu dễ bị thủy giải. Những nguyên liệu xốp và rời rạc rất thích hợp cho phương pháp này. Những cấu phần có nhiệt độ sôi cao, dễ tan trong nước sẽ khó hóa hơi trong khối lượng lớn nước phủ đầy, khiến cho tinh dầu sản phẩm sẽ thiếu những chất này. Thí dụ điển hình là mùi tinh dầu hoa hồng thu được từ phương pháp chưng cất hơi nước kém hơn sản phẩm tẩm trích vì eugenol và ancol phenetil nằm lại trong nước khá nhiều, vì thế người ta chỉ dùng phương pháp này khi không thể sử dụng các phương pháp khác. Ưu điểm - Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản. - Thiết bị gọn, dễ chế tạo. - Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ. - Thời gian tương đối nhanh. Khuyết điểm: - Không có lợi đối với những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp. - Chất lượng tinh dầu có thể bị ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những cấu phần dễ bị phân hủy. - Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là những chất định hương thiên nhiên rất có giá trị). - Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu tương đối lớn. - Nhưng tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém. 2.3.4 Thu hồi thêm tinh dầu từ nước chưng: Thường tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan. Dạng phân tán thì có thể dùng phương pháp lắng hay ly tâm, còn dạng hòa tan thì phải chưng cất lại. Nếu trọng lượng riêng của tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể thêm NaCl để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ dàng. Trong phòng thí nghiệm, để chưng cất hơi nước tinh dầu, người ta thường dùng bộ dụng cụ thủy tinh Clevenger (hình vẽ phần phụ lục) với hai loại ống hứng tinh dầu, tùy theo tinh dầu nặng hay nhẹ: 2.4 phương pháp ngâm 2.4.1..Mở dầu: Phương pháp này dựa vào tính chất của một số dung môi không bay hơi như dầu thực vật, mỡ đông vật, vasơlin, parafin... có khả năng hòa tan tinh dầu trong nguyên liệu. Nếu ngâm bằng dung môi là chất béo động vật thì phải nâng nhiệt của quá trình để dung môi ở thể lỏng. Quá trình ngâm giống như quá trình trích ly nhưng chỉ khác là quá trình ngâm dùng dung môi không bay hơi. Dung môi dùng để ngâm phải thật tinh khiết, không có mùi lạ, do đó dung môi cần phải được tinh chế trước khi sản xuất. 2.4.2.Sơ đồ và các thông số kỹ thuật ngâm: Nguyên liệu được cho vào các túi vải rồi nhúng vào dung môi, tùy thuộc vào các loại nguyên liệu mà thời gian ngâm có thể dài hoặc ngắn, thường thì khoảng 48 giờ. Nhiệt độ ngâm nằm trong khoảng 60 - 70''C. Sau thời gian qui định, các túi được vớt ra và thay thế các túi chứa nguyên liệu mới vào, thường thì phải thay 25 lần mới có thể bảo hòa được tinh dầu trong dung môi. Bả nguyên liệu sau khi vớt ra còn chứa nhiều dung môi cần phải thu hồi bằng phương pháp ép hoặc li tâm. Nếu dung dung môi là chất béo động vật ta được sáp thơm và dung môi là dầu thực vật ta được dầu thơm. Dầu thơm và sáp thơm có thể dùng trực tiếp trong công nghiệp mỹ phẩm như dùng làm son, dầu chải tóc....Nếu không dùng trực tiếp dầu thơm và sáp thơm có thể lấy tinh dầu bằng cách tách bằng rượu êtilic rồi sau đó cất tách rượu. Phương pháp này có ưu điểm là thu được tinh dầu ít tạp chất hơn, sản phẩm trung gian có thể sử dụng trực tiếp trong công nghiệp nhưng có nhược điểm là chất béo dùng làm dung môi rất khó tinh chế và bảo quản, cách tiến hành thì thủ công, khó cơ giới hóa. Sơ đồ công nghệ được trình bày như sau: NGUYÊN LIỆU→ XỬ LÝ →NGÂM DUNG MÔI→LỌC→ SÁP THƠM →DẦU THƠM →TÁCH BẰNG RƯỢU ÊTILIC→ RƯỢU + TINH DẦU →CẤT TÁCH RƯỢU →TINH DẦU THÀNH PHẨM 2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG VIỆC LY TRÍCH TINH DẦU 2.5.1.vi sóng a. Đại cương: Vi sóng (micro-onde, microwave) là sóng điện từ lan truyền với vận tốc ánh sáng. Sóng điện từ này được đặc trưng bởi: - Tần số f, tính bằng Hetz (Hz = cycles/s), là chu kỳ của trường điện từ trong một giây, nằm giữa 300 MHz và 30 GHz. - Vận tốc c là 300.000 km/giây. - Độ dài sóng l (cm) là đoạn đường đi của vi sóng trong một chu kỳ, liên hệ với tần số theo công thức l = c/f. Hầu hết các lò vi sóng gia dụng đều sử dụng tần số 2450 MHz, ở tần số này l = 12,24 cm. b. Hiện tượng làm nóng: Một số phân tử, thí dụ như nước, phân chia điện tích trong phân tử một cách bất đối xứng. Như vậy các phân tử này là những lưỡng cực có tính định hướng trong chiều của điện trường. Dưới tác động của điện trường một chiều, các phân tử lưỡng cực có khuynh hướng sắp xếp theo chiều điện trường này. Nếu điện trường là một điện trường xoay chiều, sự định hướng của các lưỡng cực sẽ thay đổi theo chiều xoay đó. Cơ sở của hiện tượng phát nhiệt do vi sóng là sự tương tác giữa điện trường và các phân tử phân cực bên trong vật chất. Trong điện trường xoay chiều có tần số rất cao (2,45x109 Hz), điện trường này sẽ gây ra một xáo động ma sát rất lớn giữa các phân tử, đó chính là nguồn gốc sự nóng lên của vật chất. Với một cơ cấu có sự bất đối xứng cao, phân tử nước có độ phân cực rất lớn, do đó nước là một chất rất lý tưởng dễ đun nóng bằng vi sóng. Ngoài ra, các nhóm định chức phân cực như: -OH, -COOH, -NH2 … trong các hợp chất hữu cơ cũng là những nhóm chịu sự tác động mạnh của trường điện từ. Do đó, những hợp chất càng phân cực càng rất mau nóng dưới sự chiếu xạ của vi sóng. Việc này có liên quan đến hằng số điện môi của hợp chất đó. Tóm lại, sự đun nóng bởi vi sóng rất chọn lọc trực tiếp và nhanh chóng. Hiện tượng làm nóng vật chất bởi vi sóng c. Tính chất: Vi sóng có đặc tính là có thể đi xuyên qua được không khí, gốm sứ, thủy tinh, polimer và phản xạ trên bề mặt các kim loại. Độ xuyên thấu tỉ lệ nghịch với tần số, khi tần số tăng lên thì độ xuyên thấu của vi sóng giảm. Đối với một vật chất có độ ẩm 50% với tần số 2450 MHz có độ xuyên là 10 cm. Ngoài ra, vi sóng có thể lan truyền trong chân không, trong điều kiện áp suất cao … Năng lượng của vi sóng rất yếu, không quá 10-6 eV, trong khi năng lượng của một nối cộng hóa trị là 5 eV, do đó bức xạ vi sóng không phải là một bức xạ ion hóa. Có một số công trình đã khẳng định được tính vô hại của vi sóng đối với sinh vật. Chẳng hạn, khi nghiên cứu sự phát triển của enzim trong điều kiện vi sóng, người ta nhận thấy rằng ảnh hưởng của vi sóng rất giống ảnh hưởng của các gia nhiệt thông thường. Vi sóng cung cấp một kiểu đun nóng không dùng sự truyền nhiệt thông thường. Với kiểu đun nóng bình thường, sức nóng đi từ bề mặt của vật chất lần vào bên trong, còn trong trường hợp sử dụng vi sóng, vi sóng xuyên thấu vật chất và làm nóng vật chất ngay từ bên trong. Vi sóng tăng hoạt những phân tử phân cực, đặc biệt là nước. Nước bị đun nóng do hấp thu vi sóng bốc hơi tạo ra áp suất cao tại nơi bị tác dụng, đẩy nước đi từ tâm của vật đun ra đến bề mặt của nó. d. Ly trích dưới sự hỗ trợ của vi sóng: Dưới tác dụng của vi sóng, nước trong các tế bào thực vật bị nóng lên, áp suất bên trong tăng đột ngột làm các mô chứa tinh dầu bị vỡ ra. Tinh dầu thoát ra bên ngoài, lôi cuốn theo hơi nước sang hệ thống ngưng tụ (phương pháp chưng cất hơi nước) hoặc hòa tan vào dung môi hữu cơ đang bao phủ bên ngoài nguyên liệu (phương pháp tẩm trích). Lưu ý là mức độ chịu ảnh hưởng vi sóng của các loại mô tinh dầu không giống nhau do kiến tạo của các loại mô khác nhau, ngay khi nguyên liệu được làm nhỏ. Kết quả này được phản ánh qua thời gian ly trích. Trong sự chưng cất hơi nước, việc ly trích tinh dầu có thể thực hiện trong điều kiện có thêm nước hay không thêm nước vào nguyên liệu (trường hợp nguyên liệu chứa nhiều nước, đây là đặc điểm của phương pháp chưng cất hơi nước dưới sự hỗ trợ của vi sóng). Ngoài ra, nước có thể thêm một lần hoặc thêm liên tục (trường hợp lượng nước thêm một lần không đủ lôi cuốn hết tinh dầu trong nguyên liệu) cho đến khi sự ly trích chấm dứt.Ngoài việc nước bị tác dụng nhanh chóng, các cấu phần phân cực (hợp chất có chứa oxigen) hiện diện trong tinh dầu cũng bị ảnh hưởng bởi vi sóng. Ngược lại các cấu phần hidrocarbon ít chịu ảnh hưởng của vi sóng (do chúng có độ phân cực kém) nên sự ly trích chúng tựa như trong sự chưng cất hơi nước bình thường nhưng với vận tốc nhanh hơn rất nhiều vì nước được đun nóng nhanh bởi vi sóng. Trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã nghiên cứu, sữa chữa và cải tiến lò vi sóng gia dụng để cho lò này có thể sử dụng trong cả việc ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hơi nước, lẫn cho phương pháp tẩm trích ở áp suất thường. (hình vẽ xem phần phụ lục). Năm 1998, Luque de Castro và cộng sự đã đưa ra kiểu lò vi sóng tiêu điểm hỗ trợ cho sự ly trích bằng Soxhlet (FMASE – Focused Microwave Assisted Soxhlet Extraction) theo hình vẽ trong phần phụ lục. Hệ thống này giúp cho thời gian ly trích hợp chất thiên nhiên sử dụng Soxhlet giảm xuống đáng kể và khả năng bảo vệ những hợp chất dễ bị phân hủy tăng lên. 2.5.2.siêu âm: a. Nguyên tắc: Siêu âm là âm thanh có tần số nằm ngoài ngưỡng nghe của con người (16 Hz – 18 kHz). Về mặt thực hành, siêu âm được chia làm hai vùng: - Vùng có tần số cao (5 – 10 MHz), ứng dụng trong y học để chuẩn đoán bệnh. - Vùng có tần số thấp hơn (20 – 100 kHz), ứng dụng trong các ngành khác (kích hoạt phản ứng hóa học, hàn chất dẻo, tẩy rửa, cắt gọt, …) dựa trên khả năng cung cấp năng lượng của siêu âm. Siêu âm cung cấp năng lượng thông qua hiện tượng tạo và vỡ “bọt” (khoảng cách liên phân tử). Trong môi trường chất lỏng, bọt có thể hình thành trong nửa chu kỳ đầu và vở trong nữa chu kỳ sau, giải phóng một năng lượng rất lớn. Năng lượng này có thể sử dụng tẩy rửa chất bẩn ngay trong những vị trí không thể tẩy rửa bằng phương pháp thông thường, khoan cắt những chi tiết tinh vi, hoạt hóa nhiều loại phản ứng hóa học, làm chảy và hòa tan lẫn vào nhau trong việc chế tạo những sản phẩm bằng nhựa nhiệt dẻo, … Hiện tượng tạo bọt và vỡ bọt:Trong lĩnh vực hợp chất thiên nhiên, siêu âm chủ yếu sử dụng để hỗ trợ cho phương pháp tẩm trích giúp thu ngắn thời gian ly trích. Trong một số trường hợp, phương pháp siêu âm cho hiệu suất cao hơn phương pháp khuấy từ. Trong trường hợp tinh dầu vi sự ly trích bằng siêu âm được thực hiện ở nhiệt độ phòng nên sản phẩm luôn có mùi thơm tự nhiên. Các thiết bị siêu âm hiện nay chủ yếu bao gồm hai dạng: - Bồn siêu âm (40 kHz). - Thanh siêu âm (20 kHz). Hiện nay trong phòng thí nghiệm chúng tôi chỉ sử dụng bồn siêu âm trong phương pháp tẩm trích. b. Bồn siêu âm: Bồn thường làm bằng inox, bên dưới đáy bồn có gắn những bộ phận phát ra siêu âm. Một số bồn có trang bị thêm bộ phận gia nhiệt nhưng không cho phép tăng nhiệt độ lên cao. Bồn siêu âm có ưu điểm là năng lượng được phân bố đồng đều, thuận tiện thao tác, và dễ sử dụng nhưng lại có khuyết điểm là chỉ có một tần số cố định, đôi khi không kiểm soát được nhiệt độ (khi siêu âm trong một thời gian dài), không thực hiện được ở nhiệt độ thấp. Hiện nay bồn siêu âm được chế tạo với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau để phù hợp với vật chứa bên trong. Khi sử dụng bồn siêu âm, nhớ cho một ít chất hoạt động bề mặt vào lượng nước trong bồn để gia tăng khả năng siêu âm. Bình chứa nguyên liệu cần đổ ngập dung môi với mức dung môi nên thấp hơn hoặc ngang bằng lớp nước bên ngoài. Chương iii:PHƯƠNG PHÁP LY TRÍCH MỘT SỐ nguyên liỆu THIÊN NHIÊN ĐIỂN HÌNH 3.1 Công nghỆ chiẾt xuẤt tinh dẦu hoa nhài và Ứng dỤng trong kỸ nghỆ ưỚp chè Ở nước ta, cây nhài được đánh giá là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hoa nhài là nguyên liệu chủ yếu dùng trong công nghệ ướp hương chế biến chè. Tuy nhiên, do thời gian thu hoạch của hoa nhài và cây chè trái ngược nhau nên việc sử dụng hoa nhài cho công nghệ ướp chè đã gặp phải những khó khăn nhất định. Để khắc phục những khó khăn về thời vụ và nâng cao hiệu quả của cây nhài ở nước ta, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giải pháp kỹ thuật về công nghệ và thiết bị công nghiệp để chiết xuất tinh dầu hoa nhài phục vụ cho kỹ nghệ ướp chè. Giải pháp này nhằm kích thích người dân phát triển trồng nhài đại trà ở nước ta, đồng thời góp phần phát triển ngành sản xuất tinh dầu nói chung và tinh dầu hoa nhài nói riêng. Công trình nghiên cứu này đã vinh dự được nhận giải khuyến khích VIFOTEC 2003. Nội dung thứ nhất của giải pháp là tìm ra phương pháp chiết xuất tinh dầu hoa nhài tự nhiên với hiệu suất trích ly cao, giữ được mùi thơm đặc trưng của hoa nhài tươi. Nội dung thứ hai của giải pháp là nghiên cứu chế tạo thiết bị công nghệ để chiết xuất tinh dầu hoa nhài với hiệu suất trích ly cao, giữ được mùi thơm đặc trưng của hoa nhài tự nhiên, đảm bảo độ tinh khiết của tinh dầu được chiết xuất, giảm chi phí sản xuất. Để giải pháp kỹ thuật trên không chỉ dừng lại ở mức độ phòng thí nghiệm mà được đưa vào sản xuất thực tiễn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm nguồn nguyên liệu dung môi thô có sẵn trong nước để phục vụ cho việc sản xuất, tránh sử dụng dung môi ngoại nhập giá cao và nghiên cứu chế tạo các thiết bị công nghiệp phù hợp cho việc sản xuất tinh dầu hoa nhài, đặc biệt cho giống nhài Sambac ở nước ta. Hiện nay trên thế giới đã sử dụng một số phương pháp để chiết xuất tinh dầu từ hoa như: Tại Pháp, Bungari, người ta đã sử dụng dung môi khó bay hơi (như mỡ bò đã xử lý tạp chất) để hấp thụ hương hoa. Nhược điểm của phương pháp này là công đoạn tách hương ra khỏi dung môi tiến hành ở nhiệt độ cao, do đó các cấu tử hương dễ bị phân hủy, khả năng tách không hoàn toàn. Ngoài ra, lại còn tốn rất nhiều diện tích để lắp đặt thiết bị. Phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước sử dụng hơi nước bốc lên từ lò nấu cho đi qua khay đựng hoa nhằm lôi cuốn hương quyện theo hơi nước, sau đó tách hương hoa (tinh dầu) ra khỏi hơi nước bằng phương pháp chưng cất. Nhược điểm của phương pháp này là hàm lượng tinh dầu không cao, tinh dầu không có mùi đặc trưng của hoa tự nhiên do nhiệt độ sôi của nước cao hơn nhiều so với phân đoạn nhiệt độ cấu tử của hoa. Phương pháp tẩm trích với dung môi ete dầu hỏa có nhược điểm là hương lôi cuốn không hoàn toàn do dải nhiệt độ sôi của ete quá rộng, dao động từ 30oC đến 90oC nên việc tách dung môi ra khỏi tinh dầu sẽ gặp khó khăn, các thiết bị điều khiển nhiệt trong hệ thống khó lập trình do dải nhiệt độ sôi quá rộng.Ở Việt Nam, phương pháp chiết xuất tinh dầu hoà nhài đã được các nhà nghiên cứu thực hiện như sau:Hoa nhài và dung môi được đưa vào bình phản ứng với tỷ lệ một phần hoa và ba phần dung môi. Hỗn hợp hoa và dung môi được khuấy trộn liên tục trong thời gian từ 12 giờ đến 32 giờ (tùy theo công suất và mùa vụ) ở nhiệt độ 30 - 32oC. Nhờ áp lực khuấy trộn, các tế bào chứa tinh dầu sẽ bị phá vỡ và hòa tan trong dung môi tạo thành dịch trích. Sau quá trình chưng cất phân đoạn dưới áp suất thấp để tách dung môi ra khỏi tinh dầu sẽ thu được tinh dầu thô (sáp hoa). Sáp hoa được hòa tan trong etanol. Sau khi tiến hành lọc và chưng cất ở áp suất thấp để tách etanol ra khỏi tinh dầu, sẽ thu được tinh dầu hoa nhài tinh khiết.Để đáp ứng nhu cầu sản xuất phù hợp với điều kiện hiện có của Việt Nam các nhà nghiên cứu đã thiết kể, chế tạo thiết bị công nghiệp có công suất 0,5 tấn hoa/ mẻ. Các thiết bị (bao gồm thiết bị đảo trộn hoa, hệ thống chưng cất ở áp suất thấp, hệ thống sinh hàn làm lạnh...) được thiết kế theo phương pháp liên tục, khép kín. Hệ thống thiết kế theo phương pháp này đảm bảo tối đa sự phân hủy của các cấu tử có trong tinh dầu hoa nhài, nhằm giữ được mùi hương tự nhiên của hoa.Phương pháp chiết xuất tinh dầu hoa nhài tự nhiên đạt hiệu suất trích ly cao trên 99% và giữ được mùi thơm đặc trưng của hoa nhài tươi. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên các sản phẩm chè ướp hương nhài và đã được ứng dụng vào sản xuất thực tiễn, mang lại lợi ích cho xã hội. Đồng thời cũng là niềm khích lệ cho ngườ dân mở rộng thêm diện tích trồng nhài ở nước ta. 3.2. cách sẢn xuẤt tinh dẦu trÀm Ở viỆt nam 3.2.1 định nghĩa Tinh dầu tràm (Eucalypton): với các thành phần chủ yếu là cineol, eucalyptol..có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế tinh dầu tràm có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hóa, đặc biệt là có công dụng rõ rệt trong việc chữa ho, long đờm. Eucalypton được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương. Hoa tràm chứa hơn 2% tinh dầu, vò nát trong tay tỏa mùi thơm, đem cất lên thành tinh dầu tràm.Tinh dầu tràm là một chất lỏng màu vàng xanh trong suốt, có hương thơm dễ chịu, dùng làm thuốc cao để xoa bóp, chữa đau nhức, cảm mạo, tiêu đờm, chứng tê thấp.Tinh dầu tràm là một trong các thành phần quan trọng của dầu cao Sao Vàng phổ biến 3.2.2 các loai tràm được nghiên cứu Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều loại tràm nhưng chủ yếu là tràm cừ, tràm gió và tràm úc (cây nhập khẩu). Để biết ứng dụng của tinh dầu tràm nào phải biết trong tinh dầu nào có hợp chất hóa học nào, nó có tác dụng như thế nào? - Tràm cừ(var. macromelaleucetum): Cineol thấp, - Terpinen, ít (-) Lenalool, nhưng nhiều Terpinen-4-ol,a- Pinen, bTerpinolen, nhưng chất chịu trách nhiệm về kháng khuẩn theo chuyên gia Tiệp Khắc là (-) Linalool và Terpinen-4-ol. - Tràm gió(var. micr-omelaleucetum): - Tràm Úc-(Tràm trà)(Melaleuca alternifolia)(trên thị trường thường sử dụng tên tea tree oil): tinh dầu của nó có tác dụng kháng sinh và kháng khuẩn (xem thêm ở Chi tràm+ Tràm lá dài-Wikipedia tiếng Việt) hiệu quả cao trong điều trị dạng thuốc đắp, mặc dù nó có thể gây ngộ độc khi sử dụng dưới dạng thuốc uống với liều lượng lớn hay khi người bệnh là trẻ em. Trong một vài trường hợp, các sản phẩm thuốc đắp có thể bị hấp thụ theo đường da và gây ra ngộ độc. Nhưng theo, dược sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười thì nếu sản xuất dược phẩm thì nên dùng tràm gió, mỹ phẩm thì dùng tràm úc. 3.2.3.Các phương pháp trích ly tinh dầu: - Tinh dầu tràm cừ được tự chiết xuất từ lá bằng phương pháp kéo theo hơi nước (Entrainement à la vapeur deau). Tẩy Phenol tự do ra khỏi tinh dầu bằng NaOH 5%, làm khan tinh dầu bằng natri sunfat khan. Lá Tràm Cừ được thu hái ở nhiều nơi: Nhà Bè, Cần Giờ, Tân Qui Ðông, Tân Trụ (Long An), Minh Hải.Tinh dầu tràm cừ sử dụng để thử nghiệm lâm sàng là từ lá cây Tràm Cừ ở Bến Lức.(Theo Trần Ngọc Tiếng-Hội dược học Việt Nam) - Theo các thông tin hiện nay thì có một phương pháp cũng được dùng để chiết xuất tinh dầu tràm đó là phương pháp CO2 lỏng siêu tới hạn. Đây là nghiên cứu của TS. Nguyễn Ngọc Hạnh, KS. Mai Thành Chí của Viện công nghệ hóa học (Viện khoa học & công nghệ Việt Nam, chi nhánh TP.HCM) thực hiện thành công. Đây là lần đầu tiên, ở quy mô phòng thí nghiệm các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu xây dựng được quy trình chiết xuất tinh dầu và thiết kế chế tạo thiết bị (dung tích 2 lít) để thực hiện việc chiết xuất tinh dầu từ tiêu, quế, trầm hương bằng phương pháp mới -phương pháp CO2 lỏng siêu tới hạn. Kết quả này giúp mở ra một triển vọng cho hướng khai thác các loại tinh dầu hương liệu ứng dụng cho các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, y học... đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh cho biết, từ trước đến nay để chiết tinh dầu người ta thường sử dụng phương pháp “lôi cuốn hơi nước”. Phương pháp này có thể lấy triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tuy nhiên lại có hạn chế là khó áp dụng đối với những cây có tinh dầu thuộc thành phần khó bay hơi như nhựa hay sáp, hoặc tinh dầu có thành phần hóa học không bền ở nhiệt độ cao Khi áp dụng phương pháp “CO2 lỏng siêu tới hạn” thì những hạn chế vừa nêu đã được khắc phục: những thành phần không bền nhiệt được chiết xuất ra với sự phân hủy thấp; thời gian chiết xuất nhanh (30 đến 45 phút, nếu là phương pháp lôi cuốn hơi nước phải mất khoảng 40 giờ); có thể điều chỉnh được nhiệt độ và áp suất để có thể ly trích được những thành phần hóa học khác nhau theo ý muốn; ngoài ra CO2 còn có ưu điểm là được chấp nhận trong thực phẩm và dược phẩm; CO2 không cháy, không nổ, không mùi không màu nên không gây hư hại sản phẩm, sản phẩm hoàn toàn là thiên nhiên… Ông Hồ Ngọc Vinh, giám đốc Công ty Tinh Đất Việt (Q. Tân Bình, TP.HCM) đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu này, và cho biết dự kiến sẽ phối hợp cùng Sở khoa học & công nghệ TP.HCM đầu tư thêm kinh phí cho TS. Nguyễn Ngọc Hạnh và nhóm cộng sự thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm (hoàn thiện công nghệ từ quy mô phòng thí nghiệm sang quy mô sản xuất, thiết kế thiết bị có công suất lớn - từ 2 lít ở quy mô phòng thí nghiệm nâng lên 50 lít…), sau đó sẽ đưa kết quả nghiên cứu này vào ứng dụng tại công ty. H3.1.tinh dầu tràm sản xuất bằng pp CO2 lỏng siêu tới hạn(2) H3.2.máy sản xuất tinh dầu bằng pp CO2 siêu tới hạn(2) 3.3 phương pháp tách tinh dẦu xẢ 3..3.1.nguyên liệu Nguyên liệu là cây sả tươi đạt độ chín kỹ thuật, tức là lúc đầu lá (tính từ ngoài vào) đã khô từ 5÷10 cm thì cắt, sau đó củ, lá sã được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Ở độ ẩm này, củ và lá sã bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất củ và lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất. Trước khi đưa củ và lá sả vào nồi cất, cần chú ý loại các tạp chất như cỏ rác lẫn vào trong quá trình thu hái. Nguyên liệu nạp vào thiết bị phải đảm bảo chiếm 2/3 thể tích thiết bị (bình cầu 2 lít sẽ chứa được 500g sả và 1 lít nước, thời gian chưng cất từ 2÷2,5 giờ. Bả sau khi chưng cất được đem phơi khô để làm nhiên liệu. Hơi tinh dầu và nước sẽ vào thiết bị ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35÷ 4000C. Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly, nước chưng sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25÷50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất để tận thu tinh dầu. Sau đó đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản. 3.3.2.Quy trình chưng cất Trước khi làm cần kiểm tra thật cẩn thận thiết bị chưng cất, chú ý xem nút nhám có nứt, mẻ hay không, phần ngưng tụ có bị tắc, rò rỉ không, sau đó đem vệ sinh thiết bị. Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu (chưng cất gián đoạn) gồm: nạp liệu, chưng cất và tháo bả. H.3.3. Sơ đồ qui trình chưng cất(2) Nạp liệuNguyên liệu đã được xử lý được nạp vào thiết bị. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công. Nguyên liệu nạp vào thiết bị không được chặt quá làm cho nước khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Đối với nguyên liệu lá, cỏ khi cho vào thiết bị có thể nén chặt, trước khi nén nên xổ tung để tránh hiện tượng rỗng cục bộ. Sau đó cho nước vào trong thiết bị chứa nguyên liệu, lượng nước cho vào phải ngập đầy nguyên liệu. Khi đã xong, dùng vazơlin bôi đều trên miệng nút nhám ở cả miệng thiết bị trên ống sinh hàn và ống gạn tinh dầu, sau đó lắp khít vào. Chưng cất Trong quá trình chưng cất, cần điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm trong khoảng 30-4000C, vì nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá chưng cất chưa kết thúc. Tháo bả Sau khi chưng cất xong cần để thiết bị nguội hẳn sau đó mới tiến hành lấy bả ra khỏi thiết bị và làm sạch thiết bị, sấy khô, chuẩn bị cho mẻ kế tiếp. Do tinh dầu dễ hấp thụ mùi lạ nên thiết bị chưng cất phải được làm vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khi thay đổi nguyên liệu cần phải làm vệ sinh thiết bị thật kỹ lưỡng để không còn mùi của nguyên liệu trước, thường thì dùng hơi để xông vào thiết bị để đuổi hết mùi lạ. Tinh dầu chứa các axit hữu cơ sẽ gây ăn mòn thiết bị, do đó khi ngừng sản xuất phải tháo hết nước ngưng tụ và làm khô thiết bị, Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm, nước chưng cho vào bình chiết tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II.3.3.3.Xử lý tinh dầu thô sau khi chưng cất Tinh dầu ra khỏi thiết bị phân ly là tinh dầu thô, còn chứa nhiều tạp chất như nước, một số các hợp chất hữu cơ như chất màu, nhựa, sáp hòa tan vào nên để nâng cao chất lượng tinh dầu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bảo quản tinh dầu phải tiến hành xử lý tinh dầu, quá trình này gồm các công đoạn sau:- Lắng: Mục đích của quá trình này là tách bớt các tạp chất vô cơ, hữu cơ và một số tạp chất khác lẫn vào tinh dầu. Thời gian lắng 24÷48 giờ trong các thiết bị lắng có đáy hình côn - Lọc: Mục đích của quá trình lọc cũng để tách các tạp chất vô cơ, hữu cơ có kích thước nhỏ, thường dùng thiết bị lọc khung bản để thực hiện quá trình lọc.- Sấy khô nước: Sau khi lắng lọc xong, trong tinh dầu vẫn còn lại một lượng nước ở dạng phân tán hoặc hòa tan, vì vậy cần phải sấy khô nước trong tinh dầu. Người ta thường dùng Natri sunphat khan với hàm lượng 2.5÷5.5% tùy theo hàm lượng nước có trong tinh dầu. Để thực hiện việc sấy khô nước trong tinh dầu có thể dùng phương pháp gián đoạn hoặc liên tục. Sau khi tách nước xong, Na2SO4 được đem đi sấy khô để sử dụng lại.Tinh dầu sau khi lắng lọc và sấy khô nếu có màu trong sáng thì nhập kho bảo quản, nếu có màu sẩm, xấu thì dùng than hay đất hoạt tính để hấp phụ màu. Tùy thuộc vào cường độ màu mà có thể dùng lượng than từ 1÷2 % 3.4.tách chiẾt mỠ cá basa Trước đây, lượng mỡ lớn từ cá basa chưa được chế biến công nghiệp, chưa tinh luyện nên chưa đạt chỉ tiêu dầu mỡ thực phẩm. Chủ yếu là chiên mỡ cá, bằng gia nhiệt trực tiếp thành dạng lỏng, sau đó đem trộn với mỡ heo bán cho tư nhân hoặc bán ở vùng cao, Campuchia, Trung Quốc… Ngoài ra, mỡ cá thô sau khi tinh luyện làm dầu thực phẩm, được phối trộn sử dụng thay thế shortening- một loại mỡ để chiên mì ăn liền hay đem phối chế sản xuất margarin. Qui trình công nghệ chiết tách mỡ lỏng từ mỡ cá basa được trình bày trong sơ đồ 1.. Nhận xét với loại cá basa đạt trọng lượng 1 - 1,5kg: - Tỷ lệ mỡ cá so với trọng lượng cá 25% - Trong đó tỷ lệ mỡ phần (mỡ trong) 12,03% - tỷ lệ mỡ bụng (mỡ ngoài) 12,25% Mỡ cá thô có đặc tính: - Tỷ trọng 30oC 0,917 - Chỉ số chiết quang ở 40oC 1,460 - Chỉ số acid 0,22 mg KOH/g - Chỉ số peroxyd 4 ml Na2SO3 - Chỉ số xà phòng 196,96 mg KOH/g - Chỉ số Iod 78,72 g I2/100g Hiệu suất thu hồi mỡ cá lỏng: - Ðạt 94-95% so với trọng lượng mỡ phần (mỡ trong) - Ðạt 60-62% so với trọng lượng mỡ bụng (mỡ ngoài) Mỡ cá basa thô nên tách riêng 2 phần - Phần đặc chiếm 10% (tạm gọi mỡ cá basa) - Phần lỏng chiếm 90% (tạm gọi dầu cá basa) Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ chiết tách mỡ lỏng từ mỡ cá basa Mỡ cá (mỡ phần hay mỡ bụng) →Rửa và làm sạch trong nước lạnh (xay nhỏ 3-5mm) →Gia nhiệt gián tiếp (hơi nước 1kg/cm2, 90-95oC) →Ép cơ học →Mỡ cá lỏng →Rửa bằng dung dịch nước muối 10% →Lắng tách nước →Mỡ lỏng sạch Thành phần mỡ cá basa có acid béo một nối đôi 31,5%, nhiều nối đôi 12,72% và acid béo bão hòa 44,35% gần tương đương với đầu cọ nhập ngoại. Từ kết quả nghiên cứu, các cơ sở khai thác chế biến mỡ cá basa tiến hành tinh luyện thành dầu mỡ thực phẩm, mục đích để tận dụng triệt để các sản phẩm phụ từ mỡ cá: phần đặc sau khi tinh luyện phối trộn thay thế shortening chiên mì ăn liền, phần lỏng làm dầu thực phẩm phối trộn thành dầu ăn, sản xuất margarin có thành phần mỡ cá đặc biệt có ω-3 đạt 0,34% rất tốt cho trẻ em, người già H3.4.cá basa(2) TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Hoàng Anh .Khoá luận Cử nhân sinh học :Phương pháp ly trích, thu nhận và làm giàu acid docosahexaenoic (DHA) từ mỡ cá ba sa. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh – 2006 vien nghien cuu dau va cay co dau Trụ sở chính : 171- 175 Đại lộ Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh theo PGS.TS Nguyễn ThọCác file đính kèm theo tài liệu này:
- PP Trích ly dầu mỡ từ các loại nguyên liệu.doc
- Kết quả nghiên cứu giảm sẫm màu cho nước mắm truyền thống bằng than hoạt tính
7 trang | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
- Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã Quảng An
40 trang | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 3
- Đề tài Thách thức đối với nông nghiệp ở Việt Nam
13 trang | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1
- Đề tài Ảnh hưởng của việc sử dụng phân đạm đến khả năng tích lũy hàm lượng NO3-, NH4+ trong nước mặt và nước ngầm tại xã Đặng Xá - huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội
70 trang | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
- Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy bia Việt Nam với công suất thực tế 2000m3/ngđ
70 trang | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1
- Đề tài Nhân giống lan hồ điệp phalaenopsis sp. bằng kỹ thuật nuôi cấy ngập chìm tạm thời (tis – temporary immersion system)
110 trang | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0
- Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất cá khô
50 trang | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 2
- Bài giảng Phương pháp hấp thu phân tử uv – vis
28 trang | Lượt xem: 3621 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Cây chè
50 trang | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
- Đề tài Sản xuất cải muối chua
42 trang | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 1
Copyright © 2024 ThuVienTaiLieu.vn - Tải luận văn tham khảo
Từ khóa » Ví Dụ Về Trích Ly Lỏng Lỏng
-
Quá Trình Trích Ly - Tài Liệu Text - 123doc
-
PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY MỘT SỐ SẢN PHẨM - Tài Liệu Text
-
Quy Trình Trích Ly Rắn - Lỏng [Lưu Trữ] - GiMiTEC
-
Tách Tinh Dầu Bằng Phương Pháp Trích Ly | Diệp Linh
-
[PDF] ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH TRÍCH LY TRONG CÔNG NGHỆ LỌC DẦU
-
Chuong5 - SlideShare
-
Hệ Thống Và Quá Trình Trích Ly Cà Phê
-
Trích Ly Là Gì - Hệ Thống Và Quá Trình Trích Ly Cà Phê
-
[PDF] Chương 4: Quá Trình Trích Ly
-
Bao Cao Thi Nghiem Hoa Huu Co (duoc Dai Hoc)
-
(DOC) BAI 1 Repaired | Oscar Qúi
-
Kỹ Thuật Chiết Lỏng-lỏng - Xét Nghiệm đa Khoa
-
Phương Pháp Trích Ly Một Số Sản Phẩm - Luận Văn