Tổng Quan Về Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM (HUI), Các Quy ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp TPHCM (HUI), các quy định chung, thư viện và các dịch vụ cơ bản và những điều cần biết khi học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.39 KB, 121 trang )

PHÒNG ĐÀO TẠO GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG Năm học 2012 – 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3 MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN Chương 1: Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp TPHCM (HUI) 5 I. Giới thiệu chung 5 II. Năng lực đào tạo 15 III. Đời sống sinh viên 17 IV. Định hướng phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 18 V. Nhiệm vụ năm học 2012-2013 33 PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Chương 2: Giới thiệu Luật Giáo dục 39 I. Cấu trúc Luật Giáo dục 39 II. Quy định về người học trong Luật Giáo dục 41 Chương 3: Quy chế học chế tín chỉ 45 I. Những quy định chung 45 II. Tổ chức đào tạo 49 III. Kiểm tra và thi học phần 55 IV. Xét và công nhận tốt nghiệp 65 V. Xử lý vi phạm 68 Chương 4: Quy chế đào tạo cao đẳng nghề 69 I. Những quy định chung 69 II. Tổ chức đào tạo 71 III. Kiểm tra và thi học phần 75 IV. Xét và công nhận tốt nghiệp 88 V. Xử lý vi phạm 91 Chương 5: Quy chế đào tạo trung cấp (hệ chính quy) 92 I. Quy định chung 92 II. Tổ chức đào tạo 92 III. Đánh giá học phần, thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp 94 IV. Điều kiện công nhận tốt nghiệp, xếp loại và cấp bằng tốt nghiệp 100 V. Xử lý vi phạm 102 Chương 6: Quy chế công tác sinh viên 103 I. Tổ chức bộ máy quản lý sinh viên 103 II. Tổ chức lớp sinh viên 107 III. Khen thưởng, kỷ luật, hiệu lực thi hành 108 Chương 7: Nội quy học tập 110 4 Chương 8: Quy định tiêu chuẩn đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV 116 I. Tiêu chuẩn xét và đánh giá kết quả rèn luyện 116 II. Phân loại, sử dụng và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện 120 III. Điều khoản thi hành 122 PHẦN III: THƯ VIỆN VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN A. Thư viện 123 B. Trung tâm thể dục thể thao 133 C. Ký túc xá 134 D. Nhà ăn 138 PHẦN IV: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC TẬP TẠI HUI A. Công tác nghiên cứu khoa học 141 B. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2012-2013 146 C. Quy định về môn tiếng Anh đối với sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh 150 D. Quy định về trình độ tin học cho HSSV không chuyên ngành công nghệ thông tin 152 Đ. Nội quy và quy định áp dụng cho chương trình hợp tác quốc tế, đại học tiên tiến 154 E. Quy định đồng phục năm học 2012-2013 158 G. Hướng dẫn việc thực hiện tiêu chuẩn xét cấp học bổng 159 H. Quy định về mức thu học phí năm học 2012-2013 khóa mới 163 I. Quy định miễn giảm học phí năm học 2012-2013 164 K. Bảo hiểm học đường 167 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổ chức chương trình giáo dục định hướng HSSV khóa mới năm học 2012-2013 169 Phụ lục 2: Kế hoạch đào tạo toàn khóa năm học 2012-2013 174 Phụ lục 3: Hướng dẫn sử dụng các dịch vụ trong trường 176 Phụ lục 4: Quy định giờ giấc học tập, giải lao hàng ngày 180 Phụ lục 5: Hướng dẫn giao dịch với các phòng ban, viện, khoa và trung tâm 183 Phụ lục 6: Những điều cần biết về tuyển sinh 2012 Trường Đại học Công nghiệp TPHCM 197 Phụ lục 7: Bài hát truyền thống của Trường Đại học Công nghiệp TP HCM” 204 5 PHẦN I: TỔNG QUAN Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUI) I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lịch sử Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh University of Industry - HUI) tiền thân là Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco, được thành lập từ năm 1957. Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, trường được đổi tên là Trường Công nhân Kỹ thuật IV trực thuộc Bộ Cơ khí và luyện kim. Đến năm 1994, trường hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất 2, trú đóng tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp IV, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương). Tháng 3/1999, Trường được Chính phủ cho phép thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp IV và tháng 12/2004 được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ khóa học đầu tiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, trường đã đào tạo được 7 khóa đại học chính quy và tại chức, 7 khóa ĐH liên thông, 39 khóa công nhân và trung cấp, 25 khóa trung cấp nghề, 13 khóa cao đẳng chính quy và tại chức, 10 khóa cao đẳng liên thông, 5 khóa cao đẳng nghề với tổng số học sinh sinh viên (HSSV) tốt nghiệp ra trường trên 148.000 HSSV học dài hạn và 190.000 học viên học nghề ngắn hạn. Trường là đơn vị đào tạo và nghiên cứu có tiếng với sáu cơ sở khang trang hiện đại, cảnh quan đẹp mắt và thanh bình; sự đa dạng của sinh viên đến từ nhiều nơi trên cả nước, trong có có nhiều sinh viên quốc tế đến từ Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan Đó chính là các nguồn lực mạnh mẽ, luôn sẵn sàng để giúp vận hành hoạt động của nhà trường trở thành một trong nhiều trường đại học kiểu mẫu trong cả nước. Cơ sở chính của trường đặt tại số 12 Nguyễn Văn Bảo - Phường 4 - Quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh. Là một thành phố lớn nhất 6 nước, dân số ước tính khoảng trên 10 triệu người, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao thông của khu vực và cả nước. Tại đây tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật có tầm cỡ với các trang thiết bị phòng thí nghiệm hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp lớn, các siêu thị, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, du lịch và kinh tế, dịch vụ phát triển. Hàng năm, thành phố thu hút đầu tư nước ngoài đứng hàng nhất nhì trong cả nước, và thu hút hàng vạn lao động có tay nghề vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đây là cơ hội tốt để trường phát triển các ngành nghề đào tạo, là nơi để HSSV khi tốt nghiệp ra trường dễ dàng tìm kiếm việc làm. Cơ sở Biên Hòa (Đồng Nai) tọa lạc ngay khu vực trung tâm của thành phố Biên Hòa trên bờ sông Đồng Nai, cách cơ sở chính 30 km về phía Bắc. Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp lớn, hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, với các nhà máy, xí nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, thu hút đầu tư của nhiều quốc gia công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Thành phố Biên Hòa nằm ở trung tâm của tứ giác kinh tế năng động nhất khu vực phía Nam: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương. Hàng năm, tỉnh Đồng Nai thu hút hàng vạn lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là rất lớn nhưng tại đây hệ thống các trường đào tạo còn rất ít nên thường không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. Cơ sở Biên Hòa – Đồng Nai được đặt ở vị trí thuận lợi với nhiều lợi thế để phát triển. Cơ sở này vừa được nâng cấp xây dựng mới với các công trình kiến trúc nhỏ nhắn, đẹp đẽ, màu sắc sinh động rất hấp dẫn, với đầy đủ nhà xưởng, phòng thí nghiệm, lớp học, giảng đường, thư viện, có thể đảm bảo cho 6.000 HSSV theo học mỗi ngày. Tại đây hàng năm cung cấp hàng nghìn HSSV tốt nghiệp cho các khu công nghiệp Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, vũng tàu và các khu công nghiệp phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở Thái Bình được thành lập từ tháng 10 năm 2006, trú đóng tại xã Tân Bình - thành phố Thái Bình. Hiện nay, cơ sở này đang có gần 7.000 HSSV theo học các ngành học, bậc học; mỗi năm thu hút hàng ngàn HSSV đến đăng ký nhập học. Thái Bình là một tỉnh thuộc vùng 7 kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Hồng, có vị trí kinh tế chiến lược, kế cận với thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương. Phía Đông, tỉnh Thái Bình tiếp giáp với Biển Đông, tạo thành một tứ giác kinh tế quan trọng bậc nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Xa hơn nữa là mối liên kết địa lý với Quảng Ninh, Ninh Bình, tạo thành một cụm kinh tế phát triển nằm dọc trục quốc lộ số 10, đang có tốc độ công nghiệp hóa cao. Tranh thủ được vị trí địa lý thuận lợi, Thái Bình đã mau chóng phát triển kinh tế một cách năng động và chắc chắn, trở thành nơi thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ tám của cả vùng. Đồng thời, đây cũng là tỉnh có mức độ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân rất cao. Thêm vào đó, nông nghiệp, ngư nghiệp rất phát triển và dân số đông là thế mạnh rõ rệt của Thái Bình. Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Thái Bình được quy hoạch chặt chẽ và bước đầu có nhiều thành công (với tỷ lệ công nghiệp 40%, nông nghiệp 45%, dịch vụ 15%). Các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Thái Bình luôn thông thoáng, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương luôn nhất quán, hứa hẹn trong một thời gian ngắn đây sẽ nơi có mức độ công nghiệp hóa rất cao do đất đai và nguồn nhân công rẻ. Đây thực sự là nơi lý tưởng để Trường hình thành một cơ sở đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có kỹ thuật cao cho cả khu vực phía Bắc. Cơ sở Quảng Ngãi tọa lạc tại thành phố Quảng Ngãi - tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí kinh tế chiến lược quan trọng, kế cận với tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Quảng Ngãi có khu công nghiệp Dung Quất, nằm cận kề với khu kinh tế mở Chu Lai của tỉnh Quảng Nam, cách hai trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 900 km, tiếp giáp quốc lộ 1, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu mối của 6 tuyến đường xuyên Á, nối Lào, Campuchia và Thái Lan. Phía Đông, tỉnh Quảng Ngãi giáp biển Đông, có hải cảng nước sâu, gần sân bay Quốc tế Chu Lai, có thành phố mới Vạn Tường đang hình thành với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao, được áp dụng những chính sách ưu đãi nhất Việt Nam, đồng thời là nơi tập trung các nhà máy công nghiệp nặng quy mô lớn khác. Với lợi thế này, Dung Quất là điểm động lực trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm khu vực Nam Trung bộ 8 thành khu vực kinh tế lớn thứ ba của Việt Nam. Tranh thủ được vị trí địa lý thuận lợi, Quảng Ngãi đã mau chóng phát triển kinh tế một cách năng động, hiện đã thu hút hàng chục tỷ đô la Mỹ đầu tư nước ngoài, với các nhà máy đóng tàu biển, nhà máy luyện cán thép, khu công nghiệp lọc hóa dầu, các nhà máy chế biến thủy, hải sản, chế biến lương thực, thực phẩm và các ngành dịch vụ, du lịch phát triển… Mỗi năm, Quảng Ngãi thu hút hàng chục ngàn lao động có tay nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả khu vực Nam Trung bộ, là cơ hội tốt nhất cho HSSV khi tốt nghiệp ra trường rất dễ tìm kiếm việc làm. Tại đây, trường đang có gần chục ngàn HSSV theo học các ngành học, bậc học; đã có một vài khóa trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng liên thông, đại học liên thông tốt nghiệp ra trường với 100% có việc làm. Cơ sở Thanh Hóa đặt tại xã Quảng Tâm - thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa, có vị trí rất thuận lợi về mặt giao thông. Phía Nam là Quốc lộ 17 đi qua trường đến thị xã du lịch nổi tiếng Sầm Sơn; phía Bắc là Đại lộ Nam sông mã đi qua cổng số 2 của trường, đến thị xã Sầm sơn. Tuyến xe buýt số 17 đi từ Triệu Sơn đến cổng trường và tương lai sẽ thêm nhiều tuyến xe buýt chạy qua trường đến thành phố Thanh Hóa và TX Sầm Sơn qua 2 quốc lộ và đại lộ. Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực Bắc miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. Thanh Hóa có hệ thống các ngành dịch vụ phát triển như ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể tham gia 9 ngày càng nhiều trong lĩnh vực thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng trên 23%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông - lâm - thuỷ sản (chiếm 51,4%), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (24,6%), khoáng sản - vật liệu xây dựng (13,4%)… Mục tiêu mà tỉnh Thanh Hóa hướng tới là nâng cao năng lực các ngành sản xuất có tiềm năng về nguyên liệu và thị trường như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm thủy sản, các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh (2,16/4 triệu người). Nguồn lao động của Thanh Hóa tương đối trẻ, có trình độ văn hóa khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thủy. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hóa và hệ thống quốc lộ quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, Quốc lộ 217 nối liền Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Mạng lưới cung cấp điện, nước sinh hoạt của Thanh Hóa ngày càng được tăng cường, đảm bảo cung cấp điện, nước sinh hoạt ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Cơ sở Thanh Hóa được đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà xưởng, lớp học, phòng thí nghiệm với các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập hiện đại, hệ thống công viên, sân chơi, thảm cỏ và những tiểu cảnh, tiểu sảnh… góp phần làm cho ngôi trường thêm khang trang, văn minh và hiện đại vào bậc nhất khu vực phía Bắc miền Trung. Mỗi năm cơ sở này thu hút hàng nghìn HSSV của nhiều tỉnh và thành phố miền Bắc đến học tập và nghiên cứu. Các ngành công nghiệp, dịch vụ tại tỉnh Thanh Hóa 10 phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực là cơ hội tốt nhất cho HSSV sau khi tốt nghiệp dễ dàng tìm được việc làm. Cơ sở Nghệ An nằm ngay trung tâm của thành phố Vinh, một thành phố được quy hoạch theo hướng hiện đại văn minh với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Nơi đây đã hình thành một cơ sở đào tạo liên kết theo mô hình giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cùng tham góp vốn đầu tư xây dựng Cơ sở Nghệ An là những tập đoàn kinh tế lớn của đất nước như: Tổng công ty kinh doanh và quản lý vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty đầu tư Miền Trung, Tổng Công ty sành sứ thủy tinh Việt Nam, Tổng công ty đầu tư khu công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty rượu bia Hà Nội, Tổng công ty X28 Bộ quốc phòng… Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp với Biển Đông, diện tích tự nhiên 1,648 triệu ha, dân số 3,2 triệu người. Thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Nơi đây hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp mới của Nghệ An và của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung ra đời kéo theo xu thế dịch chuyển công nghiệp nhà nước và tư nhân từ hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh về các tỉnh và thành phố đang có lợi thế về đất đai, nguồn nhân công rẻ. Sự chuyển dịch này đã tạo ra hàng vạn công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Sự trở lại của đầu tư Nhà nước trong vài năm gần đây cũng tiếp sức để Nghệ An và các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung có thêm những cơ sở đại công nghiệp với trình độ công nghệ cao hơn. Hiện cơ sở đào tạo liên kết của trường với các tập đoàn kinh tế lớn tại thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An vừa mới hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn đầu với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại đảm bảo tốt yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Có thể nói, hiện nay Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở giáo dục đại học và đào tạo nghề lớn nhất Việt Nam, hàng năm cung cấp các dịch vụ đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học cho hàng chục ngàn sinh viên từ khắp mọi miền trong cả nước. Trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với đội ngũ trên 2.500 11 giảng viên cơ hữu, trong đó nhiều người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhiều người có trình độ chuyên môn tay nghề cao, cùng hàng trăm giảng viên thỉnh giảng được mời từ các trường đại học trong và ngoài nước. Nhà trường cũng đã quy tụ được đội ngũ các thầy cô giáo có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết, nhiệt tình và có ý thức trách nhiệm với người học, hết lòng vì học sinh thân yêu. Thành quả mà nhà trường đạt được trong những năm qua là mỗi năm hàng vạn HSSV tốt nghiệp ở các bậc học, các khóa học ra trường, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế trọng điểm. Đặc biệt, trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề ASEAN và các kỳ thi học sinh giỏi nghề thế giới nhà trường đã đạt 15 huy chương vàng, 20 huy chương bạc, 26 huy chương đồng. Trong kỳ thi Robocon Việt Nam 2005 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, trường được giải nhì toàn quốc và liên tục hàng năm các đội tuyển tham gia các kỳ thi Olympic ngành Hóa, Vật lý, Toán học, Công nghệ thông tin, Thời trang… luôn đạt thứ hạng cao. Bên cạnh chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia, trường còn có chương trình đào tạo hợp tác quốc tế theo mô hình du học tại chỗ với các trường của Úc, Canada, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc… và hợp tác với các trường đại học trong nước như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nhiều khóa đào tạo được thực hiện thông qua giáo dục và đào tạo nghề trong và ngoài trường thường xuyên góp phần cung cấp kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho lực lượng lao động của cả nước, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Nhà trường đảm bảo đào tạo ở mức chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề, đào tạo nghề ở các cấp trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Các chương trình đào tạo được triển khai thông qua hợp tác với các cơ sở sản xuất, nhằm đảm bảo việc cập nhật kiến thức. Tất cả các khóa đào tạo chính quy tại trường đều được liên thông với các bậc học cao hơn như trung cấp liên thông lên cao đẳng, cao đẳng liên thông lên đại học. Việc đào tạo liên thông giữa các bậc học cho phép người học tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Các khóa học của trường từ những khóa ngắn hạn cho đến các khóa tập trung 2 năm, 2 năm rưỡi, 3 năm 12 đến 4 năm. Hầu hết các chương trình đào tạo đều chú trọng về thực hành, lý thuyết được tinh giản, chắt lọc phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Trường đã và đang nhập về các trang thiết bị giảng dạy và thực hành theo công nghệ mới, hiện đại để thay thế dần các công nghệ lạc hậu. Sinh viên của trường được trang bị phổ cập ngoại ngữ và tin học cũng như các kiến thức bổ trợ cho môi trường làm việc hiện đại như: giao tiếp, ứng xử, thái độ lao động, hành vi, văn hóa và giáo dục chất lượng cuộc sống. Với mối quan hệ rộng rãi của trường với ngành công nghiệp, HSSV luôn có cơ hội thực hành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để tiếp xúc với các công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất, các kỹ năng thực tiễn và môi trường làm việc hiện đại. Nhà trường luôn cung cấp những khóa học mới và đa dạng đủ trình độ từ chứng chỉ đến bằng nghề, bằng trung cấp, cử nhân cao đẳng và đại học trong các khóa học, bậc học và ngành học, bao gồm cả các khóa hợp tác với các trường quốc tế và các trường đại học trong nước. Chương trình đào tạo luôn được cập nhật, cải tiến theo hướng liên thông giữa các cấp học, bậc học trong trường. Thế mạnh của trường là đào tạo các ngành: Cơ khí, Điện, Điện tử, Công nghệ thông tin, May thời trang, Công nghệ hóa học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường, Nhiệt lạnh, Động lực, Quản trị kinh doanh, Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Kinh tế thương mại du lịch và Anh văn… Ở bậc đại học, trường đào tạo 25 chuyên ngành, bậc cao đẳng chuyên nghiệp đào tạo 34 chuyên ngành, cao đẳng nghề 25 chuyên ngành, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo 30 chuyên ngành, trung cấp nghề đào tạo 16 chuyên ngành. Học sinh có thể được liên thông lên trung cấp, cao đẳng và đại học bằng các kỳ thi tuyển hàng năm. 2. Tổ chức bộ máy a) Các phòng ban tại Cơ sở chính - Phòng Tổ chức – Hành chính - Phòng Tài chính – Kế toán - Phòng Kế hoạch – Vật tư - Phòng Đào tạo 13 - Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý Sinh viên - Phòng Dịch vụ - Phòng Quản lý ký túc xá - Phòng Quản trị - Phòng Công tác Chính trị và Công tác sinh viên - Trung tâm Thư viện - Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng - Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học - Nhà xuất bản - Tạp chí khoa học - Nhà ăn Tại các cơ sở khác có Phòng Giáo vụ, Phòng Tổng hợp, Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý SV, Nhà ăn, Thư viện, Ký túc xá. b) Các khoa, viện và trung tâm Khoa Điện đào tạo hai chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, Công nghệ điều khiển tự động. Khoa Điện tử đào tạo ba chuyên ngành: Công nghệ điện tử, Điện tử viễn thông, Điện tử máy tính. Khoa Cơ khí đào tạo ba chuyên ngành: Chế tạo máy, Cơ điện tử, Cơ điện. Khoa Nhiệt lạnh đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh. Khoa Công nghệ Ôtô đào tạo ngành Công nghệ ô tô. Khoa Hóa đào tạo ba chuyên ngành: Công nghệ hóa học, Công nghệ Hóa dầu, Hóa phân tích. Khoa Công nghệ thông tin đào tạo chuyên ngành: Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính, Công nghệ Web. Khoa Tài chính - Ngân hàng đào tạo hai chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp. 19 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, sau đại học và đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành công nghiệp và cộng đồng. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, phương pháp mới và dịch vụ mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo kỹ thuật tại Việt Nam. Trường xây dựng thương hiệu theo tiêu chuẩn ISO và đã được cấp giấy chứng nhận năm 2005. 2. Bối cảnh trong nước và quốc tế a) Phân tích, đánh giá tình hình Với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới. Đổi mới giáo dục - đào tạo đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và trên quy mô toàn quốc, sự cạnh tranh giữa các trường trong nước và quốc tế, ngày càng trở lên gay gắt. Trước bối cảnh trong nước và quốc tế đó, triết lý về giáo dục trong thế kỷ XXI có những biến đổi to lớn đó là học thường xuyên, học suốt đời và “học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống”, nhằm hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Giáo dục đại học trong nước và thế giới đang phát triển rất nhanh với những xu thế biểu hiện rõ rệt: đại chúng hóa, thị trường hóa, đa dạng hóa và quốc tế hóa. Nhiều năm qua, trường cũng đã và đang phát triển theo xu hướng này. Các trường trong khu vực đã và đang đổi mới theo hướng đa dạng hóa đào tạo, đa ngành, đa lĩnh vực và đa dạng hóa quan hệ quốc tế, mở rộng quyền tự chủ, độc lập tự chịu trách nhiệm, đổi mới hình thức, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đặt mục tiêu tổng quát là tiếp tục đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng 20 hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước coi giáo dục và đào tạo là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là điều kiện để phát triển nguồn lực con người. Năm 2010, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định, GDP cả nước tăng trên 7%, sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển. b) Thời cơ và thách thức Bối cảnh giáo dục - đào tạo trong nước và quốc tế vừa tạo thời cơ vừa đặt ra những thách thức cho sự phát triển của nhà trường. Sự đổi mới về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học đang diễn ra ở quy mô toàn quốc, tạo cơ hội để trường nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới phát triển. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, đến nay trường đã được Chính phủ cho đào tạo bậc sau đại học. Đây là cơ hội chưa từng có để trường phát triển. Do vậy, chúng ta phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ để chuyển biến mọi hoạt động trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo của trường sang một bước ngoặt mới có ý nghĩa quyết định làm thay đổi triết lý đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại và hội nhập. Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh, đồng thời cũng tạo cho trường một cơ hội, nếu chúng ta biết tranh thủ khai thác công nghệ thông tin sẽ giúp trường nhanh chóng tiếp cận với các nguồn tri thức và thông tin khổng lồ phục vụ học tập và nghiên cứu. Giáo dục đại học trong nước và quốc tế đang thay đổi rất mạnh mẽ là cơ hội tốt để chúng ta tiếp cận học tập, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn nhà trường. Nước ta đang đi dần vào nền kinh tế tri thức, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao trở nên cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo tiềm năng mới về nguồn lực giáo dục đại học. Tất cả các yếu tố đó là cơ hội quan trọng để trường nắm bắt kịp thời nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển của nhà trường. Mặt khác, chất lượng đào tạo không chỉ là thách thức riêng của nhà trường mà còn là những thách thức chung của giáo dục cả nước. Chúng 21 ta một mặt phải khắc phục những yếu kém bất cập nhằm phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách giữa trường ta với các trường tiên tiến ở trong nước và các trường trong khu vực, mặt khác phải tập trung giải quyết những mâu thuẫn giữa tăng qui mô với yêu cầu nâng cao chất lượng. Ngân sách nhà nước không tăng, học phí thu không đủ chi, chi phí bình quân trên một học sinh rất thấp, tạo ra nguy cơ giảm sút chất lượng đào tạo. 3. Chiến lược phát triển đào tạo a) Dự báo nhu cầu phát triển Căn cứ đề án phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2015 cần đạt tỉ lệ 200 sinh viên/vạn dân và đến năm 2020 là 450 sinh viên/vạn dân. Để đáp ứng yêu cầu pháp triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và yêu cầu hội nhập quốc tế, phấn đấu trở thành trường có đẳng cấp trong nước và khu vực, lĩnh vực đào tạo của nhà trường phát triển theo hai hướng: khối ngành công nghệ và khối ngành kinh tế. Về quy mô, đến năm 2015 số HV-HSSV của trường đạt số lượng: Học viên cao học : 500 Sinh viên đại học : 30.000 Sinh viên cao đẳng chuyên nghiệp : 25.000 Sinh viên cao đẳng nghề : 30.000 b) Mục tiêu - Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, chuyên gia, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề có trình độ cao về chuyên môn, tin học và ngoại ngữ với các kỹ năng cần thiết (kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng công cụ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống). - Có năng lực tư duy, năng lực hợp tác và cạnh tranh. - Có khả năng tự học để nâng cao trình độ suốt đời. - Phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, đạo đức và văn hóa. - Xây dựng nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo đa cấp, đa ngành theo hướng tiên tiến, hiện đại và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu 22 cầu đào tạo nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, một trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ có các công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc gia và quốc tế. - Đổi mới mục tiêu, phương pháp giảng dạy, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý giáo dục đạt trình độ bằng các trường tiên tiến trong nước và khu vực. - Hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đại học, sau đại học theo hướng chuẩn hóa về nội dung chương trình đào tạo, cán bộ giảng dạy, hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành. - Có đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý nhà trường đạt trình độ khu vực và quốc tế, có thể giảng dạy các chương trình đào tạo chất lượng cao, hiện đại, trong đó có nhiều chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. - Có nguồn tài chính đủ mạnh để đảm bảo việc giảng dạy, học tập đạt chất lượng và tiêu chuẩn quy định. - Có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. - Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên thực sự sâu rộng; liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có nhiều kết quả có giá trị, thiết thực, phục vụ đào tạo cũng như ứng dụng trong sản xuất kinh doanh và đóng góp cho phát triển khoa học, công nghệ. Có các công trình nghiên cứu đạt cấp quốc gia và khu vực. - Phấn đấu đến năm 2015 đội ngũ giảng viên của trường có 200 tiến sĩ, 1.000 thạc sĩ, và đến năm 2020 có 300 tiến sĩ, 1.500 thạc sĩ. - Mở thêm một một số ngành đào tạo như: xây dựng, luật, nhân văn, nghệ thuật, một số chuyên ngành về khoa học cơ bản để từng bước xây dựng một trường đại học đa ngành. - Phải có sinh viên từng đạt các giải học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. - Nhà trường được tổ chức, vận hành và hoạt động theo một cơ chế hoàn toàn mới, tự chủ cao, có không gian học thuật tự do, đảm bảo thực hiện các khám phá, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. 23 - Xây dựng trường trở thành đơn vị đào tạo có đẳng cấp, có thương hiệu ở trong nước và khu vực, được xếp vào danh sách các trường hàng đầu của Việt Nam để đến năm 2020 được xếp vào danh sách các trường hàng đầu của khu vực ASEAN. c) Chỉ tiêu và giải pháp Chỉ tiêu phấn đấu - Tuyển chọn sinh viên: Sinh viên được tuyển chọn kỹ càng, trong quá trình đào tạo có sàng lọc để những sinh viên thực sự có năng lực mới được đi tới đích; phấn đấu chỉ tuyển sinh viên đạt đầu vào loại khá, giỏi cho tất cả các chuyên ngành ở bậc đại học trở lên. - Đội ngũ giảng viên: 40% trình độ tiến sĩ, 5% trình độ giáo sư, phó giáo sư, 50% trình độ thạc sĩ, số còn lại 100% tốt nghiệp đại học, tỷ lệ giảng viên đại học 1/20 sinh viên, cao đẳng 1/25 sinh viên, trung cấp và công nhân 1/30 sinh viên. - Lớp học lý thuyết đại học 30 – 50 sinh viên/lớp chuyên ngành, lớp học thí nghiệm thực hành 25 sinh viên/lớp. - Cơ sở vật chất: + Đạt diện tích khuôn viên 15 m2/SV + Thư viện 500.000 bản sách, 20.000 m2 phòng đọc, 100.000 đầu sách điện tử. + Có 50% giảng đường hiện đại/tổng số giảng đường và lớp học. + Có 60% các phòng thí nghiệm và xưởng thực hành được hiện đại hóa đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế. + Hệ thống phòng làm việc hiện đại. + Phấn đấu đạt 5 sinh viên/máy tính (hiện nay 20 SV/máy tính) + Năm 2015 hoàn thành giai đoạn 1 cơ sở Nhơn Trạch để đến năm 2020 hoàn thành xong một cơ sở đào tạo đại học hiện đại nhất Việt Nam. + Xây dựng một bệnh xá và một nhà điều dưỡng hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, viên chức và HSSV. 24 - Tỷ lệ HV- HSSV tốt nghiệp đến năm 2015 và 2020 Thạc sĩ : 100% Đại học : 100% Cao đẳng : 98% Trung cấp : 95% Giải pháp thực hiện - Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học + Khắc phục ngay kiểu quản lý dạy học buộc giáo viên phải lệ thuộc vào những quy trình, khuôn mẫu sẵn có; động viên và tạo điều kiện để giáo viên chủ động phát huy sáng kiến cá nhân trong việc chọn lựa phương pháp đào tạo. + Tiếp tục hoàn thiện các chuẩn dạy học làm trọng tâm để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giảng dạy của từng giáo viên, kiên quyết chống thái độ bảo thủ, ngại khó. Trước mắt hướng các hoạt động chuyên môn trong nhà trường vào đổi mới công tác dạy học. + Đảm bảo đủ tài liệu học tập, đặc biệt là cho sinh viên đại học và cao đẳng để đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp học; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để HSSV được làm việc tại phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thư viện; xây dựng một số phòng máy tính mở tự do cho sinh viên sử dụng để tự học. + Đổi mới phương pháp dạy học nhằm thay đổi cách học, phát huy tính chủ động của người học và khai thác lợi thế công nghệ thông tin để làm thay đổi cách dạy, cách học. + Thay đổi cơ bản phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng chuẩn hóa và chú trọng đánh giá trong cả quá trình học tập, sử dụng những phương pháp đánh giá đa dạng, khoa học và hiện đại. + Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ theo hướng cung cấp cho HSSV, nhất là sinh viên đại học, sau đại học và cao đẳng một phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu hiệu trong môi trường hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh bằng việc tiêu chuẩn hóa trình độ theo các chương trình kiểm tra, đánh giá của nhà 25 trường. Đào tạo lại số giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn, trước mắt tập trung vào đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành ở bậc đại học và cao đẳng. + Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và giảng dạy trong nhà trường; soạn bài, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra, đánh giá, khai thác nguồn tư liệu qua Internet; dành kinh phí đầu tư cho việc xây dựng thêm phòng máy tính, phòng học đa năng, các thiết bị truyền thông phục vụ đổi mới phương pháp dạy học. Nâng cấp đường truyền Internet, phần cứng hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm HUI –Edu quản lý đào tạo, đổi mới trang web. + Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhà giáo theo chuẩn, bổ sung giáo viên cơ hữu cho các khoa còn đang thiếu, tiếp tục tuyển chọn giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư và phó giáo sư để bổ sung vào đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học, giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên xuống còn khoảng 25 - 30 HSSV. Tuyển chọn một số giáo viên đủ tiêu chuẩn cho đi nghiên cứu sinh ở một số trường nước ngoài. + Đổi mới mục tiêu nội dung phương pháp đào tạo các bậc học và đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập nhằm đạt hiệu quả đào tạo cao. + Xác lập mục tiêu dạy và học nhằm đào tạo con người theo hướng để làm việc, nghiên cứu, sáng tạo, phát triển cá nhân gắn với xã hội để lập nghiệp. + Tiếp tục xây dựng khung chương trình cho các chuyên ngành đào tạo đại học, xem đó là biện pháp tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng hệ đại học; phát huy quyền tự chủ cho các khoa và trung tâm trong quản lý đào tạo, sử dụng chương trình đào tạo. + Xây dựng nội dung đào tạo cho các bậc học đặc biệt là bậc đại học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Riêng khối đại học và cao đẳng lưu ý đến thành phần giáo dục đại cương nhằm giúp người học mở rộng tầm nhìn và thích ứng với nhu cầu nhân lực phát triển ngành công nghiệp của đất nước, của từng ngành, từng địa phương. - Tăng cường biện pháp hỗ trợ cải tiến việc dạy và học 26 + Biên soạn, biên dịch, xuất bản giáo trình cho các môn học chủ yếu ở các hệ đào tạo đại học, sau đại học và cao đẳng. Khuyến khích các khoa, trung tâm lựa chọn áp dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước phát triển; liên kết với các trường trong và ngoài nước khai thác nguồn tư liệu giáo dục mở và các nguồn tư liệu giảng dạy khác trên mạng. + Khẩn trương chuẩn hóa chương trình dạy tiếng Anh, tin học cho tất cả các ngành không chuyên về ngoại ngữ, tin học; khuyến khích một số ngành học giảng dạy song ngữ ở một số môn học. + Đối với hệ đại học và cao đẳng sẽ giảm giờ lên lớp, tăng thời gian tự học và thảo luận, đặc biệt phải làm chuyển biến cơ bản về phương pháp dạy học các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục thể chất và quốc phòng. + Hiện đại hóa Phòng Học liệu để tạo các công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học, đánh giá kết quả đào tạo. - Xây dựng quy trình đào tạo đại học mềm dẻo và hệ thống giáo dục liên thông: + Cập nhật quy chế học vụ theo hướng chính quy, hiện đại và hội nhập quốc tế. + Triển khai thực hiện học chế tín chỉ cho các chương trình giáo dục đại học và cao đẳng. + Phát triển các loại hình đào tạo theo hướng mở, đan xen thống nhất giữa các bậc đào tạo chính quy, tại chức, hoàn chỉnh đại học, liên thông, đào tạo từ xa. + Hoàn chỉnh hệ thống đào tạo liên thông giữa các bậc học trong trường. - Nhà trường không ngừng phấn đấu để trở thành + Một cơ sở đào tạo nghề nghiệp, kết hợp giữa kiến thức, trình độ cao với các kỹ năng, nội dung đào tạo thích nghi liên tục với nhu cầu phát triển nền kinh tế của đất nước. + Một cơ sở đào tạo để sinh viên có thể tự đào tạo tiếp theo hướng ứng dụng, nghiên cứu hoặc giảng dạy.

Trích đoạn

  • Nhiệm vụ năm học 2012-2013
  • Điều kiện công nhận tốt nghiệp, xếp loại và cấp bằng
  • Khen thưởng, kỷ luật, hiệu lực thi hành
  • Tiêu chuẩn xét và đánh giá kết quả rèn luyện

Tài liệu liên quan

  • Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam
    • 24
    • 2
    • 30
  • Lãnh đạo công nghệ thông tin: Các nhiệm vụ cơ bản Lãnh đạo công nghệ thông tin: Các nhiệm vụ cơ bản
    • 62
    • 567
    • 0
  • TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
    • 7
    • 650
    • 1
  • Tổng quan về trường địa học kinh tế quốc dân Tổng quan về trường địa học kinh tế quốc dân
    • 3
    • 621
    • 0
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI VẬN DUNG PHÉP  DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO THỰC TRANG DOANH NGHIỆP NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI VẬN DUNG PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀO THỰC TRANG DOANH NGHIỆP
    • 25
    • 498
    • 4
  • Các lệnh quản lý ổ đĩa, các dịch vụ cơ bản telnet, ssh Các lệnh quản lý ổ đĩa, các dịch vụ cơ bản telnet, ssh
    • 16
    • 393
    • 0
  • benh lao va nhung dieu can biet ve benh lao benh lao va nhung dieu can biet ve benh lao
    • 46
    • 473
    • 0
  • Tài liệu Văn hóa công sở và những điều cần biết pptx Tài liệu Văn hóa công sở và những điều cần biết pptx
    • 5
    • 739
    • 4
  • Tài liệu Các lệnh quản lý ổ đĩa, các dịch vụ cơ bản: telnet, ssh doc Tài liệu Các lệnh quản lý ổ đĩa, các dịch vụ cơ bản: telnet, ssh doc
    • 16
    • 497
    • 0
  • Tài liệu [Bản đẹp] Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 - 2.DH Phia bac phan 1 (trang 18-90) docx Tài liệu [Bản đẹp] Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 - 2.DH Phia bac phan 1 (trang 18-90) docx
    • 73
    • 561
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(817.39 KB - 121 trang) - Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp TPHCM (HUI), các quy định chung, thư viện và các dịch vụ cơ bản và những điều cần biết khi học Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trường đại Học Hui