Top 05 Chứng Chỉ Quan Trọng để Trở Thành Kế Toán Trưởng
Có thể bạn quan tâm
Với những người hành nghề kế toán thì trở thành kế toán trưởng là mục tiêu của rất nhiều người. Thế nhưng để trở thành một kế toán trưởng, ngoài trình độ và kinh nghiệm bạn còn phải trang bị cho mình những chứng chỉ kế toán trưởng quan trọng. Trong bài viết hôm nay Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc khám phá top 05 chứng chỉ quan trọng để trở thành kế toán trưởng. Các bạn hãy cùng theo dõi xem đó là những chứng chỉ nào nhé! MỤC LỤC: 1. Chứng chỉ kế toán trưởng là gì? 2. Vai trò chứng chỉ kế toán trưởng? 3. Loại chứng chỉ kế toán phổ biến tại Việt Nam? 3.1. Chứng chỉ CPA 3.2. Chứng chỉ ACCA 3.3. Chứng chỉ CFA 3.4. Chứng chỉ CIMA 3.5 Chứng chỉ CMA 4. Chứng chỉ kế toán tại Việt Nam khác gì chứng chỉ kế toán quốc tế? 5. Mẫu tuyển kế toán trưởng yêu cầu chứng chỉ kế toán 6. Thi chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu? 7. Học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu?
Xem thêm >>>> Tuyển dụng kế toán trưởng tại HRchannels.com
1. Chứng chỉ kế toán trưởng là gì?
Chứng chỉ kế toán trưởng là chứng chỉ chứng nhận bạn đã hoàn thành khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng. Chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ Tài chính cấp và quản lý trên phạm vì cả nước.
Thời hạn sử dụng chứng chỉ trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp. Sau thời hạn trên nếu cần cấp lại chứng chỉ bạn cần học lại khóa bồi dưỡng kế toán trưởng.
* Để được cấp chứng chỉ kế toán trưởng bạn cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Thứ nhất, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ trung cấp trở lên.
- Thứ hai, có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm nếu bạn có bằng đại học hoặc tối thiểu 3 năm nếu bạn có bằng trung cấp, cao đẳng.
- Thứ ba, có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu (5/10 điểm trở lên).
Những việc làm hấp dẫn
Deputy Accounting Manager (Garment)
Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản XuấtManager of Finance and Accounting
Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toánChief Accountant (Trading)
Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toánChief Accountant
Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kế toán/Tài chính/Kiểm toánSenior Accounting Department Manager
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản XuấtHiện tại có khá nhiều địa chỉ tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng. Nhưng không phải địa chỉ nào cũng cấp chứng nhận kế toán trưởng của Bộ Tài chính. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký thi lấy chứng chỉ. >>>> Xem thêm: 5 nhiệm vụ quan trọng của kế toán trưởng là gì?
2. Tại sao cần chứng chỉ kế toán trưởng?
Kế toán trưởng là vị trí đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 về tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành kế toán trưởng, thì bạn bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
Vì vậy khi bạn đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết thì bạn nên tìm hiểu và thi lấy chứng chỉ kế toán trưởng để đủ điều kiện đảm nhận vị trí này.
3. Loại chứng chỉ kế toán doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu?
Bên cạnh chứng chỉ kế toán trưởng được nhắc đến ở trên, thì những ứng viên có các loại chứng chỉ CPA, ACCA, CFA, CIMA sẽ có ưu thế.
3.1. Chứng chỉ CPA
CPA là viết tắt của Certified Public Accountants, dịch ra nghĩa tiếng Việt là kế toán viên công chứng được cấp phép. Bạn có thể hiểu đơn giản, CPA là giấy chứng nhận hành nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp khi bạn vượt qua một kỳ thi kiểm tra năng lực.
Chương trình CPA sẽ thi 7 môn. Trong đó có 6 môn thi viết với thời gian 180 phút / môn và một môn ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, TQ, Đức).
Để tham gia thi CPA bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, bằng cấp: có một trong các bằng cấp dưới đây
- Có bằng ĐH trở lên các chuyên ngành Tài chính, Kế toán – kiểm toán, Ngân hàng.
- Tốt nghiệp chuyên ngành khác có tổng số đơn vị học trình (số tiết học) các môn: tài chính, kế toán kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính, thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình toàn khóa.
- Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, kinh nghiệm thực tế
Có thời gian làm kế toán trên 5 năm, tính từ thời điểm ghi trên bằng tốt nghiệp. Hoặc từ 2 năm trở lên làm trợ lý kiểm toán.
3.2. Chứng chỉ ACCA
ACCA là chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (the Association of Chartered Certified Accountants) cấp. Thành lập năm 1904, Hiệp hội đã mang đến cho ngành tài chính và kế toán kiểm toán một chứng chỉ chuyên nghiệp, được công nhận rộng rãi khắp thế giới.
Chương trình ACCA không yêu cầu bạn phải thi đầu vào. Để theo học ACCA bạn chỉ cần là một trong những đối tượng sau:
- Có bằng đại học hoặc cao đẳng.
- Sinh viên năm 2,3,4 đã hoàn thành các môn chuyên ngành.
- Có chứng chỉ kế toán và kinh doanh của ACCA (thuộc chương trình FIA).
- Có chứng chỉ CAT. Để nhận được chứng chỉ ACCA bạn cần đáp ứng được các điều kiện sau:
1- Thi đậu 14 môn trong chương trình ACCA.
2- Hoàn thành môn đạo đức nghề nghiệp.
3- Có kinh nghiệm làm việc 3 năm.
3.3. Chứng chỉ CFA (the Chartered Financial Analyst) – Phân tích đầu tư tài chính
CFA được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực đầu tư, CFA được xem như thước đo tiêu chuẩn đối với năng lực, sự chuyên nghiệp và đạo đức của người làm nghề. Theo học chương trình CFA bạn sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và nguyên tắc hoạt động của thị trường đầu tư.
Cũng như ACCA, CFA không yêu cầu phải thi đầu vào. Tuy nhiên để được thi CFA bạn cần đáp ứng được 1 trong các điều kiện sau:
- Có bằng đại học bất cứ chuyên ngành nào.
- Có một trong các chứng chỉ như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương.
- Sinh viên năm cuối đại học.
- Có ít nhất 4 năm học và làm việc, không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực đầu tư.
Để học tốt chương trình CFA bạn cần có trình độ tiếng Anh bằng C hoặc IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500. Bên cạnh đó còn phải có kiến thức cơ bản về tài chính hoặc hoàn tất khóa dự bị CFA (CFA Foundation).
3.4. Chứng chỉ CIMA (Chartered Institute of Management Accountants)
Chứng chỉ CIMA do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc cấp. Được thành lập năm 1919, đến nay hiệp hội đã có 227.000 thành viên trên 179 quốc gia. CIMA được công nhận trên toàn thế giới về mặt quản trị tài chính và quản trị chiến lược.
CIMA không yêu cầu thi đầu vào. Bạn chỉ cần trên 16 tuổi là có thể theo học chương trình CIMA. Trong trường hợp bạn có bằng tốt nghiệp chuyên ngành kế toán và quản trị, hoặc đã hoàn tất một số môn trong chương trình ACCA, thì có khả năng bạn sẽ được miễn môn.
Chương trình CIMA bao gồm 17 môn. CIMA cũng không cầu chứng chỉ tiếng Anh. Nhưng để học tốt CIMA, bạn cần có bằng C hoặc IELTS 5.0.
Mặc dù 4 chứng chỉ trên đây bạn không bắt buộc phải có. Tuy nhiên có một trong những chứng chỉ trên bạn sẽ có thêm lợi thế khi ứng tuyển kế toán trưởng.
Ngoài ra sở hữu các chứng chỉ kế toán trên còn giúp bạn có thêm tự tin hành nghề kế toán tại Việt Nam và nước ngoài. Mặt khác nhờ có chứng chỉ, bạn sẽ có thêm cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp rất tốt.
3.5 Chứng chỉ CMA
Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) là một trong những bằng cấp quốc tế cao cấp, được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants). Chỉ cần cung cấp chứng chỉ CMA, bạn đã đủ cơ sở chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực chuyên môn sâu về cả kiến thức, kỹ năng thiết yếu ở cả mảng Kế toán quản trị và Quản trị tài chính.
Vì lẽ đó, CMA được xem là chứng chỉ “vàng” trong ngành kế toán quản trị, được công nhận tại hơn 140 quốc gia trên khắp thế giới, và là nền tảng quan trong cho định hướng trở thành Giám đốc tài chính hoặc chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp cho các nhân tài kế toán Việt.
Các điều kiện khi tham gia thi chứng chỉ CMA:
Để tham gia thi chứng chỉ quốc tế CMA, thí sinh cần hội đủ các điều kiện sau:
-
Một trong hai loại bằng cấp chuyên môn:
-
Bằng cử nhân về tài chính, kế toán, kiểm toán
-
Chứng nhận chuyên môn liên quan đến kế toán hoặc quản trị tài chính
-
-
Kinh nghiệm làm việc tối thiểu 02 năm liên tục trong ngành kế toán hoặc quản trị tài chính
4. Chứng chỉ kế toán tại Việt Nam khác gì chứng chỉ kế toán quốc tế?
Đối với người hành nghề kế toán thì việc lấy các chứng chỉ kế toán rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì sở hữu các chứng chỉ này là cách tốt nhất giúp bạn chứng minh năng lực và trình độ của bản thân. Mỗi chứng chỉ sẽ có khóa đào tạo tương ứng. Bạn sẽ phải hoàn thành các khóa đào tạo này để nhận được chứng chỉ.
Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu công việc mà bạn có thể lấy chứng chỉ trong nước như CPA Việt Nam hoặc các chứng chỉ kế toán nước ngoài (ACCA, CFA, CIMA,…).
Điểm khác biệt lớn nhất giữa chứng chỉ kế toán tại Việt Nam và chứng chỉ kế toán nước ngoài là chứng chỉ kế toán Việt Nam chỉ có giá trị trong nước, còn chứng chỉ kế toán nước ngoài được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. >>>> Xem thêm: CPA là gì? Những ai sẽ cần đến chứng chỉ CPA?
5. Xem một số ví dụ mô tả công việc cần chứng chỉ kế toán trưởng?
Dưới đây là một số mẫu tuyển dụng kế toán trưởng có yêu cầu chứng chỉ kế toán để bạn tham khảo:
5.1- Mẫu tuyển dụng kế toán trưởng tập đoàn STI
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
*CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI STI
1. Lập BCTC công ty mẹ, hợp nhất báo cáo tài chính toàn Tập đoàn đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, các chuẩn mực kế toán, kịp thời, chính xác.
2. Chịu trách nhiệm trong các hoạt động kiểm toán, quyết toán thuế, thanh tra... các hoạt động về kế toán của công ty; kê khai thuế cá nhân…
3. Theo dõi đầu tư các mảng kinh doanh của công ty. Kiểm soát và đối chiếu số liệu với kế toán của các công ty con / công ty liên kết.
4. Giao dịch, theo dõi vay và cho vay trong nội bộ tập đoàn, với đối tác ngoài.
5. Hỗ trợ thủ tục tăng vốn, giảm vốn, thành lập, giải thể, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, các việc liên quan khi có phát sinh …
6. Xây dựng, vận hành hệ thống BCQT phản ánh đầy đủ, kịp thời phục vụ các mục đích quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp; phổ biến, cập nhật chính sách thuế, hỗ trợ các đơn vị trong việc giải đáp các thắc mắc về các chính sách thuế.
7. Đảm bảo ghi nhận thông tin kế toán đúng, đủ, kịp thời các giao dịch phát sinh, thanh quyết toán các khoản thu, chi của tập đoàn.
*KẾ TOÁN TRƯỞNG 6 CÔNG TY TRONG NHÓM
- Lập báo cáo thuế định kỳ.
- Theo dõi nợ vay và cho vay.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty.
- Thu chi tiền, chi tiền nộp thuế ….
*CÔNG TÁC HỖ TRỢ CÁC ĐƠN VỊ TRONG TẬP ĐOÀN
1. Hỗ trợ các đơn vị đầu tư lập ngân sách hoạt động định kỳ (hàng năm, hàng quý, hàng tháng) và xây dựng kế hoạch tài chính (ngắn, trung và dài hạn).
2. Hỗ trợ các đơn vị để tổng hợp dữ liệu, lập báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh / kế hoạch sản xuất / kế hoạch ngân sách hoạt động hàng năm / quý / tháng của các đơn vị.
3. Hỗ trợ các đơn vị đầu tư xây dựng các giải pháp tài chính, xây dựng hạn mức tín dụng, củng cố các quy trình hoạt động hàng ngày.
4. Là đầu mối quản lý quá trình kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm giám sát quá trình thực hiện kiểm toán của đơn vị; rà soát biên bản kiểm toán; giám sát các nội dung cần thực hiện theo biên bản và ý kiến kiểm toán. Xem thêm: 20 câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng kinh điển nhất
YÊU CẦU CÔNG VIỆC
1. Năng lực, kỹ năng
• Tiếng Anh tốt (đọc tài liệu, viết email tiếng anh – tương tác với các cổ đông nước ngoài).
• Kỹ năng giao tiếp tốt.
2. Trình độ học vấn, chứng chỉ
• Tốt nghiệp đại học (trong và ngoài nước) trở lên chuyên ngành Tài chính, Kế toán.
• Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ ACCA, CPA, CFA.
3. Kinh nghiệm
• Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm ở vị trí Kế toán trưởng hoặc cao hơn tại các công ty hoặc Tập đoàn lớn, ưu tiên tập đoàn có nhiều đơn vị thành viên.
• Có kiến thức sâu rộng về kế toán, kiểm toán, thuế và các văn bản pháp lý khác; kinh nghiệm lập và hoàn thiện báo cáo tài chính riêng và hợp nhất tại Tập đoàn lớn, soát xét báo cáo tài chính các công ty con.
• Hiểu biết về hệ thống quản trị Kế toán - Tài chính cùng các công cụ quản trị, hỗ trợ - Chủ động, quyết đoán, trong công việc.
• Có kinh nghiệm và tư duy trong công tác quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động đầu tư.
• Chịu được áp lực công việc và làm việc với cường độ cao.
5.2- Mẫu tuyển dụng kế toán trưởng công ty sản xuất
* Mô tả công việc
Lập các biểu mẫu, tài liệu, giấy tờ liên quan đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Kiểm kê các nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân công nhiệm vụ cho các kế toán viên đồng thời giám sát, đánh giá quá trình thực hiện công việc của họ.
Đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên khi cần thiết.
Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ gốc.
Tham mưu cho Ban giám đốc công tác kiểm soát các hoạt động tài chính.
Đề xuất biện pháp phòng ngừa rủi ro kinh doanh, giải pháp thu hút nguồn lực tài chính.
Lập báo cáo tài chính định kì và trình bày báo cáo trước HĐQT, BGĐ, cơ quan kiểm toán.
* Yêu cầu
Nam / nữ
Cử nhân Kế toán – kiểm toán, tài chính ngân hàng hoặc các ngành liên quan.
Có chứng chỉ kế toán trưởng.
Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm Kế toán trưởng trong các công ty sản xuất.
5.3- Mẫu tuyển dụng kế toán trưởng bằng tiếng Anh
* Mô tả công việc - Job Description
General management of all activities related to the field of finance and accounting.
Manage, train, and assign jobs to accountants to ensure the accounting system works effectively.
Prepare and present financial statements or reports on the production and business situation of enterprises from time to time.
Evaluate the financial efficiency of economic contracts.
Prepare financial statements, tax reports and make tax finalization with tax authorities and tax refunds.
Process accountants' reports on professional matters and management of revenue and expenditure.
Study to advise the Board of Directors to improve accounting methods and reporting regime.
Statistics and summarized accounting data when required.
Consolidating the book system, improving ineffective points in the work of the accounting department.
Other duties assigned by the Board of Directors.
* Yêu cầu - Requirement
Male / Female; Age: 35-45
Graduated from University, majoring in accounting
Certified Chief Accountant
Experience:3 years or more (in the manufacturing company)
Good at English.
6. Thi chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu?
Chứng chỉ kế toán trưởng sẽ được Bộ tài chính cấp phép đào tạo cho các trường, trung tâm có năng lực đào tạo chuyên môn sâu về kế toán. Thí sinh sẽ thi chứng chỉ kế toán trưởng ngay tại trung tâm mà mình đăng ký học hoặc luyện thi.
Hiện nay để đáp ứng tính linh hoạt thời gian, không gian cho người học, nhiều đơn vị đào tạo đã triển khai chương trình học và thi chứng chỉ kế toán trưởng online, giúp cho những học viên ở xa vẫn có thể tiếp cận chương trình chuyên nghiệp tại những đơn vị đào tạo kế toán trưởng uy tín.
Thi chứng chỉ kế toán trưởng lệ phí bao nhiêu?
Hầu hết lệ phí thi chứng chỉ kế toán trưởng đều đã bao gồm trong học phí mà các bạn học viên đóng khi đăng ký theo học chương trình kế toán trưởng, vào khoảng 2,5 – 3 triệu đồng / khóa – người.
Trường hợp những bạn học viên tự ôn tập, và đăng ký thí sinh tự do thì sẽ nộp khoản lệ phí 300.000 – 500.000 đồng / người tùy theo quy định của cơ sở đào tạo.
7. Học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu?
Hầu hết các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành kế toán – kiểm toán, tài chính tín dụng đều có trung tâm đào tạo kế toán trưởng học vào buổi tối hoặc các ngày cuối tuần.
Nếu các bạn muốn học đa dạng thời gian trong ngày và muốn tiếp cận những chương trình đào tạo mang tính thực hành chuyên sâu cao thì những trung tâm đào tạo chuyên sâu về kế toán sẽ mang đến nhiều sự lựa chọn hơn.
Chương trình học thiết kế online cũng tạo điều kiện rất thuận lợi cho các bạn thường xuyên đi công tác hay đang làm việc xa trường đào tạo mà mình muốn theo học.
Dưới đây là những địa chỉ học chứng chỉ kế toán trưởng uy tín, được nhiều học viên đánh giá cao về chất lượng:
7.1. Khu vực miền Bắc
-
Đại học Kinh Tế Quốc Dân
-
Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
-
Đại học Thương Mại
-
Học viện Tài Chính
-
Đại học Hà Nội
-
Học Viện Ngân Hàng
-
Trung tâm kế toán Hà Nội
-
Trung tâm kế toán- xuất nhập khẩu Lê Ánh
-
Trung tâm kế toán Đức Minh
-
Trung tâm đào tạo kế toán - xuất nhập khẩu New Train
-
Trung tâm kế toán Thiên Ưng
-
Học viện kế toán Việt Nam
7.2. Khu vực miền Trung
-
Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
-
Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
-
Đại học Nha Trang
-
Đại học Kinh Tế Nghệ An
-
Trung tâm đào tạo kế toán ACA
-
Công ty kế toán Ngân Việt
-
Trung Tâm Đào Tạo VIE
-
Học kế toán trưởng tại Đà Nẵng Danaco
-
Công ty TNHH tư vấn quản lý Nhất Việt
-
Trung tâm kế toán VAF
7.3. Khu vực miền Nam
-
Đại học Kinh Tế TP.HCM
-
Đại học Ngân Hàng TP.HCM
-
Đại học Tài Chính Marketing
-
Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM
-
Đại học Tôn Đức Thắng
-
Trung tâm GEC
-
Trung tâm kế toán- xuất nhập khẩu Lê Ánh
-
Trung tâm đào tạo kế toán - xuất nhập khẩu New Train
-
Trung tâm đào tạo và tư vấn miền Nam…
Từ những chia sẻ về top 05 chứng chỉ quan trọng để trở thành kế toán trưởng của Ms Uptalent trên đây, mong rằng bạn đọc sẽ có cái nhìn đầy đủ về tầm quan trọng của chứng chỉ kế toán đối với sự nghiệp của một kế toán trưởng. Giờ thì bạn hãy lên kế hoạch để sớm lấy được những chứng chỉ kế toán cần thiết cho con đường sự nghiệp của mình nhé. Chúc bạn thành công và sớm thăng tiến lên vị trí kế toán trưởng như mong ước.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
- chung chi
- kế toán trưởng
- chứng chỉ
- chứng chỉ kế toán trưởng
- ke toan truong
HRchannels
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Từ khóa » Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Là Gì
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Không (Cập Nhật 2022)
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng - Những Vấn đề Kế Toán Cần Biết
-
Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Quy định Thế Nào?
-
Điều Kiện Học, Thi Và Cấp Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng 2021 - Thiên Kỳ
-
Kế Toán Trưởng Cần Bằng Cấp Gì? Có Cần Chứng Chỉ Không? - Thiên Kỳ
-
Lưu ý điều Kiện Khi Học Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng - GEC
-
Khóa Học Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng
-
Vì Sao Bạn Cần Học Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng?
-
Vì Sao Cần Làm Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng
-
Kế Toán Trưởng Là Gì? Nhiệm Vụ Của Kế Toán Trưởng Trong Doanh ...
-
Học Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng ở đâu Uy Tín?
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thay Thế Chứng Chỉ Bồi Dưỡng được ...
-
Cập Nhật Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Là Gì Mới Nhất Năm 2020
-
Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Có Thời Hạn Bao Lâu?