TOP 11 Nguyên Nhân Gây đau Bụng Dưới Rốn - Cách điều Trị & Lưu ý ...
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng dưới rốn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh nguy hiểm liên quan đến đại tràng, ruột thừa, bàng quang, phần phụ ở nữ giới… Do đó, cần xác định chính xác nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời, phù hợp.
5/5 - (4408 bình chọn)- 1. Đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không?
- 2. Top 4 nguyên nhân chung dẫn đến đau bụng dưới rốn
- 2.1 Viêm ruột thừa
- 2.2 Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)
- 2.3 Sỏi thận, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang
- 2.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu
- 3. Nguyên nhân đau bụng dưới rốn ở nữ giới
- 3.1 Đau bụng dưới rốn trước và trong kỳ kinh nguyệt
- 3.2 U nang buồng trứng
- 3.3 U xơ tử cung
- 3.4 Viêm vùng chậu
- 3.5 Mang thai ngoài tử cung
- 4. Nguyên nhân đau bụng dưới rốn ở nam giới
- 4.1 Viêm tuyến tiền liệt
- 4.2 Xoắn tinh hoàn
- 5. Xử lý khi bị đau bụng dưới rốn
- 6. Giảm đau bụng dưới rốn bằng thuốc
- Thuốc giảm co thắt cơ trơn
- Giảm đau bằng Paracetamol
- Sử dụng thuốc kháng acid
- 7. Lời khuyên của bác sĩ khi bị đau bụng dưới rốn
- Hỗ trợ cải thiện đau bụng dưới rốn do Đại tràng co thắt
1. Đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không?
Bụng dưới có nhiều cơ quan quan trọng như: đại tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, phần phụ đối với cả nam giới và nữ giới…
Đau bụng dưới rốn có thể xuất phát từ những bất thường tại các cơ quan kể trên.
Tuy nhiên, có khi đau bụng dưới rốn chỉ là triệu chứng của các bệnh lý thường gặp hoặc xuất hiện thoáng qua vào thời điểm tiền kinh nguyệt ở nữ giới. Vì vậy, đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không? Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể thì mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Để đảm bảo an toàn, khi có biểu hiện bất thường ở vùng bụng dưới rốn, nên tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
2. Top 4 nguyên nhân chung dẫn đến đau bụng dưới rốn
Đau bụng dưới rốn là hiện tượng khá phổ biến mà hầu như cả nam và nữ ai cũng từng mắc phải. Dưới đây là những vấn đề về sức khỏe có thể gây ra hiện tượng bất thường này.
2.1 Viêm ruột thừa
Nếu cảm giác đau tập trung nhiều ở bụng dưới phía bên phải thì khả năng cao bạn bị viêm ruột thừa. Trước đó, các cơn đau chỉ âm ỉ xung quanh rốn. Tuy nhiên sau đó, ngoài đau bụng dưới, người bệnh còn có các triệu chứng như nôn, sốt, không muốn ăn, bụng sưng to…
Viêm ruột thừa nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc toàn thể. Vì vậy, cần phải đến bệnh viện ngay nếu gặp các triệu chứng như trên.
2.2 Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tình trạng này gây ra những cơn đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Triệu chứng xuất hiện mỗi khi ăn đồ tanh, lạnh, tâm lý căng thẳng.
Nhóm đối tượng đau bụng dưới rốn do nguyên nhân này thường rơi vào những người ở độ tuổi dưới 45. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được cho là có liên quan đến những rối loạn thần kinh ở ruột, hoạt động co bóp ở ống tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột…
Hiện tượng đau bụng dưới do hội chứng ruột kích thích có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị triệt để.
2.3 Sỏi thận, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang
Sỏi là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận và bàng quang. Lâu ngày, kết lại thành cục cứng. Chúng có kích thước như hạt cát, viên sỏi to, thậm chí to bằng nắm tay.
Khi sỏi di chuyển từ thận tới bàng quang hoặc xung quanh các bộ phận trên gây ra những cơn đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu. Lúc này nước tiểu của bạn có thể chuyển sang màu hồng hoặc đỏ như máu. Kèm với đó là hiện tượng bí tiểu, tiết rắt, dòng tiểu bị tắc nghẽn.
Trường hợp ung thư bàng quang gây đau do sự xuất hiện của các tế bào bất thường bên trong bọng đái. Ngoài triệu chứng đau tức ở vùng dưới rốn, bệnh lý này còn gây:
- Nóng rát khi đi tiểu
- Tiểu nhiều lần
- Phù bàn chân
- Nước tiểu cũng có màu sắc bất thường do có lẫn máu.
2.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi trùng, vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E-coli xâm nhập vào đường tiết niệu, tấn công niệu đạo và di chuyển sâu vào bàng quang, niệu quản. Bệnh lý này gây ra triệu chứng đau bụng, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh thường gặp, có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời thì vi trùng, vi khuẩn sẽ lây lan đến thận, gây tổn thương thận vĩnh viễn.
3. Nguyên nhân đau bụng dưới rốn ở nữ giới
Ngoài những nguyên nhân chung dẫn đến đau phần dưới ổ bụng, đối với phụ nữ, sẽ có thêm một số nguyên nhân liên quan đến giới tính gây nên tình trạng này. Cụ thể là:
3.1 Đau bụng dưới rốn trước và trong kỳ kinh nguyệt
Trước thời điểm nguyệt san ghé thăm, chị em sẽ cảm thấy cơ thể có sự biến chuyển nhẹ. Điển hình như thèm ăn, chán ăn thất thường, nổi mụn, tức ngực, đau lưng. Đặc biệt là đau phần bụng dưới.
Trong kỳ kinh, tử cung co bóp mạnh để đẩy máu và lớp nội mạc ra ngoài. Vì thế, cảm giác đau tức bụng sẽ gia tăng. Nhiều người còn bị ám ảnh bởi những cơn đau quặn thắt suốt trong 2-3 ngày kinh nguyệt.
Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Bạn không cần phải quá lo lắng vì cảm giác đau sẽ tự động biến mất khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
3.2 U nang buồng trứng
Hiện tượng đau bụng dưới rốn ở nữ có thể cảnh báo bệnh lý u nang buồng trứng. U nang là những khối u được bao bọc bởi lớp màng mỏng. Bên trong chứa dịch lỏng, thùy…
Hầu hết u nang buồng trứng đều lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể tiến triển thành tế bào ác tính, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Sở dĩ bệnh lý này gây đau bởi những khối u sau quá trình phát triển sẽ gia tăng kích thước, chèn ép phần bụng dưới. Các bộ phận trong khoang bụng bị đè nén dẫn đến căng tức, khó chịu.
Ở một số trường hợp, cảm giác đau bụng do u nang được so sánh với những cơn đau khi sinh đẻ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em.
3.3 U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự xuất hiện của những khối u lành tính tại cơ trơn của dạ con. Bệnh lý thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 30-40 tuổi. Biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục…
Bệnh lý này được lý giải bằng sự gia tăng bất thường của nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ. Nhất là những người đang trong độ tuổi sinh sản. Chính vì thế, nếu thấy những cơn đau bụng bất thường kèm những biểu hiện trên, phái yếu nên cẩn thận với sự xuất hiện của các khối u xơ.
3.4 Viêm vùng chậu
Phụ nữ bị viêm vùng chậu thường đau bụng dưới kèm theo biểu hiện sốt, dịch âm đạo bất thường, đau sau khi quan hệ…
Đây là một dạng nhiễm trùng đường sinh dục trên ở nữ giới. Bệnh lý có thể gây tổn thương ở buồng trứng, vòi trứng, tử cung.
Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới biến chứng như đau vùng chậu mãn, mang thai ngoài tử cung. Thậm chí vô sinh ở phụ nữ.
3.5 Mang thai ngoài tử cung
Biểu hiện đặc trưng của các cơn đau do chửa ngoài dạ con là đau bụng dai dẳng, âm ỉ, sau thành đau bụng dữ dội. Đi kèm với đó là hiện tượng chảy máu âm đạo. Mức độ đau sẽ ngày một gia tăng cùng với quá trình phát triển của túi thai bên ngoài tử cung.
Đây là trường hợp biến chứng sản khoa có tính nguy hiểm cao, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nếu không có thể gây chảy máu trong ồ ạt, đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai phụ.
Ngoài ra, hiện tượng đau bụng dưới rốn ở phụ nữ còn có thể liên quan đến các bệnh như viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, sa sinh dục, tắc nghẽn vùng chậu…
4. Nguyên nhân đau bụng dưới rốn ở nam giới
Tương tự như phái yếu, cánh mày râu khi có triệu chứng đau bụng dưới cũng cần chú ý. Bởi đó có thể liên quan đến các vấn đề về sức khỏe giới tính. Điển hình là:
4.1 Viêm tuyến tiền liệt
Đây là bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn vào tuyến tiền liệt. Hiện tượng viêm, sưng tuyến tiền liệt có thể gây đau vùng bụng dưới đi kèm triệu chứng sốt, buồn nôn, đau quanh gốc dương vật, tinh dịch có máu.
Viêm tiền liệt tuyến nếu không có biện pháp điều trị sẽ kéo theo các vấn đề về niệu đạo, làm tăng áp lực cho bàng quang. Từ đó gây rối loạn bài tiết, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng thận.
Các trường hợp viêm nhiễm mạn tính còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
4.2 Xoắn tinh hoàn
Các tĩnh mạch thừng tinh bị xoắn quanh tinh hoàn là nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng dưới đột ngột hoặc dữ dội. Bên cạnh đó, nam giới còn gặp các triệu chứng khác như: tinh hoàn sưng to, bầm tím, nôn mửa, sốt, đi tiểu nhiều lần.
Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn chỉ thường xuất hiện ở thanh thiếu niên độ tuổi 12-18. Nam giới trên 30 tuổi rất hiếm gặp bất thường về mặt giải phẫu này.
5. Xử lý khi bị đau bụng dưới rốn
Cách điều trị đau bụng dưới rốn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số biện pháp sau để giảm đau và khó chịu:
– Uống nhiều nước và tránh các loại đồ uống có chứa cồn, cafein hoặc chất kích thích.
– Áp dụng nhiệt (chườm nóng) lên vùng bụng dưới rốn bằng cách sử dụng túi nước nóng, chăn điện hoặc miếng dán nóng.
– Dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin. Tuy nhiên, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn có bệnh lý nào liên quan đến dạ dày, gan hoặc thận.
– Thư giãn và giảm căng thẳng bằng cách tập thở sâu, thiền, nghe nhạc hoặc làm những hoạt động mình thích.
– Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Tránh những thực phẩm gây khí, cay, nóng, chua hoặc có chứa gluten.
6. Giảm đau bụng dưới rốn bằng thuốc
Khi dùng thuốc giảm đau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc thường được dùng để giảm đau bụng dưới rốn có thể kể đến như:
Thuốc giảm co thắt cơ trơn
Những loại thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn ở các cơ quan nội tạng. Từ đó làm giảm sự co thắt và đau ở ruột, bàng quang, tử cung…
Một số ví dụ về thuốc giảm co thắt cơ trơn là hyoscine butylbromide, mebeverine, drotaverine…
Giảm đau bằng Paracetamol
Loại thuốc giảm đau và hạ sốt phổ biến, có thể dùng cho nhiều trường hợp đau bụng dưới rốn nhẹ hoặc vừa. Paracetamol có thể dùng theo liều 500 mg đến 1g mỗi lần. Không quá 4 g mỗi ngày.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế dùng paracetamol nếu đang có bệnh lý về gan hoặc thận.
Sử dụng thuốc kháng acid
Là những loại thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột.
Thuốc kháng acid có thể dùng cho những trường hợp đau bụng dưới rốn do viêm dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích…
Một số ví dụ về thuốc kháng acid: ranitidine, omeprazole, aluminium hydroxide…
Bạn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Bạn cũng nên theo dõi tác dụng phụ của thuốc và ngừng sử dụng nếu có biểu hiện dị ứng hoặc không dung nạp thuốc. Nếu cơn đau bụng dưới rốn không giảm sau khi dùng thuốc hoặc có các triệu chứng nặng hơn như sốt, nôn, tiêu chảy, chảy máu, sưng bụng… bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
7. Lời khuyên của bác sĩ khi bị đau bụng dưới rốn
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi bị đau bụng dưới rốn, người bệnh cần:
- Xoa dịu cơn đau bằng cách tạm dừng công việc đang làm. Nếu tình trạng nặng, nên nhanh chóng báo cho người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời.
- Theo dõi tình trạng bệnh, thăm khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.
- Sử dụng quần áo thoáng mát, tránh mặc quá chật khiến cơn đau dữ dội hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng.
- Không sử dụng thuốc giảm đau hay áp dụng bài thuốc dân gian khi chưa biết chính xác nguyên nhân.
Như vậy, đau bụng dưới rốn là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó có cả những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường ở bụng. Cần siêu âm, chiếu chụp nếu cơn đau kéo dài 2-3 ngày.
Hỗ trợ cải thiện đau bụng dưới rốn do Đại tràng co thắt
Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng đau bụng dưới rốn.
Người bệnh có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại Tràng Tâm Bình để hỗ trợ cải thiện tình trạng trên.
– Đại tràng Tâm Bình được bào chế từ 12 vị thảo dược lành tính. Điển hình như: Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Đảng sâm….
– Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, đau cứng bụng, đi ngoài, đầy hơi, ăn không tiêu.
Cách dùng:
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên
- Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
- Mỗi đợt uống từ 2 – 3 tháng, hoặc có thể uống lâu hơn.
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
XEM THÊM:
- Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Đau bụng trên rốn tiềm ẩn nguy cơ gì?
- Đau bụng đi ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Từ khóa » đau Rốn Khi đi Tiểu
-
Đừng Thờ ơ Khi Bị đau Vùng Rốn Vì Có Thể Bạn đã Mắc Những Bệnh ...
-
Đi Tiểu Nhiều Lần Kèm đau Bụng Dưới Rốn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Đau Bụng Quanh Rốn Cảnh Báo Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?
-
Bị đau ở Rốn Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Nguy Cơ Gì? - Báo Thanh Niên
-
Đau Bụng Dưới Rốn Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Khắc Phục
-
Tại Sao Bị đau Bụng Dưới Rốn ở Nam Và Nữ (bên Trái, Phải)
-
4 Thủ Phạm Gây đau Bụng Xung Quanh Rốn Không Phải Ai Cũng Biết
-
Đau Bụng ở Rốn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Omi Pharma
-
Đau Bụng Xung Quanh Rốn: “Thủ Phạm” Chính Và Cách Xử Trí
-
Mỗi Lần đi Tiểu Em Thấy đau Từ Rốn Cho Tới Vùng Kín, Em Bị Bệnh Gì Vậy?
-
Đau Bụng Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Bụng Dưới Và đi Tiểu Nhiều Lần | TCI Hospital
-
8 Nguyên Nhân Gây đau Bụng Dưới Rốn Báo Hiệu Nhiều Bệnh | BvNTP
-
Bé 9 Tuổi Bị đau Bụng Quanh Rốn Về đêm | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Đau Bụng Ở Rốn (Quanh Rốn) Là Bị Gì? Có Cần Đi Khám?
-
Triệu Chứng đau Rốn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị
-
Đau Bụng, Cấp Tính - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD