Triệu Chứng đau Rốn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị

Triệu chứng đau rốn, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Hoa. Tôi đang mang thai tháng cuối. Hai hôm nay tôi thường bị đau ở rốn, cơn đau thường âm ỉ và liên tục khiến tôi vô cùng khó chịu. Tôi không biết mình đang gặp phải trường hợp gì, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Hoa, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới triệu chứng đau rốn. Để giúp bạn hiểu được mình đang gặp phải vấn đề gì,chúng tôi xin đưa ra một số thông tin cho triệu chứng đau rốn mà bạn đang gặp phải như sau:

1. Rốn là gì

2. Đau rốn là bệnh gì

3. Phân loại cơn đau rốn theo thời gian

  • Đau rốn cấp tính
  • Đau rốn mạn tính

4. Phân loại cơn đau rốn theo cơn đau quy chiếu, vùng lan

  • Nguyên nhân gây ra đau quy chiếu vùng rốn
  • Nguyên nhân gây ra cơn đau lan vùng rốn
  • Nguyên nhân gây ra cơn đau rốn không quy chiếu, đau lan

5. Xét nghiệm và chẩn đoán cho triệu chứng đau rốn

6. Bác sĩ điều trị

1. Rốn là gì?

Mô dưới rốn hỗ trợ cho dây rốn, là một kênh cung cấp chất dinh dưỡng từ bánh nhau của mẹ cho phôi và thai. Sau khi sinh, dây rốn được cắt đi từ thai nhi và da của thai nhi tạo thành một sẹo với một chỗ lõm đáng kể được gọi là rốn.

2. Đau rốn là bệnh gì?

Những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng đau rốn là:

  • Thoát vị rốn – thường gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng rốn hay quanh rốn. (Xem thông tin chi tiết về bệnh tại đây)
  • Táo bón – những trường hợp táo bón mạn có thể gây ra đau quanh rốn. (Xem thông tin chi tiết về bệnh tại đây)
  • Viêm ruột thừa.

3. Phân loại đau rốn theo thời gian tồn tại của cơn đau

Đau rốn cấp tính

Đau rốn cấp là khi cơn đau kéo dài ít hơn 6 tháng.

Cơn đau gây ra do áp lực liên tục lên rốn (do quần quá chặt,…)

  • Cơn đau bụng âm ỉ, liên tục.
  • Cơn đau kéo dài từ 1 tới 2 ngày.

Đau do nhiễm trùng da

  • Đau nhiều, bỏng rát, châm chích và chảy mủ ở da.

Chấn thương

  • Tổn thương do một vật cùn.
  • Vết thương xuyên thấu.

Viêm ruột thừa

  • Đau nhiều, cường độ mạnh.
  • Đặc điểm cơn đau – đau bỏng rát và như bị dao đâm.
  • Ho và hắt xì – làm tăng mức độ đau.
  • Triệu chứng đi kèm – đau thường đi kèm với buồn nôn, nôn và táo bón.
  • Sốt – nhiễm trùng do viêm ruột thừa gây ra sốt.

Thoát vị rốn

- Thoát vị rốn kẹt hay nghẹt:

  • Đau dữ dội.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng và thay đổi do thiếu máu quan sát được ở thoát vị kẹt.
  • Da phía trên chỗ thoát vị có màu tím và mềm.
  • Da phía trên ruột bị thoát vị có thể ấm do ruột bị nhiễm trùng.
  • Sờ và thăm khám chỗ thoát vị gây đau dữ dội thuyên giảm chậm.

- Thoát vị rốn không nghẹt:

  • Đau nhẹ hay âm ỉ.
  • Chỗ phồng có thể giảm bằng cách tạo áp lực nhẹ lên chỗ sưng.
  • Chỗ phồng tăng khi gắng sức hay hắt hơi.
  • Không có sốt.

Loét tá tràng

- Triệu chứng:

  • Đau vùng rốn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nôn ra máu – có thể quan sát thấy máu trong chất nôn.

- Dấu hiệu:

  • Bụng mềm khi thăm khám.

Thiếu máu mạc treo ruột

- Triệu chứng:

  • Rốn – đau dữ dội như dao đâm.
  • Tiêu chảykèm với buồn nôn và nôn.
  • Đánh trống ngực.
  • Mất nước.
  • Hơi thở nhanh.

- Dấu hiệu:

  • Nhịp tim nhanh.
  • Tụt huyết áp.
  • Mất nước.
  • Toan chuyển hóa.
  • Kết quả khí máu động mạch bất thường.
  • Đau đầu.
  • Đánh trống ngực.
  • Đau ngực.

Đau rốn mạn tính

Khi cơn đau kéo dài hơn 6 tháng.

Hội chứng ruột kích thích

- Triệu chứng:

  • Cơn đau đại tràng – đau như chuột rút ở bụng.
  • Chướng – trung tiện và cảm giác muốn trung tiện.
  • Áp lực trên vùng rốn – cơn đau tăng dần.
  • Nôn – đau khi nôn.
  • Tiêu chảy – đau khi đi tiêu chảy.
  • Phân – chứa nhầy.

- Dấu hiệu:

  • Không quan sát thấy sưng hay khối phồng nơi rốn.
  • Không có dấu hiệu viêm quan thấy trên rốn.

Viêm túi thừa kết tràng ngang

- Triệu chứng:

  • Đau bỏng rát – đau bỏng rát cách hồi với mức độ từ vừa đến nặng.
  • Cơn đau quặn ruột – thỉnh thoảng.
  • Sốt.
  • Xuất huyết trực tràng.
  • Buồn nôn và nôn.

- Dấu hiệu:

  • Thay đổi màu da – không.
  • Sưng ở vùng rốn – không.
  • Viêm vùng rốn – không.
  • Tạo áp lực lên vùng rốn – mức độ đau không thay đổi. Đau tăng cường độ sau khi ngừng tạo áp lực lên vùng rốn.

Bệnh không dung nạp Gluten (bệnh Celiac)

- Triệu chứng:

  • Hấp thu kém – Hội chứng hấp thu kém dẫn đến thiếu nhiều vitamin như A, B12, D, E và K.
  • Thiếu máu – do thiếu vitamin B12.
  • Đau quặn ruột – đau quặn ruột nặng và thường xuyên.
  • Đau khớp – đau nhiều khớp.
  • Sụt cân – tiêu chảy liên tục và chán ăn dẫn đến sụt cân.
  • Mệt mỏi và yếu sức – thiếu dinh dưỡng dẫn đến triệu chứng mệt mỏi và yếu sức.
  • Thiếu máu – thiếu máu hồng cầu to do thiếu B12.
  • Dậy thì muộn – mất cân bằng hormone do ảnh hưởng của chuyển hóa, thiếu dinh dưỡng và vitamin, dẫn đến dậy thì muộn.
  • Tăng mức độ đau sau khi tạo áp lực lên rốn.
  • Đau liên quan đến nôn và tiêu chảy.

- Dấu hiệu:

  • Loãng xương – thiết Calci và Vitamin D làm xương dễ gãy trong do loãng xương.
  • Tiêu phân sống – phân nhạt màu và có mỡ.
  • Lở miệng – nhiều chỗ lở miệng gây đau do thiếu dinh dưỡng và vitamin.
  • Rối loạn đông máu – thời gian chảy máu và đông máu bất thường do thiếu vitamin K dẫn đến rối loạn đông máu.
  • Chậm phát triển.
  • Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
  • Suy giáp.

Ung thư đại tràng

- Triệu chứng:

  • Cơn đau quặn ruột – cơn đau do quặn và khí trong ruột đại tràng.
  • Xuất huyết – xuất huyết trực tràng.
  • Táo bón – tắc ruột dẫn đến táo bón.
  • Sụt cân.
  • Mệt mỏi, yếu sức.
  • Tăng mức độ đau sau khi tạo áp lực lên vùng rốn.
  • Đau liên quan tới nôn.

- Dấu hiệu:

  • Khối chắc hay rắn sờ được dưới rốn.
  • Bụng mềm.

Bệnh Crohn’s

- Triệu chứng:

  • Đau quặn ruột ở vùng rốn.
  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi và yếu sức.
  • Sốt.
  • Lở miệng.
  • Đau liên quan tới nôn.

- Dấu hiệu:

  • Máu trong phân.
  • Nhiều chỗ loét trong ruột.
  • Sụt cân.
  • Viêm khớp.
  • Viêm mắt.

>>>Xem thông tin đầy đủ về bệnh viêm ruột Crohn tại Bệnh Crohn.

Viêm loét đại tràng

- Triệu chứng:

  • Đau rốn.
  • Tiêu chảy – phân có máu và nhầy.
  • Suy dinh dưỡng – sụt cân.
  • Thiếu vitamin – thiếu máu do thiếu vitamin B12 và bất thường đông máu do thiếu vitamin K.
  • Sốt.
  • Nhiều chỗ lở trong miệng.

- Dấu hiệu:

  • Xanh xao và thiếu máu.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Ngón tay dùi trống.
  • Thuyên tắc phổi.

>>>Xem thông tin đầy đủ về bệnh viêm loét đại trạng tại Viêm loét đại tràng.

Nguyên nhân gẩy ra đau rốn và đau quanh rốn

4. Phân loại đau rối theo cơn đau quy chiếu hay đau lan

Nguyên nhân gây ra đau quy chiếu vùng rốn

Khi thăm khám cơ quan bệnh sẽ bị kích thích bởi bước sờ, cơn đau sẽ được cảm nhận ở vùng khác với vùng giải phẫu của cơ quan bệnh. Ruột thừa nằm ở vùng hố chậu phải. Khi tăng áp lực lên ruột thừa viêm trong lúc thăm khám gây ra cơn đau dữ dội ở vùng rốn. Cơn đau ở vùng rốn là cơn đau quy chiếu của ruột thừa viêm.

Cơn đau quy chiếu vùng rốn có thể do:

  • Viêm ruột thừa.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Thiếu máu mạch mạc treo ruột.

Nguyên nhân gây ra cơn đau lan vùng rốn

Cơn đau dai dẳng ở vùng rốn ngay cả lúc nghỉ ngơi từ một cơ quan bệnh không nằm dưới rốn được gọi là cơn đau lan vùng rốn. Cơn đau lan vùng rốn khác với cơn đau quy chiếu vùng rốn. Cơn đau quy chiếu được gây ra do tạo áp lực lên hay sự di chuyển của cơ quan viêm và cơn đau được cảm nhận ở một nơi xa cơ quan đó.

Cơn đau lan thì liên tục và được cảm nhận ở một nơi xa cơ quan đó ngay cả khi nghỉ ngơi. Hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa và viêm ruột thừa gây nên cơn đau lan vùng rốn.

Cơn đau lan vùng rốn có thể do:

  • Viêm ruột thừa.
  • Bệnh không dung nạp Gluten (bệnh Celiac).
  • Táo bón.
  • Ung thư đại tràng.
  • Bệnh viêm ruột Crohn.
  • Viêm túi thừa.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Thiếu máu mạch mạc treo.
  • Viêm đài bể thận.
  • Vỡ lách.
  • Thoát vị rốn.
  • Khối u Wilm’s.

Nguyên nhân gây ra cơn đau rốn không quy chiếu, không lan

- Mặc quần áo chật trong một thời gian dài có thể dẫn đến khó chịu hay cơn đau nhẹ và vừa ở vùng rốn.

- Thoát vị rốn là một nguyên nhân thường gặp của đau rốn.

- Thoát vị rốn kẹt hay nghẹt.

- Rách cơ bụng vùng quanh rốn có thể gây ra cơn đau rốn hay quanh rốn dữ dội.

5. Xét nghiệm và chẩn đoán cho triệu chứng đau rốn

Xét nghiệm máu:

  • Thiếu máu – giảm Hb thấy trong bệnh Crohn’s, viêm loét đại tràng, loét tá tràng xuất huyết và ung thư đại tràng.
  • Tăng bạch cầu – hội chứng thiếu máu mạch mạc treo, thoát vị nghẹt, viêm túi thừa.

Xét nghiệm phân:

  • Máu trong phân – ung thư đại tràng, loét tá tràng xuất huyết, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
  • Nhầy trong phân – viêm loét đại tràng và bệnh Crohn’s.

X-quang:

  • Hơi trong ruột – viêm loét đại tràng, bệnh Crohn’s, hội chứng ruột kích thích và ung thư đại tràng.
  • Liệt ruột – ung thư đại tràng và hội chứng thiếu máu mạch mạc treo.

CT scan hay MRI:

  • Viêm túi thừa.
  • Ung thư đại tràng.
  • Hội chứng thiếu máu nuôi ruột.

Nội soi:

  • Nội soi tá tràng – loét tá tràng xuất huyết.
  • Nội soi đại tràng – ung thư đại tràng, viêm túi thừa, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn’s và hội chứng ruột kích thích.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp bạn tìm được nguyên nhân đau rốn của mình. Bạn hãy kiểm tra xem có áp lực nào quá lớn lên rốn đang khiến cho rốn của bạn bị đau hay không. Nếu không có mà bạn vẫn cảm thấy đau hoặc cơn đau ngày càng dữ dội hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và hẹn khám.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Tag:Đau

Từ khóa » đau Rốn Khi đi Tiểu