TOP 17+ Hình ảnh Rôm Sảy ở Trẻ Sơ Sinh Làm Mẹ RÙNG MÌNH

Rôm sảy ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như: Phát ban, hăm da, mụn nhọt… Vì vậy, mẹ cần quan sát hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và đối chiếu với biểu hiện của con. Từ đó có thể xác định chính xác tình trạng bệnh và cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo các dạng khác nhau
  • 2. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ em theo các vị trí khác nhau
  • 3. Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị rôm sảy tại nhà
  • 4. Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy

1. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo các dạng khác nhau

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo các dạng khác nhau
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh cố thể xuất hiện ở toàn thân với các dạng khác nhau tùy theo mức độ tắc nghẽn của tuyến mồ hôi.

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh được chia thành 4 dạng tùy theo mức độ tắc nghẽn của ống dẫn mồ hôi. Mỗi dạng rôm sảy có dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, dưới đây là hình ảnh và mô tả cụ thể:

1.1. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ em dạng rôm kết tinh

Rôm sảy ở trẻ em dạng kết tinh là dạng rôm sảy nhẹ nhất trong 4 loại, chỉ tổn thương trên bề mặt da. Khi trẻ bị rôm sảy kết tinh, trên da sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, nông, dễ vỡ và không gây ngứa.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy kết tinh
Rôm sảy kết tinh có dạng các mụn nước li ti mà trắng, không ngứa.

1.2. Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy đỏ

Rôm sảy đỏ hình thành sâu bên trong hơn so với rôm kết tinh. Biểu hiện của rôm đỏ là những nốt sần màu đỏ rõ, gây ngứa, cảm giác châm chích như bị kiến cắn khiến bé bứt rứt, khó chịu, quấy khóc.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy đỏ
Rôm đỏ với đặc trưng là các mụn đỏ, ngứa, xảy ra khi thời tiết nóng ẩm.
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy đỏ
Hình ảnh vết rôm sảy đỏ đang lan dần ra gây ngứa rát khiến bé rất khó chịu

1.3. Hình ảnh em bé sơ sinh bị rôm sảy mủ

Rôm sảy mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng da sau khi bị rôm sảy đỏ hoặc rôm sảy tinh thể mà không điều trị kịp thời. Lúc này trên da sẽ xuất hiện những nốt mụn đỏ, có mủ trắng kèm theo đó là cảm giác ngứa, đau rát.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy mủ
Rôm sảy mủ xuất hiện từ những vùng rôm xảy đỏ trên mặt bé bị nhiễm trùng
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy mủ
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy mủ, sưng lên, đau rát

1.4. Hình ảnh rôm sảy sâu ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy sâu là dạng rôm sảy nặng nhất, tổn thương ở sâu bên trong đến lớp hạ bì của da. Dạng này ít gặp, xảy ra ở những người đã bị nhiều đợt rôm sảy đỏ trước đó.

Biểu hiện rôm sảy sâu: Những nốt tổn thưởng đỏ như da gà, không đổ mồ hôi, ngoài ra bé còn có biểu hiện buồn nôn, quấy khóc, thở nhanh…

Hình ảnh rôm sảy sâu ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sâu đặc trưng với màu đỏ như da gà
Hình ảnh rôm sảy sâu ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh rôm sảy sâu ở trẻ sơ sinh ở thể nặng và bắt đầu có dấu hiệu của sự nhiễm trùng

2. Hình ảnh rôm sảy ở trẻ em theo các vị trí khác nhau

Rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bé, đặc biệt là những vùng da đổ nhiều mồ hôi như: Cổ, lưng, đầu, mặt…

2.1. Hình ảnh trẻ nổi rôm sảy trên mặt

Trẻ bị lên rôm sảy trên mặt biểu hiện là các mụn trắng, đỏ rải rác nhiều ở hai bên má và trên trán của trẻ. Đôi khi rôm có thể xuất hiện cả ở cằm và tai bé.

Hình ảnh trẻ nổi rôm sảy trên mặt
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị lên rôm sảy trên mặt
Hình ảnh trẻ nổi rôm sảy trên mặt
Rôm sảy ở mặt xuất hiện chủ yếu ở hai bên má của trẻ có thể lan xuống cằm

2.2. Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở đầu

Hình ảnh trẻ bị rôm sảy mở đầu
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy ở đầu đặc trưng bởi các nốt mụn ở thái dương sau đó lan ra xung quanh khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy ở đầu
Vết rôm ở sau gáy do bé hay nằm ngửa gây tích đọng mồ hôi.

Trẻ bị lên rôm sảy trên đầu có biểu hiện là những nốt mụn nước nổi lên chủ yếu ở 2 bên thái dương và sau gáy khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.

2.3. Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy sảy ở cổ

Hình ảnh trẻ bị rôm sảy ở cổ
Các nếp gấp ở vùng cổ là điểm lý tưởng để mồ hôi tích tụ khiến rôm phát triển
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy ở cổ
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy ở cổ với mụn nhỏ li ti xuất phát từ cổ và hiện đã lan xuống ngực bé.

Cổ là vùng da nếp gấp dễ đổ mồ hôi nên trẻ thường bị rôm sảy ở cổ. Rôm xuất hiện ở vùng dưới cằm trước tiên với biểu hiện da nóng, đỏ, nhiều mụn gai li ti. Sau đó rôm lan ra khắp cổ thậm chí xuống cả dưới ngực bé.

Xem chi tiết hơn: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở cổ nguyên nhân và cách điều trị.

Chuỗi hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, vị trí khiến mẹ rùng mình2.4. Hình ảnh em bé sơ sinh bị rôm sảy ở lưng

Khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng, vùng da lưng sẽ xuất hiện nhiều đám mẩn đỏ có mụn nước li ti. Các đám này tập trung nhiều ở phần lưng trên trước, sau đó có thể lan ra toàn bộ lưng.

Hình ảnh trẻ bị rôm sảy ở lưng
Trẻ sơ sinh thường bị rôm sảy ở lưng do thói quen nằm nhiều, gây tích đọng mồ hôi ở lưng
Hình ảnh trẻ bị rôm sảy ở lưng
Vết rôm trên lưng sẽ lan rộng ra vùng vai, cổ…nếu mẹ không chữa trị đúng cách cho trẻ.

Chuỗi hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, vị trí khiến mẹ rùng mình2.5. Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở tay, chân

Rôm sảy ở tay, chân cũng có biểu hiện là các mụn đỏ, trắng li ti và những mảng da sần lên. Rôm thường tập trung ở vai, vùng gấp của khuỷu tay và mặt sau đầu gối chân bé.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở tay, chân
Trẻ bị rôm sẩy ở vùng gấp khuỷu tay, mặt sau đầu gối do đây là những nơi mồ hôi dễ bị tích tụ

Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị rôm sảy khắp người với triệu chứng tương tự nhưng rôm mọc ở diện rộng hơn. Mẹ có thể tham khảo hình ảnh và biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người

trẻ có thể bị rôm sảy khắp người
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị rôm sảy khắp người

3. Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị rôm sảy tại nhà

Rôm sảy là bệnh lành tính và không cần dùng đến thuốc ở giai đoạn nhẹ (thường là rôm sảy kết tinh và rôm sảy đỏ). Mẹ chỉ cần chú ý tập trung làm mát da, làm sạch và giảm tiết mồ hôi. Việc này làm giảm nguy cư bít tắc lỗ chân lông, từ đó giảm các triệu chứng rôm sảy.

  • Giữ cho da bé thông thoáng, mát mẻ:
    • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên các chất liệu cotton thấm hút mồ hôi.
    • Giữ nhà cửa sạch sẽ, phòng ngủ mát mẻ, nên dùng điều hòa khi thời tiết nóng.
    • Lau mồ hôi thường xuyên.
  • Cho trẻ nhỏ bị rôm sảy ăn các loại thực phẩm có tính mát: 
    • Nên ăn: đồ luộc, hấp, trái cây, rau xanh, đậu phụ, sữa chua,…
    • Không nên ăn: đồ dầu mỡ, chiên xào, lạc, khoai tây,…
  • Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ nhỏ bị rôm sảy:
Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ bị rôm sảy
Sử dụng nước lá có tác dụng sát khuẩn, chống viêm để tắm cho trẻ như nước cỏ mẩn trầu, khổ qua, sài đất
    • Tắm nước lá thảo dược giúp làm sạch dịu nhẹ, nhiều loại lá còn có tính mát, làm dịu da, kháng khuẩn, cải thiện vùng rôm sảy. Mẹ tắm nước lá cho bé 1 lần/ ngày, sau khoảng 3- 5 ngày bé sẽ lặn rôm sảy.
    • Các loại lá có tác dụng trị rôm sảy: Cỏ mần trầu, khổ qua, sài đất, trà Shan tuyết, trầu không,…
  • Lưu ý:
    • Cần chọn lá sạch, không chứa chất bảo vệ thực vật.
    • Sơ chế lá kĩ để loại bỏ lông tơ, cặn, chất bột dược liệu. Các chất này dễ gây kích ứng da bé.
    • Không sử dụng nước lá để tắm cho vùng da có vết thương hở.

Mẹ tham khảo cách trị rôm sạch chi tiết bằng các thảo dược sau đây: 

  • Trị rôm sảy bằng kinh giới hiệu quả và an toàn cho trẻ bị lên rôm sảy. 
  • Hướng dẫn chi tiết cách trị rôm sảy bằng lá trầu không và lưu ý khi dùng cho trẻ nhỏ bị rôm sảy. 

Dùng nước tắm chuyên biệt: Nước tắm thảo dược Dr.Papie được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng để vệ sinh và điều trị rôm sảy cho trẻ. Sản phẩm vừa chứa các chiết xuất thảo dược trị rôm sảy hiệu quả, vừa an toàn và tiết kiệm thời gian hơn so với tắm nước lá.

Nước tắm thảo dược Dr.Papie
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn hỗ trợ điều trị dứt điểm rôm sảy ở trẻ sơ sinh
  • An toàn với trẻ sơ sinh:
    • Nguồn nguyên liệu sạch, đạt chuẩn hữu cơ châu Âu.
    • Loại bỏ hoàn toàn cặn, lông tơ dược liệu, tránh kích ứng da.
    • Không chứa chất tạo bọt, hương liệu, chất tẩy rửa.
  • Tiết kiệm thời gian tìm kiếm và sơ chế lá với 3 bước tắm đơn giản:
    • Bước 1: Pha tỉ lệ: 2,5ml Dr.Papie và 5l nước.
    • Bước 2: Tắm cho bé.
    • Bước 3: Lau khô, không cần tráng lại bằng nước.
  • Sử dụng kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh:
    • Dùng kem trị rôm giúp làm mát, làm dịu da, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, giảm mụn nhọt. Bên cạnh đó, một số loại kem có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho vùng rôm sảy.
    • Một số loại kem trị rôm an toàn: Kem em bé, Kobayashi, Skinbini,…

Khi trẻ bị rôm sảy nặng ( thường là rôm sảy mủ và rôm sảy sâu) mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời có biện pháp chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh, cơ địa của bé.

4. Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Hạn chế mặc quần áo cho trẻ bị rôm sảy
Hạn chế cho trẻ mặc quần áo để giảm tiết mồ hôi cho trẻ

Để điều trị rôm sảy hiệu quả mẹ cần nắm rõ những lưu ý dưới đây khi chăm sóc trẻ:

  • Tránh để trẻ gãi vùng rôm sảy, mẹ có thể đeo găng tay cho bé để tránh trầy xước da khi bé gãi.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không nên cho bé ra ngoài trời trong khoảng từ 9h tới 16h.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Vào mùa đông, mẹ có thể mặc nhiều lớp áo thay vì mặc 1 chiếc áo dày để dễ dàng cởi bỏ khi bé nóng.
  • Chỗ ngủ của bé cần thông thoáng, mát mẻ, nên cho bé nằm điều hòa hoặc quạt thông gió khi thời tiết quá nóng.
  • Khi rôm sảy có tiến triển nặng với biểu hiện mụn mủ, sưng, viêm, rôm sảy sâu, cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh chủ yếu là các vết sần nhỏ màu hổng, mụn nước nhỏ, đôi khi có mủ sen lẫn… Mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện của con để xác định đúng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu gặp khó khăn trong việc phân biệt tình trạng bệnh của trẻ hoặc cần tư vấn của chuyên gia Dr.Papie về cách điều trị trẻ sơ sinh bị rôm sảy, mẹ có thể để lại phản hồi ở bên dưới hoặc liên hệ Dr.Papie qua hotline để được giải đáp chính xác nhất.

Từ khóa » Hình ảnh Mụn Kê ở Trẻ Sơ Sinh