Top 4 Bài Thuyết Trình Tham Gia Hội Thi Giáo Viên Giỏi Mầm Non Chi Tiết ...

Kính thưa:

  • Ban tổ chức!
  • Thưa Ban giám khảo!

Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36t thông qua kể chuyện trẻ nghe”.

Kính thưa ban giám khảo!

Đối với trẻ nhà trẻ nói chung và trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với ngôn ngữ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát , bài thơ, đồng dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Lứa tuổi này trẻ đang học nói, Những câu chuyện cổ tích, ngu ngôn đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy việc cho trẻ tiếp xúc sớm với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.

Thông qua hoạt động kể chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tư duy, trí nhớ , biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ tập kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về câu chuyện bằng chính ngôn ngữ của trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy là giáo viên dạy trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện.

Thuận lợi

a. Cơ sở vật chất:

- Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp như: UBND quận, PGD &ĐT quận, Đảng ủy, UBND phường, hội cha mẹ học sinh.

- Cơ sở 1 và cơ sở 2 của nhà trường được đầu tư xây dựng mới nên có đầy đủ các phòng chức năng, lớp học rộng, thoáng, đầy đủ đồ dùng đồ chơi.

- Sân trường rộng, thoáng, xanh, sạch, đẹp.

b. Giáo viên:

- Giáo viên trong lớp đều có trình độ, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, năng động, sáng tạo, có năng khiếu làm đồ dùng, yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mầm non.

c. Học sinh:

- Lớp tôi đang dạy là lớp nhà trẻ có độ tuổi từ 24-36 tháng với 34 trẻ, 100% các cháu đúng độ tuổi, sức khỏe bình thường, khả năng vận động tương đối đồng đều.

- Trẻ ở lớp với cô cả ngày, nên thuận lợi trong việc giáo dục rèn luyện có tính xuyên suốt.

d. Cha mẹ học sinh:

- Cha mẹ học sinh nhiệt tình phối hợp với trường lớp trong các nội dung chăm sóc giáo dục của nhà trường với con em mình.

Khó khăn

a. Giáo viên

- Đây là năm đầu tiên trường có lớp nhà trẻ vì vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn.

b. Trẻ:

- Ngôn ngữ của trẻ đầu năm còn hạn chế, trẻ chỉ nói được 1 đến 2 từ đơn giản như: Ạ, vâng, bố, mẹ, bà, cô.

- Các trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin

c. Phụ huynh học sinh:

- Đa số phụ huynh ở khu vực này là đi chợ buôn bán cả ngày, họ thường ít có thời gian bên con, trò chuyện với con.

- Có một số phụ huynh còn xem nhẹ khả năng nói của con, họ nghĩ để con phát triển tự nhiên, dần dần sẽ tự biết nói.

Các biện pháp đã tiến hành

1. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ các nội dung của hoạt động trước khi dạy:

Hoạt động kể truyện là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất tốt nhưng hoạt động kể truyện có thành công hay không phần lớn là do giọng kể của giáo viên, mà muốn có giọng kể hay thì trước hết người giáo viên phải thuộc truyện, hiểu nội dung truyện. Chính vì vậy tôi luôn đọc kỹ truyện, luyện giọng kể sao cho ngộ nghĩnh đáng yêu phù hợp với từng nhân vật trong truyện:

VD: Truyện “ Thỏ con không vâng lời” giọng của thỏ mẹ, bác gấu thì ấm hơn, nói chậm và tình cảm.

- Giọng của thỏ con lúc vui thì nhí nhảnh, trong trẻo. Khi làm sai thì nức nở, buồn bã hoặc dùng tay gạt nước mắt.

2. Tích cực sưu tầm, làm đồ dùng đẹp và sáng tạo phù hợp với nội dung truyện:

Trẻ nhà trẻ thích màu sắc rực rỡ, đồ vật phát ra tiếng kêu và có âm thanh vui nhộn. Vì vậy để tạo được hứng thú cho trẻ trong hoạt động kể truyện tôi đã không ngừng tìm tòi, làm đồ dùng từ nguyên liệu sẵn có sao cho đẹp mắt, hấp dẫn trẻ nhưng phải đảm bảo an toàn, sử dụng hợp lý. Cô sử dụng đồ dùng thành thạo, tạo tình huống bí mật để thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái tự tin và kích thích trẻ nói được nhiều.

Ví dụ: Truyện “Cây táo”: Từ vỏ chai nước ngọt tôi đã cắt và tận dụng phần đáy của  hai cái chai ghép vào nhau thành quả táo sau đó phun sơn màu xanh, đỏ theo ý thích rồi trang trí lên cây khi trẻ lên bắt chước hành động của nhân vật trẻ được lên chăm sóc, được cầm, được chơi với chúng, trẻ được nói theo ý hiểu của trẻ qua đó trẻ có thể dễ dàng tưởng tượng ra cây táo thật.

- Khi trẻ được nhìn, cầm trên tay trẻ rất thích thú, trẻ sẽ dễ sdàng nói tên và biết đặc điểm của cây táo.

Ngoài tranh truyện do nhà trường cấp phát tôi còn làm rối tay, rối rẹt để dạy trẻ.

Ví dụ: Để làm mô hình ngôi nhà sao cho gần gũi với cảnh nông thôn Việt Nam tôi dùng tre để làm thân nhà và dùng rơm để làm mái nhà đó là những nguyên liệu dễ tìm mà lại còn gần gũi với trẻ. Hay những con rối bằng vải vụn. Trước kia có một số đồng nghiệp cho rằng hoạt động kể truyện thì không cần có đồ dùng như các tiết học khác mà chỉ làm đồ dùng cho cô nên trẻ hay nhàm chán. Đối với lứa tuổi nhà trẻ các nhân vật trong truyện đều là các con vật gần gũi. Những con vật nhỏ nhắn xinh xắn luôn là những người bạn đáng yêu của trẻ, hiểu được tâm lý này của trẻ nên khi kể truyện tôi đã làm đồ dùng cho trẻ như mũ các nhân vật gà con, vịt con, thỏ con để trẻ được cầm, đội và bắt chước nhân vật trong truyện. Việc làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động kể truyện đó là yếu tố góp phần quyết định chất lượng và khả năng sáng tạo của trẻ trong giờ học, khi trẻ có hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, điều đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động.

3. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học:

Các nhân vật trong trruyện thì luôn vận động và thay đổi vị trí nhưng nếu ta chỉ dạy bằng tranh thì trẻ khó có thể tưởng tượng và hiểu được những hành động của nhân vật. Vì vậy tôi kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào làm và tìm tòi các hiệu ứng hình ảnh, slides để tạo hứng thú, kích thích trẻ tập nói để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Thường xuyên truy cập vào các trang web như: Giáo dục mầm non.vn, giáo án điện tử. com, you tobe. Com, suối nguồn yêu thương.net, học viện IQ để tìm các tài liệu, video có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy sau đó sử dụng máy tính, ti vi vào dạy trẻ.

4. Lựa chọn câu hỏi đàm thoại và nội dung tích hợp:

Trẻ ở lứa tuổi này nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ hoặc nói mẫu cho trẻ nghe, động viên khuyến khích trẻ nhắc lại, luôn tạo điều kiện đáp ứng mọi câu hỏi của trẻ một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với độ tuổi, kích thích trẻ nhận biết, phân biệt được sự vật, hiện tượng tình huống mà trẻ đang trực tiếp tri giác.

Cho trẻ kể cùng cô: Cô là người dẫn truyện, trẻ kể tiếp cùng cô. Sau khi xác định được câu hỏi đàm thoại. Tôi suy nghĩ để tích hợp các nội dung khác vào giờ kể chuyện sao cho hợp lý, logic phù hợp với giờ học.

Ví dụ: Để gây hứng thú vào bài trong các câu chuyện tôi có thể tích hợp thêm:

+ Trò chơi vận động

+ Âm nhạc: Khi kết thúc hoạt động tôi thường cho trẻ hát, vận động theo nhạc.

+ Tập nói: Trong giờ kể truyện tôi luôn chú ý cho trẻ đọc và phát triển từ, chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ đọc chưa đúng, tôi cho trẻ bắt chước, nhắc lại lời nói của nhân vật hoặc từ láy nhiều lần.

Cô giải thích nghĩa của từ khó kết hợp động tác minh họa giúp cho trẻ hiểu, trẻ nói và làm theo cô.

5. Thay đổi hình thức tổ chức phù hợp, sáng tạo:

Thông thường các giáo viên tổ chức các hoạt động kể truyện trong lớp và cho trẻ ngồi hình chữ U từ đầu đến cuối vì cho rằng trẻ nhà trẻ còn nhỏ không cần thay đổi chỗ ngồi và địa điểm. Chính vì vậy đã khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nàm chán thậm chí nằm bò ra sàn nhà dẫn đến tình trạng trẻ không chú ý, không nhớ được tên truyện và không trả lời được các câu hỏi của cô nên mở rộng vốn từ cho trẻ còn ít. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi hình thức tổ chức linh hoạt.

Ví dụ: Với câu truyện “ Sẻ con” tôi cho trẻ ra vườn cổ tích và đứng xung quanh các nhân vật để nghe cô kể chuyện để được nhìn, vuốt ve và gọi tên các nhân vật mà mình yêu thích.

Hoặc xây dựng khung cảnh truyện ngay trong lớp học. Cô giáo là người dẫn truyện còn trẻ đóng vai, bắt chước các nhân vật trong truyện và kể cùng cô. Trẻ khi được bắt chước các nhân vật sẽ rất thích thú và chú ý vào mọi hoạt động qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và sự hiểu biết của mình về các hiện tượng xung quanh. Trẻ biết nói đủ câu và trả lời cô rõ ràng mạch lạc.

6. Chú ý đến trẻ cá biệt và chậm phát triển:

Bên cạnh việc thay đổi hình thức tổ chức thì vấn đề cô giáo phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và quan trọng hơn là phải nắm rõ đặc điểm riêng của từng trẻ nhằm tìm ra các biện pháp bồi dưỡng cho trẻ theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi hợp lý:

+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ mạnh dạn, tự tin và nhanh nhẹn.

+ Trẻ khá ngồi cạnh trẻ trung bình.

+  Trẻ hiếu động, cá biệt, hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, trẻ hay khóc ngồi cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn. Việc phân nhóm này rất có hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi lấy ví dụ thực tế đã trải qua: Theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên, khi tôi mời một cháu khá trả lời câu hỏi thì cháu trung bình ngồi cạnh bên bạn có thể nghe được câu trả lời của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được và với sự động viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ hứng thú học và trẻ đó sẽ dần dần tiến bộ lên làm cho nề nếp học tập của trẻ ngày càng ổn định.

Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36t thông qua kể chuyện trẻ nghe”.

Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!

Trân trọng cảm ơn!

Từ khóa » Thuyết Trình Skkn Mầm Non