Top 4 Loại Thuốc Diệt ốc Sên Phá Hoại Cây Trồng Bạn Nhất định Phải Biết

Hôm nay My Garden xin giới thiệu với các bạn một số phương pháp cũng như những loại thuốc diệt ốc sên hiệu quả nhất hiện nay.

Ốc sên thuộc họ (Achatinidae) có nhiều loại, phổ biến là ốc sên hoa (Achatinafulica)…. đây là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ốc sên ăn thực vật và món khoái khẩu của chúng là các đọt lá non. Ốc sên thường ăn vào ban đêm và chúng có thể tàn phá vườn rau với tốc độ rất nhanh chỉ vỏn vẹn một đêm. Cách trị ốc sên ăn rau thông thường hay dùng chính là bắt bằng tay. Tuy nhiên việc này tốn nhiều thời gian và không triệt để.

1. Một số điều cần biết về ốc sên

1.1 Đặc tính của loài ốc sên

Để mua được đúng loại thuốc diệt ốc sên dứt điểm, bạn cần nắm được những đặc tính cơ bản sau của ốc sên:

  • Ban ngày, ốc sên thường ẩn nấp cẩn thận bên dưới các gốc cây nhưng đến ban đêm chúng sẽ càn quét nhanh chóng. Chỉ cần vài ngày là chúng đã có thể dọn sạch một khay rau mới trồng vừa mới nhú ra được vài lá non của bạn. Do vậy mà bạn phải có sử dụng những loại thuốc diệt ốc sên một cách triệt để để không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
  • Là loài ốc thân mềm, vỏ dày, đầu có 2 râu (gọi là xúc tu). Chúng sống rất hoang dại và thường chỉ hoạt động vào ban đêm.
  • Vào mùa khô hay nắng nóng, chúng thường chỉ ngủ, hầu như không hoạt động. Tuy nhiên chỉ cần xuất hiện 1 trận mưa rào là chúng sẽ thức dậy và hoạt động trở lại.
  • Ốc sên có tốc độ sinh trưởng vô cùng nhanh, nhất là khi gặp mưa chúng sẽ đẻ rất nhiều. Chúng đặc biệt hứng thú với lá cây, đặc biệt là những loại lá non mềm.
Ốc sên có tốc độ sinh trưởng vô cùng nhanh, nhất là khi gặp mưa
Ốc sên có tốc độ sinh trưởng vô cùng nhanh, nhất là khi gặp mưa

1.2 Những tác hại mà ốc sên gây ra cho cây trồng

Ốc sên là loài vật gây hại trên nhiều loài thực vật, nguy hại hơn món ăn khoái khẩu của chúng là những mầm non, chúng có thể cắn đứt rễ cây non và ăn cụt các đọt non, cây sẽ chậm phát triển và vết thương sẽ tạo điều kiện cho những mầm bệnh xâm nhập.

Đối với hồ tiêu chúng thường trốn trong các gốc tiêu, nới rậm rạp và đợi đến chiều tối mới bò ra ăn lá và thân cây tạo ra những vết thương tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập gây bệnh cho cây trồng. Chúng đặc biệt nguy hiểm, có những cây nảy mầm non vừa nhú hôm trước thì hôm sau đã bị ốc sên ăn trụi cây mọc không nổi. Vì thế việc phòng trừ ốc sên là mối quan tâm thường xuyên đối với bà con.

Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, ốc sên có thể ngủ đông đến vài tháng. Tuy nhiên, chỉ cần một trận mưa đầu mùa có thể đánh thức chúng và phá hoại cây trồng.

Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có hai mắt ở đỉnh râu, chúng là loài động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vở và được bao bọc bởi một lớp chất nhầy. Chúng rất thích sống ở những gốc cây ẩm ướt, ban ngày chúng nằm im trong bóng mát, hố tiêu hay lỗ hang nào đó. Chiều tắt nắng cũng là lúc chúng bắt đầu đi kiếm ăn.

Ốc sên rất thích thức ăn có mùi thơm như quả mít, dứa. Nếu như nhà bạn có bổ quả mít hay dứa thì nên tận dụng bỏ vào những nơi ẩm ướt, qua sáng hôm sau sẽ thấy ốc sên bò đến thưởng thức và chúng ta sẽ tóm gọn được chúng.

Ốc sên rất thích thức ăn có mùi thơm như quả mít, dứa
Ốc sên rất thích thức ăn có mùi thơm như quả mít, dứa

2. Một số cách tự nhiên để diệt ốc sên

2.1 Bẫy ốc sên bằng bia

Cách thông dụng và hiệu quả thường được bà con hay làm là dùng bia để bẫy chúng. Dùng bát, chậu, xô để chứa bia đã hả hơi và để qua đêm.

Như tôi đã nói ở trên ốc sên rất thích mùi thơm và mùi của bia sẽ thu hút sên đến và bò vào xô, sau đó chúng bị ngộ độc bởi chất cồn rơi xuống và chết đuối.

2.2 Dùng vỏ trứng vụn hoặc mạt cưa

Vỏ trứng có thể tận dụng gom lại và làm vụn rắc xuống đất quanh gốc cây. Vỏ trứng có cạnh sắc và sẽ gây khó chịu cho thân mềm của ốc sên, chúng sẽ tránh bò vào và trèo lên cây.

Không những thế vỏ trứng còn chứa canxi và là một dạng dinh dưỡng rất tốc cho sự phát triển của cây. Mạt cưa cũng áp dụng tương tự như thế.

XEM THÊM: Mygarden giới thiệu các loại thuốc diệt côn trùng thảo mộc

[HƯỚNG DẪN NHANH] cách tự làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà chuẩn

2.3 Dùng cà phê

Cà phê cũng là một phương pháp rất thân thiện với môi trường mà bạn có thể áp dụng như sau:

Lấy nước pha cà phê đã nguội rồi xịt trực tiếp lên lá cây bằng bình xịt, mặt đất và thậm chí là ốc sên.

Bã cà phê đã bỏ đi đem rắc xung quanh gốc cây và mặt đất để bổ xung dinh dưỡng cho đất. Đây là cách xua đuổi và diệt ốc sên được nghiên cứu bởi bộ nông nghiệp hoa kỳ.

2.4 Dùng nước Coca

Đào một lỗ nhỏ ở trong vườn và đặt 1 bát coca để qua đêm. Đường và mùi thơm từ coca sẽ thu hút ốc sên ghé thăm. Không chỉ hấp dẫn ốc sên chúng còn thu hút một số loại côn trùng khác như ong, gián, kiến..

2.5 Dùng vỏ cam bẫy ốc sên

Sử dụng vỏ cam đặt trong hộp xốp hoặc quanh vườn miễn là ở xa cây trồng để thu hút ốc sên, bạn sẽ dễ dàng bắt được cả đám phá hoại cây trồng nhà mình. Lúc này chỉ việc bắt chúng ra và loại trừ.

2.6 Sử dụng động vật ăn mồi để bắt ốc sên

Một cách khác để diệt trừ ốc sên đó là sử dụng thiên địch để diệt trừ chúng. Những động vật này bao gồm cóc, ếch, chim,rùa, rắn sọc và kỳ nhông cũng được cho là rất thích ăn ốc sên.

Sử dụng thiên địch để diệt trừ ốc sên
Sử dụng thiên địch để diệt trừ ốc sên

2.7 Sử dụng lá dâm bụt

Chặt cành hoa dâm bụt có nhiều lá non và xanh, đặt cành ở trên sân thượng làm mồi cho ốc sên. Đây chính là món khoái khẩu và chúng sẽ kéo nhau đến “ăn tiệc”. Việc còn lại bạn cần phải làm chính là thu gom chúng.

2.8 Dùng đất Diatomite

Đất Diatomite là một loại bột được làm từ các vi sinh vật biển hóa thạch. Bột này có các cạnh sắc nhỏ li ti và gây hại cho ốc sên vì thân chúng mềm và khá nhạy cảm. Chính vì thế bạn có thể rắc đất lên các luống cây. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ kém hiệu quả khi mặt đất ẩm , do đó bạn sẽ cần phải rắc thêm lớp đất diatomite mới sau khi tưới cây hoặc khi trời mưa. Một lưu ý nữa là nên mua loại đất Diatomite thực phẩm không độc.

2.9 Dùng mật ong

Lấy một cái hũ cao xong trét mật ong để lấy mùi thơm và mang ra vườn nơi có độ ẩm cao khi trời sẩm tối. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn đường cho ốc sên chui vào hũ rất nhiều. Sáng ra việc của bạn phải làm chỉ là tiêu diệt chúng.

2.10 Rắc vôi bột

Rải vôi bột trên mặt đất, trên chậu cây, rải 2-3 lần trên 1 tháng. Bạn có thể dùng muối tuy nhiên cần lưu ý liều lượng bởi độ mặn của muối sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cây trồng.

2.11 Sử dụng đồng

Hợp chất đồng khi phản ứng với các chất có trong dịch nhầy của ốc sên sẽ sinh ra các chất làm kích ứng hệ thần kinh của ốc sên làm chúng sợ hãi.

Bạn có thể dùng tấm băng keo bằng đồng hoặc một vài mảnh kim loại đồng nhỏ bỏ xung quanh gốc cây trồng. Cách này sẽ vừa gây kích ứng vừa nhờ vào sự sắc nhọn của các mảnh kim loại đồng để xua đuổi ốc sên.

Có thể bạn quan tâm: Các loại thuốc trị rầy trắng, rầy xanh hiệu quả nhất hiện nay

[BẬT MÍ] các loại thuốc trừ sâu cuốn lá hiệu quả nhất hiện nay

2.12 Trồng cùng các loại cây trồng khác

Các loại cây có thể khiến ốc sên tránh xa do vị, hương, hoặc chất độc của cây.Hãy trồng xung quanh hoặc xen kẽ để bảo vệ rau củ. Cách trị ốc sên ăn rau bằng những loại cây này không thể ngăn chặn được 100% ốc sên, tuy nhiên vẫn góp phần hạn chế ốc bò đến cạnh cây rau.

Hãy cùng trồng một số loại cây sau đây: cải xoăn, bắp cải, mầm bông cải xanh, hành, tỏi, rau thơm, bạc hà, gừng.

2.13 Thay đổi lịch tưới cây

Do ốc sên rất ưa thích ẩm ướt vì chúng sẽ dễ dàng di chuyển hơn trên đất ẩm. Chính vì thế cần thay đổi thời gian tưới sang buổi sáng thay vì buổi tối thay vì chiều muộn hoặc buổi tối sẽ đảm bảo đất khô khi đêm xuống.

Điều này sẽ khiến ốc sên di chuyển khó khăn hơn nhiều và thực sự có thể giảm sự xuất hiện của chúng đến 80%.

Thay đổi thời gian tưới sang buổi sáng thay vì buổi tối
Thay đổi thời gian tưới sang buổi sáng thay vì buổi tối

2.14 Dọn sạch gạch đá vụn dưới gốc cây

Ốc sên thích ẩn nấp trong ngóc ngách và vết nứt mà chúng thất, do đó bạn nên dọn sạch đá nứt dưới gốc cây và hoa. Như thế ốc sên sẽ bị lộ ra và chúng không thích trú ngụ ở đấy nữa.

2.15 Thường xuyên xới đất xung quanh cây

Xới đất thường xuyên xung quanh gốc cây sẽ khiến trứng ốc bị tiêu diệt. Điều này có thể giúp số lượng ốc sên giảm đáng kể.

3. Một số loại thuốc diệt ốc sên

Trường hợp trồng cây với diện tích lớn thì phải sử dụng bả mồi có bán trên thị trường.Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Tất cả loại thuốc trị ốc trên đều sử dụng theo khuyến cáo bao bì và sử dụng hình thức là rải trên mặt đất hay trộn với đất phân khi trồng cây.

Theo kinh nghiệm cá nhân thấy rằng nên sử dụng rải lúc chiều mát,  hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt hố  hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt. Nên thu gom lai vì ốc chết bị phân hũy sẽ tạo nên mùi hôi cho môi trường. Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Thường khi mua bịch thuốc có trọng lượng 1kg rải được trên diện tích 1.000 m2 và rải được 2 đợt vì khi rải cần để ý cây nào là món ăn thường xuyên của chúng thì cho bả mồi nhiều hơn.

3.1 Thuốc diệt ốc sên Deadline Bullet

Thuốc do công ty Map Pacific Việt Nam sản xuất là loại thuốc diệt ốc sên dạng bã, có chứa chất dẫn thụ để hút ốc đến ăn và chúng bị tiêu diệt ngay tại chỗ

Hoạt chất: Metaldehyde 4%

Liều dùng; 1-2kg/ha, rải thuốc ở những nơi thường xuất hiện. Với mật độ ốc rơi vào khoảng 10 con/m2 có thể sử dụng 6-8kg/ha

3.2 Thuốc diệt ốc sên Tomahawk 4G

Đây là loại thuốc diệt ốc sên kích thích dẫn dụ chúng tới, khi ốc tiếp xúc hít phải thuốc thì hệ thần kinh sẽ tê liệt và chết

Thuốc diệt ốc Tomahawk an toàn với cây trồng, con người và môi trường. Thuốc có dạng hạt và dễ sử dụng trên ruộng lúa, bông, cây ăn quả, cây thuốc lá, cây cảnh..

Thành phần: Metaldehyde 4%

Liều lượng: Từ 1 – 3kg/ha tùy mật độ ốc sên. Nên rải thuốc vào lúc mặt trời lặn trước khi trời tối. Sau khi rải thuốc diệt ốc, nếu trời mưa thì cần bổ sung thêm thuốc.

Bolis gG hoặc 12 GB

Đây là loại thuốc diệt ốc sên, ốc bươu vàng với dạng bã mồi tiên tiến nhất hiện nay, hạt có kích thước nhỏ, nhiều hạt hơn nên rải sẽ đều hơn.

Hoạt chất: Metaldehyde 6% hoặc 12%

 Cách dùng: rải trên mặt đất hoặc có thể trộn với phân bón cho cây.

Thuốc diệt ốc sên Tomahawk an toàn với cây trồng
Thuốc diệt ốc sên Tomahawk an toàn với cây trồng                               

3.3 Thuốc diệt ốc sên MOI OC 6H

Đây là loại thuốc diệt ốc sên và các loại ốc gây hại khác như: ốc bươu vàng, ốc ma, ốc quắn, ốc nhớt.. Thuốc được sản xuất dưới dạng bả mồi để dẫn dụ thu hút ốc đến ăn và bị tiêu diệt.

Hoạt chất: Metaldehyde 6%

Cách dùng: Rải xung quanh gốc cây, tán lá, dọc theo luống. Tùy mức độ ốc mà sử dụng liều lượng thuốc nhiều hay ít.

Thuốc diệt ốc sên
Thuốc diệt ốc sên

3.4 Thuốc diệt ốc sên dùng sắt Photphat

Sắt Photphat là chất diệt ốc sên hiệu quả có thể sử dụng để diệt trừ cả ốc sên trần.Nó có thành phần chủ yếu là Sluggo Plus và chỉ gây hại cho ốc sên và sên trần là một lựa chọn tốt hơn cho người và thú nuôi.

Ốc sên là loài ốc cực kỳ gây hại cho cây trồng nên việc trang bị những kiến thức cần thiết về cách diệt ốc sên thủ công và nắm bắt những loại thuốc diệt ốc sên phổ biến hiện nay để sử dụng kịp thời là cực kỳ quan trọng. 

Trên đây là bài viết của My Garden về những loại thuốc diệt ốc sên hiệu quả, hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn diệt trừ được ốc sên, bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất. Chúc bạn thành công!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để được tư vấn kĩ càng hơn:

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Tư vấn khảo sát công trìnhTư vấn kỹ thuật trồng câyTư vấn sản phẩm

Có thế bạn quan tâm :

Từ khóa » Các Loại ốc Sên Tại Việt Nam