TOP 40 Câu Trắc Nghiệm Địa Lí Lớp 12 Bài 24 (có đáp án 2022)
Có thể bạn quan tâm
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
I. Nhận biết
Câu 1: Vùng nào sau đây có nghề nuôi tôm phát triển nhất nước ta?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nước ta.
Câu 2: Nghề nuôi cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông nào của nước ta?
A. Sông Hồng, sông Thái Bình.
B. Sông Mã, sông Cả.
C. Sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
D. Sông Tiền, sông Hậu.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Cá ba sa trong lồng bè phát triển mạnh trên các sông Tiền, sông Hậu với sản lượng cá nuôi là 179.000 tấn (năm 2005).
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta?
A. Khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ.
B. Sản lượng khai thác luôn cao hơn nuôi trồng.
C. Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
D. Khai thác xa bờ đang được đẩy mạnh.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
- A Đúng: Khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ.
- B Sai: Sản lượng nuôi trồng luôn cao hơn khai thác (bảng 24.1 trang 102 - Địa 12).- C Đúng: Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
- D Đúng: Khai thác xa bờ đang được đẩy mạnh.
Câu 4: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?
A. Vùng biển rộng, giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Có nhiều ngư trường.
C. Có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh.
D. Nhiều vũng, vịnh, đầm phá ven bờ.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
- A Đúng: Vùng biển rộng, giàu tài nguyên khoáng sản.
- B Đúng: Có nhiều ngư.
- C Sai: Đây là khó khăn trong việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta.
- D Đúng: Nhiều vũng, vịnh, đầm phá ven bờ.
Câu 5: Vùng nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?
A. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Vùng Đông Nam Bộ.
C. Vùng đồng bằng sông Hồng.
D. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước.
Câu 6: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên với phát triển ngành thủy sản nước ta là
A. bão.
B. lũ lụt.
C. hạn hán.
D. sạt lở bờ biển.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Hàng năm, có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 -35 đợt gió mùa Đông Bắc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
Câu 7: Vùng nào sau đây có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thuỷ sản?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.
Câu 8: Thế mạnh vượt trội để phát triển mạnh ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác là
A. khai thác thủy sản.
B. chế biến thủy sản.
C. nuôi trồng thủy sản.
D. bảo quản thủy sản.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước.
Câu 9: Nghề nuôi tôm được phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.
Câu 10: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở các vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Vùng có nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11: Tỉnh An Giang đứng đầu cả nước về nghề nuôi
A. cá tra, ba ba.
B. cá tra, cá ba sa.
C. cá vược, cá ba sa.
D. tôm hùm, cá tra.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Tỉnh An Giang đứng đầu cả nước về nghề nuôi cá tra, cá ba sa.
Câu 12: Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là
A. Quảng Ninh - Hải Phòng.
B. Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Kiên Giang- Cà Mau.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm: (Ngư trường trọng điểm số 1) Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan). Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ). Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
II. Thông hiểu
Câu 1: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là
A. đường bờ biển dài, nhiều ngư trường, hải sản phong phú.
B. có nhiều sông suối, kênh rạch, ao, hồ.
C. có nhiều hồ thủy lợi, thủy điện.
D. nhiều sông suối, ao hồ, bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ta là có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, vũng vịnh.
Câu 2: Nuôi trồng thủy sản nước lợ của nước ta phát triển thuận lợi ở những nơi nào sau đây?
A. Hồ thủy lợi, ruộng lúa ở các đồng bằng.
B. Sông ngòi, hồ, vùng trũng ở đồng bằng.
C. Bãi triều, đầm, phá, dải rừng ngập mặn.
D. Vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Vũng, vịnh và các vùng biển ven các đảo. Dọc bờ biển nước ta có những bài triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Câu 3: Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là
A. điều kiện đánh bắt.
B. hệ thống các cảng cá.
C. cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. thị trường tiêu thụ.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Khai thác thủy sản là khai thác trực tiếp các nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên. Do vậy thì nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản nước ta là điều kiện đánh bắt: Là nguồn lợi hải sản của ở biển tại các ngư trường lớn, các bãi tôm, bãi cá, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi.
Câu 4: Tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng là
A. An Giang.
B. Đồng Tháp.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Cà Mau.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Tỉnh Cà Mau có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác và nuôi trồng.
Câu 5: Khó khăn tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động khai thác hải sản xa bờ của nước ta?
A. Hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt.
B. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới.
C. Môi trường biển và hải đảo ô nhiễm.
D. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc trên biển.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta là hoạt động của bão nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.
Câu 6: Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nước ta phát triển đánh bắt thủy sản?
A. Nhiều cửa sông, đầm phá.
B. Sông ngòi, ao hồ dày đặc.
C. Đồng bằng có nhiều ô trũng.
D. Biển có nhiều ngư trường lớn.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nước ta phát triển đánh bắt thủy sản là nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường lớn.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu làm cho thủy sản chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung nước ta trong năm 2016 là
A. biến đổi khí hậu.
B. đánh bắt hủy diệt.
C. chất thải công nghiệp.
D. thiên tai xảy ra liên tiếp.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Ngày 30 tháng 6 năm 2016, Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo, công bố nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép.
Câu 8: Khu vực nào sau đây ở nước ta không thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ?
A. Bãi triều.
B. Đầm phá.
C. Ô trũng ở đồng bằng.
D. Rừng ngập mặn.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Vũng, vịnh và các vùng biển ven các đảo. Dọc bờ biển nước ta có những bài triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Câu 9: Ngành lâm nghiệp nước ta có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ chủ yếu vì
A. độ che phủ rừng của nước ta tương đối lớn và tăng rất nhanh.
B. rừng có giá trị lớn về kinh tế và môi trường.
C. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến.
D. nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lại có rừng ngập mặn ở ven biển.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì: nước ta có 3/4 đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.
Câu 10: Vai trò quan trọng nhất của các rừng đặc dụng là
A. phát triển du lịch sinh thái.
B. bảo vệ môi trường nước, đất.
C. bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm.
D. cung cấp hàng hóa có giá trị cao cho xuất khẩu.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Vai trò rừng đặc dụng. Đất rừng đặc dụng có vai trò bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, lưu giữ những loài vật giống quý. Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh trường hợp khai thác làm tuyệt chủng giống loài.
Câu 11: Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng
A. sản xuất.
B. phòng hộ.
C. đặc dụng.
D. khoanh nuôi.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Rừng phi lao chắn cát, chắn sóng ven biển miền Trung là rừng phòng hộ ven biển
Câu 12: Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là
A. tạo sự đa dạng sinh học.
B. điều hoà nguồn nước của các sông.
C. điều hoà khí hậu, chắn gió bão.
D. cung cấp gỗ và lâm sản quý.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là giữ nước, điều hòa nguồn nước của các sông, hạn chế dòng chảy mặt.
III. Vận dụng
Câu 1: Thuận lợi nào sau đây hầu như chỉ có ý nghĩa đối với việc khai thác thủy sản?
A. Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển.
B. Nhân dân ta có kinh nghiệm về sản xuất thủy sản.
C. Dịch vụ thủy sản phát triển rộng khắp ở các vùng.
D. Các phương tiện tàu thuyền được trang bị tốt hơn.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Ba ý A, B, C là những thuận lợi đối với ngành thủy sản nói chung, các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn hầu như chỉ có ý nghĩa đối với việc khai thác thủy sản đặc biệt là đánh bắt xa bờ
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh?
A. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
B. Công nghiệp chế biến đáp ứng được nhu cầu.
C. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng.
D. Ứng dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển nhanh là do thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước; nhu cầu của thị trường lớn kích thích hoạt động thủy sản nuôi trồng phát triển để cung ứng cho thị trường
Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là
A. nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng.
B. vùng biển ở một số địa phương bị ô nhiễm.
C. nước biển dâng, bờ biển nhiều nơi bị sạt lở.
D. có nhiều cơn bão xuất hiện trên Biển Đông.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, do khai thác quá mức... Nguồn lợi sinh vật suy giảm thì sản phẩm đánh bắt gần bờ cũng suy giảm cả về số lượng và chất lượng, vì vậy cần tăng cường đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản ven bờ để đảm bảo phát triển lâu dài, bền vững
Câu 4: Cơ cấu sản lượng và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản trong những năm qua có xu hướng
A. tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng.
B. giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng.
C. tỉ trọng khai thác và nuôi trồng không tăng.
D. tỉ trọng thay đổi tăng giảm không đáng kể.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản ở nước ta trong một số năm qua có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh trong những năm trở lại đây?
A. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hiệu quả ngày càng cao.
B. Điều kiện nuôi thuận lợi, kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến.
C. Giá trị thương phẩm nâng cao, công nghiệp chế biến phát triển.
D. Chính sách đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Nghề nuôi tôm phát triển mạnh nguyên nhân chủ yếu là do thị trường được mở rộng, nhu của thị trường ngày càng lớn, từ đó giúp cho hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm ngày càng cao. Người dân tập trung phát triển nuôi trồng tôm.
Câu 6: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?
A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
B. Nhu cầu khác nhau của các thị trường.
C. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Sự đa dạng của các đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay chủ yếu do nhu cầu khác nhau của thị trường tiêu thụ. Cùng với sự gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Ngày nay bên cạnh các mặt hàng thủy sản phổ biến như tôm, cá, ngao, sò...nhu cầu về các mặt hàng thủy hải sản đắt tiền, các loại đặc sản cũng nhiều hơn (tôm càng xanh, tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, cá tra, cá ba sa…..).
Câu 7. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác?
A. Quảng Ninh
B. Nghệ An
C. Cà Mau
D. Bình Thuận
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh).
B2. Xác định được:
- Các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Bình Thuận có sản lượng thủy sản nuôi trồng nhỏ hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).
- Tỉnh Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, vùng nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất?
A. Tây Nguyên
B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
B2. Xác định các vùng có giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất dưới 5% (màu vàng nhạt).
Như vậy, ta thấy Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là hai vùng có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp thấp nhất.
Câu 9. Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Sản lượng khai thác ngày càng tăng.
B. Đẩy mạnh phát triển đánh bắt xa bờ.
C. Nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất.
D. Khai thác thủy sản nôi địa là chủ yếu.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích: Nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm với nguồn lợi thủy hải sản dồi dào. Hoạt động đánh bắt thủy sản vùng biển ven bờ và hiện nay là ngoài khơi xa được đẩy mạnh, mang lại sản lượng thủy hải sản vô cùng lớn. Như vậy, nhận xét: Khai thác thủy sản nôi địa là chủ yếu là không đúng.
Câu 10. Giải pháp nào dưới đây quan trọng nhất để phát triển đánh bắt xa bở ở nước ta hiện nay?
A. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắc nhỏ.
D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích: Đánh bắt xa bờ đòi hỏi phương tiện đánh bắt hiện đại, tàu thuyền công suất lớn để có thể đi xa và khai thác nguồn lợi ở vùng biển sâu. Tuy nhiên ở nước ta phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cần chi phí đầu tư về vốn lớn để đổi mới phương tiện hiện đại. vì vậy, khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bờ ở nước ta là tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
Câu 11. Vùng có thế mạnh vừa có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, vừa có thế mạnh về đánh bắt thủy sản
A. Tây Nguyên
B. Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Câu 12. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về
A. chăn nuôi gia cầm và đánh bắt thủy – hải sản.
B. chăn nuôi gia súc nhỏ và đánh bắt thủy – hải sản.
C. chăn nuôi gia súc lớn và đánh bắt thủy – hải sản.
D. chăn nuôi gia súc nhỏ và gia súc lớn.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy – hải sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Câu 13. Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là
A. Cà Mau – Kiên Giang
B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hải Phòng – Quảng Ninh
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Ngư trường trọng điểm nằm ngoài xa khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 14. Đặc điểm chủ yếu nào dưới đây thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản?
A. Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng.
B. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn.
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Xác định từ khóa “ thuận lợi cho nuôi trồng”. Các bãi triều đầm phá, cánh rừng ngập mặn là những môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
Câu 15. Những điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt là
A. bờ biển dài và vùng biển rộng lớn.
B. có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
C. dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.
D. có các ngư trường rộng lớn, giàu hải sản.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
A. Nghệ An
B. Quảng Bình
C. Bình Định
D. Bạc Liêu
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh).
B2. Xác định được:
- Tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn).
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có đáp án
Trắc nghiệm Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp có đáp án
Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm có đáp án
Trắc nghiệm Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đáp án
Trắc nghiệm Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc có đáp án
Từ khóa » đâu Là Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất Của Nước Ta Hiện Nay
-
5 Tỉnh Có Sản Lượng Tôm Lớn Nhất - Tạp Chí Thủy Sản
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta Hiện Nay Là
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta Hiện Nay Là
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất Của Nước Ta Là
-
Chọn đáp án đúng: Đâu Là Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta?
-
[LỜI GIẢI] Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất Nước Ta Hiện Nay Là? - Tự Học 365
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất Của Nước Ta Là - MarvelVietnam
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất Cả Nước Hiện Nay Là
-
Đâu Là Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta?
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta Hiện Nay Là - Tra Cứu Địa Chỉ
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất Nước Ta đóng Góp Nguồn Sản Lượng Khổng Lồ
-
Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta Hiện Nay Là - Trắc Nghiệm Online
-
Đâu Là Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta?
-
Vùng Nào Sau đây Là Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất Cả Nước? - Học Tốt
-
Tổng Quan Ngành Tôm - Vasep
-
Nhờ Các điều Kiện Thuận Lợi Nào Mà Đồng Bằng Sông Cửu Long Trở ...
-
Đâu Là Vùng Nuôi Tôm Lớn Nhất ở Nước Ta? Đồng Bằng Sông Hồng...