Top 5 Bài Soạn Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ (Ngữ Văn 11) Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- Lập luận bác bỏ: cách thức đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe
- Mục đích: Bày tỏ, bênh vực ý kiến đúng đắn
- Tác dụng: thao tác quan trọng, giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục, thao tác rất cần thiết trong cuộc sống
- Yêu cầu:
+ Phát hiện ra những điều sai lầm
+ Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục với giọng điệu dứt khoát, tự tin
+ Tỏ thái độ khách quan, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng tranh luận
II. Cách bác bỏ
1. Bác bỏ luận điểm cho rằng: “ Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”
- Bác bỏ bằng việc đưa ra những câu phủ định:
+ “Không phải thế đâu”; “Nguyễn Du chỉ mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh”
+ Căn cứ vào mấy bài thơ mà kết luận là người ta mắc chứng bệnh thần kinh thì quả là sự quá bạo
+ Chỉ ra Pa-xca là người mang bệnh mà tư tưởng của ông vẫn sáng suốt, khỏe mạnh, phi thường
2. Có thể bác bỏ
- Nêu tác hại
- Chỉ nguyên nhân
- Phân tích khía cạnh, phương diện của vấn đề
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):
- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ
* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:
- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn
+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”
+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”
+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”
- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp
- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến
Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bác bỏ: “Không kết bạn với những người học yếu”
MB: Nêu rằng có nhiều quan niệm và tiêu chuẩn để chọn bạn, tuy nhiên nếu có quan niệm sai về tình bạn: “Không nên kết bạn với các bạn yếu”
TB:
- Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính
- Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn)
- Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc...
- Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ
KB: Nêu ý nghĩa về tình bạn, khẳng định việc chơi với các bạn yếu không phải là điều xấu.
Từ khóa » Tác Lập Luận Bác Bỏ
-
Soạn Bài Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ | Soạn Văn 11 Hay Nhất
-
Soạn Bài Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ | Ngắn Nhất Soạn Văn 11
-
Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - Ngữ Văn 11 - Hoc247
-
Soạn Bài Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ Siêu Ngắn
-
Soạn Bài Thảo Tác Lập Luận Bác Bỏ
-
Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - Củng Cố Kiến Thức
-
Soạn Văn 11: Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ
-
Bác Bỏ Là Gì ? C Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - Cdsp Ninh Thuận
-
Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Cách Bác Bỏ Những ý ...
-
Nội Dung Chính Bài Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - Tech12h
-
Soạn Bài: Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ
-
[CHUẨN NHẤT] Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - TopLoigiai
-
Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ Văn 11 - Tóm Tắt Và Soạn Bài
-
Soan Bài Thao Tác Lập Luận Bác Bỏ - Ngữ Văn Lớp 11 - Áo Kiểu Đẹp