TOP 5 Đề Thi Giữa Kì 1 Văn 7 Năm 2021 - 2022 (Có Ma Trận, đáp án)
Có thể bạn quan tâm
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 tổng hợp 27 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 27 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 7 sẽ giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 27 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi.
TOP 27 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
- 1. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
- 2. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- 3. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
1. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều
1.1 Đề thi giữa kì 1 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
NƠI TUỔI THƠ EM
Có một dòng sông xanhBắt nguồn từ sữa mẹCó vầng trăng tròn thếLửng lơ khóm tre làng
Có bảy sắc cầu vồngBắc qua đồi xanh biếcCó lời ru tha thiếtNgọt ngào mãi vành nôi
Có cánh đồng xanh tươiẤp yêu đàn cò trắngCó ngày mưa tháng nắngĐọng trên áo mẹ cha
Có một khúc dân caThơm lừng hương cỏ dạiCó tuổi thơ đẹp mãiLà đất trời quê hương
(Nguồn :http://www.thivien.net/Nguyễn-Lãm-Thắng)
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ:
A. Lục bát B. Bốn chữ C. Năm chữ D. Sáu chữ.
Câu 2. (0,5 điểm) Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ:
A. Miêu tả, biểu cảm, tự sự B. Biểu cảm, tự sựC. Miêu tả, tự sự D. Biểu cảm, miêu tả.
Câu 3. (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ trên mà em đã học là:
A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữD. Ẩn dụ.
Câu 4. (0,5 điểm) Xác định phó từ trong hai dòng thơ: “ Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi”
A. Có B. tha thiếtC. Ngọt ngàoD. Mãi.
Câu 5. (0,5 điểm) Bài thơ có bao nhiêu từ láy?
A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ.
Câu 6. (0,5 điểm) Có bao nhiêu hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
« Có một dòng sông xanhBắt nguồn từ sữa mẹCó vầng trăng tròn thếLửng lơ khóm tre làng
Có bảy sắc cầu vồngBắc qua đồi xanh biếcCó lời ru tha thiếtNgọt ngào mãi vành nôi »
A. Hai hình ảnh B. Ba hình ảnhC. Bốn hình ảnh D. Năm hình ảnh
Câu 7. (0,5 điểm) tác dụng của hình ảnh so sánh:
« Có tuổi thơ đẹp mãiLà đất trời quê hương »
A. Làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.B. Tuổi thơ gắn với những hình ảnh quê hương thân thuộc, bình dị, tươi đẹp.C. Gợi cảm xúc yêu thương, trân trọng với tuổi thơ, với quê hương.D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8. (0,5 điểm) Cụm từ: « Đọng trên áo mẹ cha » là cụm:
A. Tnh từB. Động từ C. Danh từ D. Chủ vị.
Câu 9. (1,0 điểm) Bài thơ muốn gửi gắm tới chúng ta bức thông điệp gì?
Câu 8. (1,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Trong đại dịch Covid19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch.em hãy kể một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | Bài thơ muốn nhắn gửi tới chúng ta bức thông điệp: Tuổi thơ em gắn liền với bao cảnh vật thân thương, gần gũi, bình dị của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương. - Tuổi thơ còn được lớn lên bởi những giọt mồ hôi vất vả của mẹ cha đổ xuống. Tuổi thơ được ru hời từ những điệu dân ca ngọt ngào…vì vậy, chúng ta phải biết ơn công lao cha mẹ; biết trân trọng, yêu quý quê hương tươi đẹp. | 0,5 0,5 | |
10 | * Hình thức: đoạn văn * Nội dung: đảm bảo một số ý sau - Cảm xúc thiết tha, sâu lắng khi tác giả nhớ về những điều bình dị, thân thương, gắn bó với tuổi thơ của mình. - Cảm nhận được bức thông điệp cuộc sống | 0,25 0,75 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần: MB, TB, KB. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. kể một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng | 0,25 | ||
c. Học sinh có thể trình bày theo cách sau * Mở bài: Giới thiệu về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng. - Bày tỏ cảm xúc của em về người đó. * Thân bài: - Trình bày được diễn biến sự việc + Sự việc được kể theo trình tự thời gian + Để cho sự việc được kể hấp dẫn cần thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm… - Nêu ý nghĩa về sự việc được kể + Sự việc đó giúp em cảm nhận điều gì về người chiến sĩ áo trắng + Em rút ra được bài học gì * Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc | 0,25 2,5 0,25 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt… | 0,25 |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ (%) | 20 | 40 | 30 | 10 | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1. | Đọc hiểu | Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) | * Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, những hình ảnh tiêu biểu… * Thông hiểu: - Hiểu được cấu tạo của cụm từ - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. * Vận dụng: - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc văn bản | 4 TN | 4 TN | 2 TL | ||
2 | Viết | Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | 1* | 1* | 1* | 1TL* | |
Tổng | 4 TN | 4 TN | 2 TL | 1 TL | ||||
Tỉ lệ % | 25 | 35 | 30 | 10 | ||||
Tỉ lệ chung (%) | 60 | 40 |
...............
2. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
2.1 Đề thi giữa kì 1 Văn 7
PHẦN I: Đọc – hiểu (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
MẦM NON
Dưới vỏ một cành bàngCòn một vài lá đỏMột mầm non nho nhỏCòn nằm nép lặng im Mầm non mắt lim dimCố nhìn qua kẽ láThấy mây bay hối hảThấy lất phất mưa phùn" | Chợt một tiếng chim kêu:- Chíp chiu chiu! Xuân đến!Tức thì trăm ngọn suốiNổi róc rách reo mừngTức thì ngàn chim muôngNổi hát ca vang dậy Mầm non vừa nghe thấyVội bật chiếc vỏ rơiNó đứng dậy giữa trờiKhoác áo màu xanh biếc... |
(Nguồn:Tuyển tập Võ Quảng, NXB Văn học, 1998)
Câu 1. Bài thơ “ Mầm non” của Võ Quảng được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ B. Thơ lục bát C. Thơ năm chữD. Thơ tứ tuyệt
Câu 2. Phương án nào nêu đúng nhất các yếu tố được sử dụng kết hợp trong bài thơ?
A. Biểu cảm, tự sự, miêu tả B. Biểu cảm, tự sựC.Biểu cảm, miêu tả D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
Câu 3. Trong các từ sau, đâu không phải là từ láy?
A. Nho nhỏ B. Róc ráchC. Hối hả D. Nằm nép
Câu 4. Bài thơ Mầm non được ngắt nhịp theo cách nào?
A. Nhịp 1/2/2 và 2/3 B. Nhịp 1/4 và 2/2/1C. Nhịp 2/3 và 3/2 D. Nhịp 3/2 và 1/4
Câu 5. Bài thơ viết về điều gì?
A. Sự háo hức của mầm non khi được hòa mình với khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi vui rộn ràng.B. Sự ra đời của một mầm non khi mùa xuân đến giữa một khung cảnh thiên nhiên, đất trời bên ngoài kẽ lá vô cùng sinh động.C. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời khi mùa xuân đến.D. Khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật trước và sau khi mùa xuân đến.
Câu 6: Em hiểu như thế nào nghĩa từ "hối hả" trong dòng thơ: “Thấy mây bay hối hả?”
A. Mừng vui phấn khởi vì được như ýB. Vất vả vì dốc hết sức để làm cho thật nhanhC. Tất bật, không để ý gì đến xung quanhD. Rất vội vã, muốn làm gì đó cho thật nhanh
Câu 7. Em hãy cho biết nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
A. Nhờ những chú chim én báo hiệu mùa xuân về.B. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.C. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.D. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.
Câu 8: Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong các dòng thơ:
“Tức thì trăm ngọn suốiNổi róc rách reo mừngTức thì ngàn chim muôngNổi hát ca vang dậy”
Câu 9. Trong đoạn thơ trên em thích câu thơ/ đoạn thơ nào nhất? Vì sao?
Câu 10. Từ bài thơ trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp nơi mình sinh sống? (viết từ 3 đến 5 dòng)
II – VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết đoạn văn khoảng 300 chữ ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Mầm non” của nhà thơ Võ Quảng.
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | C | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | B (A) | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | - Chỉ ra biện phép tu từ nhân hóa, điệp ngữ - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ | 0,5 0,5 | |
9 | - HS trả lời được câu thơ/đoạn thơ thơ mình thích: 0,25đ - HS trả lời được vì sao mình thích 0,75đ Em thích câu thơ, khổ thơ ấy vì câu thơ/khổ thơ ấy sử dụng biện pháp tu từ gì đặc sắc? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ độc đáo trong việc diễn đạt ý thơ. Cảm xúc của em khi được thưởng thức những vần thơ ấy như thế nào? (Tùy vào câu trả lời của HS, GV cho điểm) | 1,0 | |
10 | Học sinh nêu được việc làm hợp lý để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. (Nêu được 1 ý đúng 0,25đ) | 0,5 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo bố cục của đoạn văn biểu cảm về một bài thơ: MĐ, TĐ, KĐ. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Biểu cảm về một bài thơ | 0,25 | ||
c. Bài viết đảm bảo theo yêu cầu - Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu tác phẩm và cảm xúc chung về bài thơ - Thân đoạn: + Chia sẻ cảm xúc ấn tượng về nội dung bài thơ (Em thích đề tài, nội dung ấy vì sao?) + Chia sẻ cảm xúc về ấn tượng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả: thể thơ, vần nhịp, hình ảnh, giọng thơ, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ… (Em thích câu thơ, khổ thơ nào nhất? Câu thơ ấy sử dụng biện pháp tu từ gì đặc sắc? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ độc đáo trong việc diễn đạt ý thơ. Cảm xúc của em khi được thưởng thức những vần thơ ấy?) + Chia sẻ cảm xúc về ý nghĩa bài thơ đối với con người và cuộc sống. - Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của em về bài thơ và rút ra bài học cho bản thân. - Trình bày đúng hình thức đoạn văn. Viết đoạn đảm bảo các yêu cầu theo dàn ý. Khi viết cần sử dụng các từ ngữ bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách sinh động… | 0,5 0,5 2,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
3.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7
Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về
3. Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
3.1 Đề thi giữa kì 1 Văn 7
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
1. Lưng mẹ còng rồiCau thì vẫn thẳngCau – ngọn xanh rờnMẹ - đầu bạc trắng 5. Cau ngày càng caoMẹ ngày một thấpCau gần với giờiMẹ gần với đất! 9. Ngày con còn béCau mẹ bổ tư(1)Giờ cau bổ tám(2)Mẹ còn ngại to! | 13. Một miếng cau khôKhô gầy như mẹCon nâng trên tayKhông cầm được lệ 17. Ngẩng hỏi giời vậy- Sao mẹ ta già?Không một lời đápMây bay về xa. (“Mẹ”, Đỗ Trung Lai, Sách Cánh diều) |
*Chú thích (1), (2) Bổ tư, bổ tám: bổ quả cau làm bốn miếng, tám miếng.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
A. Năm chữB. Tám chữC. Lục bátD. Bốn chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?
A. Biểu cảmB. Miêu tảC. Tự sựD. Nghị luận
Câu 3. Khổ thơ thứ nhất có sử dụng
A. Vần lưng: “Lưng-mẹ”B. Vần lưng: “Cau-đầu”C. Vần chân: “thẳng-trắng”D. Vần chân: “Cau-Cau”
Câu 4. Nhịp trong câu thơ thứ ba là
A. 2/2B. 2/1/1C. 1/3D. 3/1
Câu 5. Trong bài thơ có hai phó từ giống nhau lặp lại. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6. Phó từ “vẫn” trong câu thơ Cau thì vẫn thẳng
A. bổ sung ý nghĩa về sự phủ địnhB. bổ sung ý nghĩa về mức độC. bổ sung ý nghĩa về kết quảD. bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự
Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: vẫn, đã
Lưng mẹ ……còng rồi.
Câu 8. Bài thơ trên khuyên chúng ta điều gì?
A. Biết yêu quý cây cau.B. Biết quan tâm, chăm sóc, yêu thương mẹ.C. Biết cố gắng học tập.D. Biết tự chăm sóc bản thân.
Câu 9. Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tình cảm của người con dành cho mẹ?
Câu 10. Từ việc đọc hiểu bài thơ, em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi của người thân?
II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (Không được kể lại ngữ liệu đã có trong sách Ngữ văn 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo).
-------HẾT-------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | D | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | đã | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | Tình cảm của người con dành cho mẹ: dõi theo từng ngày sự gia nua của mẹ; cảm thấy xót đau khi mẹ ngày một già yếu đi. | 1,0 | |
10 | Cảm xúc khi nhận ra những thay đổi của người thân: + Lo lắng + Yêu thương | 0,5 0,5 | |
II. | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tư sự Mở bài giới thiệu được trải nghiệm, Thân bài triển khai được các sự việc, Kết bài nêu được ý nghĩa của câu chuyện. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0,25 | ||
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài (0.25 điểm): Dùng ngôi thứ nhất giới thiệu sơ lược về trải nghiệm; dẫn dắt chuyển ý gợi sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Thân bài (2.0 điểm): - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. - Kết hợp kể với tả và biểu cảm (Điều gì đã xảy ra? Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? Điều gì khiến em nhớ nhất qua trải nghiệm? Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?) Kết bài (0.25 điểm): Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. | 2,5 | ||
c. Chính tả, ngữ pháp:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.5 | ||
d. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0.5 | ||
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
3.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ/năm chữ | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Kể lại một nhân vật lịch sử | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ/năm chữ | Nhận biết: - Nhận biết thể thơ, phương thức biểu đạt. - Nhận biết vần, nhịp thơ - Nhận biết phó từ Thông hiểu: - Hiểu được nội dung bài thơ - Hiểu được thông điệp bài thơ Vận dụng: -Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ. - Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ. | 3 TN | 5 TN | 2 TL | |
2 | Viết | Kể lại một nhân vật lịch sử | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài tự sự. - Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể. - Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự. Thông hiểu: - Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện. - Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc: + Điều gì đã xảy ra? + Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? + Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện? Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | 1TL* | 1TL* | 1 TL* |
Tổng | 3TN | 5 TN | 2TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
* Chú thích: Phần viết có 01 câu bao hàm cả bốn cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
...............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 7
Từ khóa » đề Văn 2021 Lớp 7 Giữa Kì 1
-
Bộ đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 7 Môn Văn Năm Học 2021 - 2022
-
Bộ 20 Đề Thi Ngữ Văn Lớp 7 Giữa Học Kì 1 Năm 2021 Tải Nhiều Nhất
-
2 Bộ đề Thi Giữa Kì 1 Văn 7 2021 - Phần 1
-
[Năm 2021] Đề Thi Giữa Kì 1 Văn Lớp 7 Có Ma Trận Chi Tiết (20 đề)
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Văn Lớp 7 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (4 đề)
-
[Năm 2021] Đề Thi Giữa Kì 1 Ngữ Văn Lớp 7 Hà Nội Có đáp án (10 đề)
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 7 Môn Văn Có đáp án Năm 2020
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 7 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022
-
Tải Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 7 Môn Văn Có đáp án Năm 2020 - 123doc
-
Tổng Hợp 8 đề Thi Giữa Kì 1 Văn 7 Mới Nhất - Hỏi Gì 247
-
Top 15 đề Cương Môn Văn Lớp 7 Giữa Học Kì 1
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 7 Môn Văn
-
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Lớp 7 Môn Văn
-
List 28 đề Thi Giữa Kì Môn Văn Lớp 7 Bạn Nên Biết - Banmaynuocnong