Top 7 Các Loại đậu Tốt Cho Bé ăn Dặm Và Những Lợi ích Bất Ngờ
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng của các loại đậu đối với sức khỏe trẻ nhỏ rất đáng kinh ngạc. Chính vì vậy, khi con bước vào giai đoạn tập ăn, các loại đậu luôn là lựa chọn hàng đầu của mẹ. Thế nhưng, đâu là các loại đậu tốt cho bé ăn dặm, bé mấy tháng ăn được các loại đậu và nấu cháo các loại đậu cho bé ăn dặm như thế nào?
Đậu là thực phẩm giàu dinh dưỡng bởi trong đậu có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ và protein. Thế nhưng, với những bé mới bắt đầu ăn dặm thì việc thêm các loại đậu vào chế độ ăn của bé có phải là lựa chọn tốt? Đậu gì tốt cho bé ăn dặm? Nếu đang có những băn khoăn này, xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để hiểu hơn về tác dụng của các loại đậu đối với sức khỏe của bé.
Bé mấy tháng ăn được các loại đậu?
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, các loại đậu không phải là những thực phẩm đầu tiên mà bạn nên cho bé ăn bởi ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn toàn, do đó sẽ khó tiêu hóa đậu và khiến bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Chính vì vậy, bạn nên bắt đầu cho bé ăn cháo các loại đậu khi hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu quen với việc tiêu hóa thức ăn đặc, tức là khoảng từ 8 tháng đến 1 tuổi. Ngoài ra, bạn có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ để chọn thời điểm cho bé các loại đậu phù hợp nhất.
Top 7 các loại đậu tốt cho bé ăn dặm
Dưới đây là các loại đậu nấu cháo cho bé ăn dặm rất tốt cho sức khỏe:
1. Đậu cúc (đậu Pinto)
Đậu cúc rất giàu chất sắt nên đây là loại đậu rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền nhuyễn đậu trước khi cho bé ăn. Với những bé lớn hơn, bạn có thể luộc lên cho bé ăn hoặc trộn với các loại thực phẩm khác để tạo thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
2. Đậu gà
Tác dụng của đậu gà với trẻ em rất đáng kinh ngạc. Với hàm lượng canxi và axit folic cao, đậu gà rất tốt cho việc phát triển xương, não và tạo máu. Không những vậy, đậu gà còn chứa nhiều kẽm, sắt, protein, vitamin K và chất xơ, tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.
3. Đậu thận
Khi nói đến tác dụng của các loại đậu cho bé ăn dặm thì đậu thận là một trong loại tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua. Bởi loại đậu này có hàm lượng chất sắt, chất xơ và protein rất cao. Ngoài ra, đậu thận cũng rất mềm, bạn có thể dễ dàng nghiền nhuyễn và cho bé ăn.
4. Đậu đen
Đậu đen (đỗ đen) có thể là một món ăn rất bổ dưỡng cho bé bởi loại đậu này rất giàu protein, chất xơ, khoáng chất và vitamin như canxi, sắt, phốt pho, magie. Nhiều mẹ băn khoăn không biết trẻ mấy tháng ăn được đỗ đen hay nên nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm khi nào.
Thực tế, trẻ đã có thể bắt đầu dặm từ lúc 6 tháng nhưng do đỗ đen rất khó phân giải nên tốt nhất bạn đợi bé được 8 tháng – 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa đã cứng cáp hơn rồi hãy cho bé ăn.
5. Đậu xanh
Trẻ em ăn đậu xanh có tốt không? Bé mấy tháng ăn được đậu xanh? Đây là những thắc mắc rất phổ biến. Đậu xanh được mệnh danh là “thực phẩm vàng” cho sức khỏe trẻ nhỏ bởi loại đậu này rất giàu vitamin C, E, A giúp tăng hệ miễn dịch và cải thiện thị lực.
Ngoài ra, đậu xanh còn là nguồn cung cấp canxi và sắt, giúp hệ xương của bé phát triển tốt nhất, hạn chế nguy cơ thiếu máu. Bạn có thể nấu cháo đậu xanh cho bé ăn dặm khi bé được khoảng 8 tháng.
6. Đậu đỏ
Nhắc đến các loại đậu tốt cho bé ăn dặm thì không thể bỏ qua đậu đỏ. Đây là loại đậu rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Đậu đỏ rất giàu protein, khoáng chất, nhất là chất sắt nhưng lại chứa ít chất béo và cholesterol. Đặc biệt, trẻ nhỏ ăn đậu đỏ có thể nhận được nhiều chất xơ, giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.
Bé mấy tháng ăn được đậu đỏ? Bé 7 tháng ăn đậu đỏ được không? Cũng giống như các loại đậu khác, đậu đỏ cũng rất khó tiêu hóa nên nếu muốn nấu cháo đậu đỏ cho bé ăn dặm thì bạn nên đợi khi bé được khoảng 8 tháng.
7. Đậu ngự
Đậu ngự cho bé ăn dặm cũng là lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. Đậu ngự có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, đậu ngự cũng rất giàu chất xơ nên khi cho bé ăn cháo đậu ngự, bé sẽ ít gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón.
Tác dụng của các loại đậu đối với sức khỏe của bé
1. Hạn chế tăng cân
Các nghiên cứu đã chứng minh các loại đậu nấu cháo cho bé sẽ giúp bé cảm thấy no lâu và ít thèm đồ ăn vặt bởi các loại đậu này thường giàu protein và chất xơ, giúp duy trì cân nặng của bé ở mức ổn định.
2. Tác dụng của các loại đậu đối với tiêu hóa
Đậu thận và đậu xanh có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ rất lớn cho hệ tiêu hóa của bé. Đồng thời, ăn nhiều đậu còn giúp giảm nguy cơ bé gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đầy hơi…
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Các loại đậu thường rất giàu vitamin C, một dưỡng chất rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn và virus gây hại. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ việc kiểm soát các gốc tự do, từ đó giúp củng cố hệ miễn dịch cho bé.
4. Tác dụng của các loại đậu đối với việc tăng trưởng và phát triển
Đậu rất giàu axit folic, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu, giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Đặc biệt, axit folic còn tốt cho sự phát triển của não.
5. Cải thiện sự trao đổi chất
Các loại đậu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như alkaloid, flavonoid và anthocyanin, có công dụng tiêu diệt các gốc tự do được tạo ra trong quá trình trao đổi chất để tránh các gốc tự do này gây hại cho các tế bào cơ thể.
Mách mẹ cách nấu cháo các loại đậu cho bé ăn dặm
1. Cách nấu cháo đậu xanh cho bé ăn dặm với bí đỏ
Đây là một món ăn có công thức chế biến khá là đơn giản. Để nấu món ăn này, bạn cần chuẩn bị:
- 50g gạo
- 80g đậu xanh
- 200g bí đỏ
- Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm, đường, dầu ăn…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bí đỏ: gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch rồi cắt thành những miếng vuông nhỏ.
- Gạo và đậu xanh: Bạn trộn chung và đãi cho thật sạch, sau đó ngâm từ 4 – 6 tiếng cho nở mềm. Ngâm xong, bạn hãy phơi cho ráo nước rồi mới đem đi chế biến.
Bước 2: Chế biến
- Cho toàn bộ gạo, đậu xanh, bí đỏ vào nồi, thêm 800ml nước rồi nấu sôi lên. Sau khi sôi, bạn hạ nhỏ lửa và ninh liu riu cho đến khi các nguyên liệu mềm nhừ.
- Khi cháo đã nhừ, bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Đợi khi cháo nguội, bạn múc ra chén, thêm 1 thìa cà phê dầu ăn vào trộn đều và cho bé ăn.
2. Cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm với gạo nếp
Đậu đen là loại hạt có tính hàn, thanh mát và chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, cháo đậu đen gạo nếp là món ăn rất giàu dinh dưỡng mà bạn nên cho bé thử. Để chế biến món ăn này, bạn cần chuẩn bị:
- 1/3 lon gạo nếp
- 30g đậu đen
- Đường cát
Cách làm:
- Sau khi mua về, gạo và đậu đen nhặt bỏ hạt bị sâu, bị lép, sau đó vo sạch, ngâm với nước khoảng vài giờ để khi nấu gạo và đậu mềm nhanh hơn.
- Cho gạo và đậu đen vào nồi, thêm 1 lít nước và nấu sôi lên. Sau khi nấu sôi, bạn hạ nhỏ lửa và ninh liu riu cho đến khi gạo và đậu mềm.
- Khi cháo đã chín nhừ, bạn thêm một ít đường và nêm nếm cho vừa ăn theo khẩu vị của bé. Nếu đây là lần đầu bạn cho bé ăn, bạn có thể nêm ngọt một chút để bé dễ ăn hơn.
- Đợi cháo bớt nóng thì múc ra chén và cho bé thưởng thức. Bạn nên cho bé ăn khi cháo còn ấm.
3. Cháo đậu xanh cho bé ăn dặm với chim bồ câu và hạt sen
Trẻ sẽ nhận được nhiều tác dụng tốt của loại đậu nếu các loại đậu được nấu chung với các thực phẩm bổ dưỡng khác. Một sự kết hợp cực kỳ tốt cho sức khỏe của bé mà mẹ có thể thử là nấu cháo đậu xanh kết hợp với chim bồ câu và hat sen:
- Bồ câu ra ràng: 1 con
- Gạo nếp: 1 nắm
- Gạo tẻ: 1 nắm
- Đậu xanh cà vỏ: 1 nắm
- Hạt sen tươi: 100g (nếu dùng hạt sen khô thì cần 20 – 30g)
- Hành khô: 2 củ
- Rau mùi: vài nhánh nhỏ
- Gia vị.
Cách làm:
- Bạn nên nhờ người bán chim làm thịt chim giúp. Chim bồ câu mang về rửa với nước muối loãng cho sạch. Sau đó, bạn dùng dao sắc lọc lấy thịt chim, băm nhỏ. Xương để riêng ra hầm cùng cháo cho ngọt nước.
- Đậu xanh nhặt bỏ hạt mốc, đãi sạch.
- Hạt sen tươi: Dùng tăm loại bỏ tâm sen (nếu có), rửa sạch.
- Gạo tẻ và gạo nếp trộn với nhau rồi đãi sạch.
- Hành khô bóc vỏ, đập giập, bằm nhỏ.
- Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
- Nấu cháo chim bồ câu đậu xanh: Cho hạt sen, đậu xanh cùng với gạo vào nồi ninh cùng xương bồ câu với lượng nước vừa phải. Ninh cháo cho nhừ, hạt sen nở bung, hạt sen mềm thì vớt xương bỏ đi. Nêm nếm vừa ăn.
- Tiếp theo, bạn ướp thịt đã băm với nước mắm, hành khô băm nhỏ, chút xíu hạt nêm, đảo đều cho thấm gia vị, ướp khoảng 10 phút.
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành với chút dầu ăn. Dầu nóng già, cho thịt chim đã băm vào xào với lửa vừa. Nêm nếm lại cho vừa ăn để thịt chim dậy mùi thơm và vị ngọt. Thịt chín, săn lại, tắt bếp.
- Đổ thịt chim vào nồi cháo, nấu chừng 2 – 3 phút cho thịt mềm, cháo ngọt, nêm rau mùi cho thơm thì tắt bếp. Cháo nguội, múc cháo ra bát, bạn nên cho bé ăn khi cháo còn ấm vì cháo bồ câu để nguội ăn sẽ tanh, mất ngon.
4. Cách nấu cháo đậu ngự cho bé ăn dặm với thịt băm và trứng cút
Nếu băn khoăn không biết cháo đậu ngự nấu với gì cho bé ăn dặm ngon, bổ thì bạn có thể thử nấu với thịt băm và trứng cút theo công thức sau của Hello Bacsi. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nửa chén gạo
- 200g đậu ngự,
- 200 thịt băm
- 5 quả trứng cút
- Rau thơm, hành tím, gia vị.
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch ngâm nước 2-3 tiếng cho nở, bắt lên nấu với nước. Khi gạo hơi nở, cho đậu ngự đã lột vỏ và rửa sạch vào nấu cùng.
- Thịt băm đem ướp với gia vị vừa ăn, rồi xào sơ qua với vài củ hành tím để khử bớt mùi của thịt, sau đó cho vào nồi cháo
- Khi gạo nở, đậu mềm, cho trứng cút đã lột vỏ vào, tán nhuyễn, nêm gia vị. Múc ra tô và cho bé thưởng thức.
Ngoài những món cháo đậu cho bé ăn dặm kể trên, mẹ cũng có thể thử những cách chế biến sau:
- Xay nhuyễn đậu xanh đã hấp chín để chế biến thành món ăn dặm ngon cho bé
- Nghiền nhuyễn đậu đen luộc và trộn với một ít khoai lang đã được hấp chín mềm
- Thêm đậu pinto nghiền vào món hầm để món ăn có hương vị thơm ngon
- Nghiền nhuyễn đậu và trộn với một ít sữa chua để làm món ăn nhẹ cho bé.
- Nghiền nát một ít đậu đen luộc và trộn với các loại thực phẩm như cá, thịt heo để chế biến thành những món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe của bé.
Lưu ý khi thêm các loại đậu vào chế độ ăn của bé
Khi thêm các loại đậu cho bé ăn dặm, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tác dụng của các loại đậu chỉ phát huy tối đa nên bạn cho bé ăn vừa phải. Nếu ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy hơi do các loại đậu có hàm lượng protein và chất xơ cao.
- Nên xay nhuyễn các loại đậu trước khi cho bé ăn vì nếu không bé rất dễ bị mắc nghẹn.
- Cho bé ăn các loại đậu khô, được chế biến ở nhà thay vì các loại đậu đóng hộp, chế biến sẵn vì đa phần những sản phẩm này chứa nhiều chất bảo quản và muối. Nếu muốn sử dụng đậu đóng hộp, hãy rửa sạch để loại bớt lượng muối dư thừa hoặc tìm mua các sản phẩm chứa ít muối.
- Các loại đậu là món ăn khá an toàn cho bé, tuy nhiên, khi cho bé ăn lần đầu, bạn vẫn nên quan sát cẩn thận để xem bé có triệu chứng dị ứng hay không.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Các Loại Hạt đậu Tốt Cho Bé ăn Dặm
-
Top 10+ Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Tốt Nhất Giàu Dinh Dưỡng Mẹ Cần Biết
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
Tham Khảo 10 Loại Hạt ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất Hiện Nay - Tinhte
-
Top 10 Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng - BURINE
-
(Mẹ Có Biết) Các Loại đậu Tốt Cho Bé ăn Dặm? - KidsPlaza
-
Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Nên Cho ăn Loại Nào? - Fitobimbi
-
Các Loại đậu Tốt Cho Bé ăn Dặm Và Những điều Mẹ Nên Biết - ODPHUB
-
Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Cho Bé | Vinmec
-
Top 5 Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm - Thực Phẩm Organic
-
Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Bổ Dưỡng Và Mẹo Lựa Chọn Thông Thái
-
Top 10 Các Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Nhất Cho Bé ăn Dặm
-
10 Loại Hạt Dinh Dưỡng Rất Tốt Dành Cho Bé Ăn Dặm - Nut Garden
-
Các Loại Hạt Hữu Cơ Cho Bé ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng - Veggie
-
4 LOẠI HẠT DINH DƯỠNG HỮU CƯ TỐT CHO BÉ ĂN DẶM