TOP 7 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 9 Môn Văn Năm 2021 (Có Ma Trận, đáp án)

Đề thi học kì 1 Văn 9 năm 2024 - 2025 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 được biên soạn theo cấu trúc đề 4 điểm đọc hiểu kết hợp 6 điểm tập làm văn.

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 gồm 3 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo giúp các em có thêm nhiều đề ôn luyện làm quen với kiến thức để không còn bỡ ngỡ trước khi bước vào kì thi chính thức. Đồng thời giúp giáo viên tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh lớp 9 của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2024 - 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bộ đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 năm 2024 - 2025

  • 1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
    • Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9
    • Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn 9 
  • 2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều
    • Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9
    • Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 9
  • 3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9

PHÒNGGDĐTHUYỆN….. TRƯỜNGTHCS….

KIỂMTRA CUỐI HỌCINĂM HỌC: 2024 - 2025MÔNNGỮVĂN-LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC (6,0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.

Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:

- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:

- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:

- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…"

(Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)

Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).

Câu 1 (0,5 điểm). Dương Trạm thường răn Phạm Tử Hư về điều gì?

A. Tính hay nóng nảyB. Tính hay kiêu căngC. Tính hay bướng bỉnhD. Tính hay lười biếng

Câu 2 ( 0,5 điểm). Phạm Tử Hư đã ngụ ở đâu trong thời gian du học ở kinh?

A. Trong một ngôi chùaB. Trong một nhà dân bên bờ hồ TâyC. Trong một khách sạn lớnD. Trong một trường học

Câu 3 (0,5 điểm). Sau khi Dương Trạm chết, Phạm Tử Hư đã làm gì?

A. Quay trở về quêB. Đi thi ngay lập tứcC. Làm lều ở mả để chầu chựcD. Lập đền thờ thầy

Câu 4 (0,5 điểm). Phạm Tử Hư thấy gì vào buổi sáng trong áng sương mù?

A. Một cỗ xe trạmB. Một đám tán vàng kiệu ngọc bay lênC. Một nhóm người đi sănD. Một trận mưa rào

Câu 5 (0,5 điểm). Tại sao Dương Trạm lại có thể trở nên hiển hách như vậy sau khi chết?

A. Vì Trạm đã tích lũy nhiều của cảiB. Vì Trạm có quan hệ thân thiết với các quan lạiC. Vì Trạm đã xây dựng được nhiều ngôi chùaD. Vì Trạm giữ gìn đức tín thực và quý trọng những tờ giấy có chữ

Câu 6 (0,5 điểm). sao Dương Trạm không thể trò chuyện với Phạm Tử Hư ngay giữa đường?

A. Vì Dương Trạm đang bận công việc quan trọngB. Vì Dương Trạm không nhận ra Phạm Tử HưC. Vì giữa đường không phải là chỗ nói chuyệnD. Vì có nhiều người qua lại

Đáp án đúng: B. Vì giữa đường không phải là chỗ nói chuyện

Câu 7 (0,5 điểm). Điều gì khiến Phạm Tử Hư cảm thấy vui mừng khi gặp lại thầy của mình?

A. Thầy đã trở nên giàu cóB. Thầy đã có một gia đình hạnh phúcC. Thầy đã giúp Phạm Tử Hư thi đỗD. Thầy đã đạt được chức vụ cao trong Thiên cung

Câu 8 (0,5 điểm). Phạm Tử Hư đã chuẩn bị gì để đón tiếp Dương Trạm?

A. Một bữa tiệc lớnB. Rượu và thức nhắmC. Một bài thơ cảm tạD. Một bức tranh chân dung

Câu 9 (1,0 điểm). anh/chị tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào?

Câu 10 (1,0 điểm). Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?

Phần II: Viết (4,0 điểm).

“Tại mẹ nên con mới thế”, “Tại bạn ấy cứ đuổi nên con mới ngã”, “Tại trời mưa/tắc đường/hỏng xe… nên em đi học muộn”, “Tôi không thể làm xong báo cáo vì bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu…”, “Mất mùa là tại thiên tai…”,… Đó là hàng loạt chiêu đổ lỗi/né tránh của con người dù là trẻ con hay người trưởng thành trước khi nhận trách nhiệm của mình trong đó. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổi lỗi/né tránh trách nhiệm.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn 9

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.Đọc

1C0,5
2B0,5
3C0,5
4B0,5
5D0,5
6C0,5
7D0,5
8B0,5

9

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề: Những biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo:

- Tôn trọng, lễ phép, chăm học.

- Luôn nghĩ về công lao thầy cô, mong muốn được đền đáp.

- Người đi học cần rèn trước hết là đạo đức…

1,0

10

Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta. Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình.

1,0

II. Viết

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Thân bài:

- Thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm là gì?

“Đổ lỗi/né tránh trách nhiệm” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

- Biểu hiện của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm

+ Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu.

+ Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng.

+ Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề, giáo viên dạy khó hiểu…

- Nguyên nhân của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm

+ Do sự lười nhác, không cống hiến mà chỉ mong thụ hưởng của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ vẫn vô tâm, không tích cực ngăn chặn hoặc khác phục để hạn chế tổn hại.

+ Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Nhiều người chỉ vì quá hèn nhát, sợ hãi khi xảy ra sai lầm, họ đã trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, đổ lối cho người khác khiến cho hậu quả của hành động ấy còn lớn hơn hậu quả do sai làm ấy gây ra.

+ Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội.

+ Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác… Để vét đầy túi tham, nhiều kẻ đã bất chấp lương tâm, làm những việc tàn nhẫn chỉ để có được điều mình mong muốn.

- Hậu quả của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm

+ Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác.

+ Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng.

+ Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình.

+ Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển.

- Giải pháp khắc phục thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm

Dám nhận lỗi là một hành động dũng cảm, là sống có trách nhiệm đối với công việc, bản thân và người khác. Vì thế:

+ Bạn cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi.

+ Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm.

+ Ngoài ra, bạn và mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm có cơ hội được sửa sai.

+ Có nhiều người khi phạm phải lỗi lầm đã hèn nhát lẫn trốn và đổ lỗi cho người khác. Với những người như thế thật đáng lên án, bạn cần góp phần phát hiện, tố giác và cần thiết phải đề xuất xử lí kịp thời.

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Rút ra bài học cho bản thân

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

0,25

3

0,25

0,25

2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 Cánh diều

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9

PHÒNG GD&ĐT...........

TRƯỜNG THCS......................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM 2024 - 2025

MÔN NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất… có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.

(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa,

Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 36 – 37)

Câu 1. (1 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. (1 điểm) Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?

Câu 3. (1 điểm) Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?

Câu 4. (1 điểm) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Bệnh vô cảm.

Câu 2: (4,0 điểm)

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em biết

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 9

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1. – Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận.

Câu 2. – Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn.

Câu 3. – Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở…

Câu 4. Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc trước hiện tượng: có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Dưới đây là một gợi ý:

– Vấn đề được đưa ra ở câu nói là thực trạng kinh tế ngày càng phát triển đi lên nhưng nhân cách con người ngày càng xuống thấp.

– Đó là việc con người chỉ lo vun vén những lợi lộc, ích lợi cho bản thân (đặc biệt là về mặt kinh tế) mà quên đi việc rèn luyện, bồi đắp nhân cách bản thân mình.

– Đó là điều xã hội cần phải thay đổi.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng đế đã sinh ra vạn loài, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một thứ quý báu đó chính là tình cảm.

– Xã hội ngày càng phát triển, dường như con người càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

– Vô cảm là không có cảm xúc, xúc động, sống ích kỉ, lạnh lùng, thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động…

– Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú.

– Người bị bệnh vô cảm càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc.

b. Biểu hiện của bệnh vô cảm

– Bệnh vô cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Với những người thuộc vị trí khác nhau lại có những biểu hiện khác nhau:

+ Đối với những người có trọng trách trước cộng đồng: không quan tâm đến công việc của người dân; Một số người có quyền lực lại dựa vào quyền lực để ức hiếp nhân dân…

+ Đối với mỗi cá nhân: không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn trong khi mình có đủ điều kiện để giúp đỡ; có thái độ rẻ rúng, coi khinh những mảnh đời bất hạnh…

c. Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm

– Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.

– Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

d. Tác hại của bệnh vô cảm

– Bệnh vô cảm có những tác hại ghê gớm. Với từng vị trí, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, người mắc “bệnh vô cảm” sẽ gây ra hậu quả khác nhau.

– Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.

– Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Bệnh vô cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

– Người mắc “bệnh vô cảm” không được mọi người tin yêu, kính trọng.

e. Làm thế nào để chữa bệnh vô cảm?

– Mỗi cá nhân phải là một thành viên có trách nhiệm đối với những vấn đề chung của cộng đồng.

– Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…

– Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

3. Kết đoạn

– Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần tìm phương thuốc “đặc trị”. Cần phê phán những người mắc “bệnh vô cảm”.

– Bản thân cần sống hòa đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người bất hạnh. Ví dụ: ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, những người là nạn nhân của chất độc màu da cam, những trẻ mồ côi, người già… không nơi nương tựa.

Câu 2 (4.0 điểm)

a) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em muốn thuyết minh, giới thiệu.

  • Danh lam thắng cảnh đó tên là gì? Thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta?
  • Danh lam thắng cảnh đó có được nhiều người biết đến không? Đã từng đạt được giải thưởng hoặc danh hiệu nào?

b) Thân bài:

- Có những cách nào để di chuyển đến danh lam thắng cảnh đó? Bản thân em đã sử dụng cách di chuyển nào? Nêu cảm nhận của em.

- Danh lam thắng cảnh đó có những gì đặc sắc:

  • Về thời tiết, khí hậu, bầu không khí
  • Về cảnh quan như cây cối, núi đồi, sông biển, nhà cửa, kiến trúc…
  • Về các hoạt động diễn ra ở đó như lễ hội, ẩm thực, buôn bán…

(Chú ý kết hợp thêm các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm khi thuyết minh)

- Kể một số trải nghiệm thú vị của bản thân tại danh lam thắng cảnh đó

- Một số lưu ý quan trọng khi đến tham quan danh lam thắng cảnh đó, như:

  • thời gian nên đi trong năm (do các vấn đề về thời tiết, sự kiện lễ hội)
  • trang phục, giày dép (phù hợp với địa hình, hoạt động hoặc quy định…)

c) Kết bài:

  • Cảm nghĩ, suy nghĩ của em về danh làm thắng cảnh vừa thuyết minh
  • Mong muốn về sự gìn giữ, phát triển của danh lam thắng cảnh đó trong tương lai

3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Xem chi tiết đáp án và đề thi trong file tải về

Từ khóa » đề Thi Ngữ Văn Lớp 9 Hk1 Có đáp án