Top 8 Các Món ăn độc đáo Từ Trái Bần Chua Miền Tây (2022)
Có thể bạn quan tâm
Trái bần miền Tây là loại quả dại nhưng lại thấm đẫm tình người. Chính thiên nhiên đã ưu đãi cho miền Tây cảnh sắc non nước hữu tình lại còn ban tặng vô vàn các loại trái cây miền Tây đặc sắc. Trái bần là loại “trái nhà nghèo” làm nên những món ăn dân dã lại bình dị hấp dẫn nhiều thực khách. Cái vị chan chát ấy thế mà lại khiến con người ta nhớ mãi không nguôi.
Giới thiệu đôi nét về trái bần chua miền Tây 2024
Vào thời triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long (Nguyễn Ánh) đặt tên cho cây bần là cây thuỷ liễu. Tức cây liễu trong nước vì thân cây bần mỏng manh thanh thoát như cây liễu nhưng lại mọc dưới nước. Ngoài dùng để chế biến thành những món ăn đặc sản sông nước miền Tây. Cây bần còn có những công dụng bất ngờ khác. Theo đông y, phần lá bần và quả bần còn được dùng để làm thuốc. Lá bần giúp cầm máu, trong khi quả bần dùng để tiêu viêm, giảm đau. Thậm chí, người dân miền Tây trồng cây đước, cây bần bên bờ sông để tránh sóng lớn đập vào bờ gây nên sạt lở.Clip đi hái bần miền Tây cực vui
Trái bần là quả gì?
Nhiều người trái bần là quả gì. Bần là loại cây sống ở bùn nước, có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Dân gian vẫn thường nói rằng ở đâu có sông, có vàm, có cù lao… ở đấy có “rừng bần”. Do đó không khó để thấy những lùm cây bần mọc dại ven khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây bần còn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao tục ngữ Nam Bộ. Bởi nghĩa đen của loại cây này, bần tức khổ sở, nghèo hèn. “Bần gie đóm đậu sáng ngời, Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên.” Các loại bần miền Tây: Cây bần ở độ chừng 3 tuổi sẽ bắt đầu đâm hoa kết trái. Hoa bần có màu trắng pha chút hồng. Bần trổ hoa vào khoảng tháng sáu đến tháng chín âm lịch. Trái bần thì có hình tròn dẹt, đuôi nhọn, phần cuốn chỉa ra như cánh ngôi sao. Trái bần có 2 loại:Trái bần chua
Cây bần chua mọc nhiều tại các vùng bãi bồi ngập mặn với nhiều rễ thở (rễ phụ). mọc ở ven sông, trái to tròn mọng. Trái bần chua khi còn non thường cứng và giòn. Có vị chua và chát dù trái chín hay trái non do đó rất hợp với món canh chua.Trái bần ổi
Khác với cây bần chua, cây bần ổi chỉ sống được trên cạn ven sông với ít rễ thở. Thường được trồng hơn là mọc dại. Trái bần ổi có hương thơm hơn và vị ngọt hơn hẳn trái bần chua, do đó quả bần ổi được yêu thích hơn.Cách phân biệt trái bần ổi với trái bần chua
- Thân cây bần chua xù xì trong khi vỏ thân cây bần ổi trơn và có nhiều lớp tróc như vỏ cây ổi.
- Lá cây bần chua hình dài và thon mảnh hơn lá cây bần ổi.
- Phần cuốn – lá đài trái bần chua không ôm sát vào quả như trái đầm ổi.
Trái bần mua ở đâu?
Bất kỳ tỉnh nào của khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có trái bần, dọc theo bờ sông bạn có thể hái tuỳ thích. Đối với trái bần ổi du khách có thể mua tại vẫn phiên chợ, giá rất rẻ. Còn nếu bạn ở tỉnh thành khác, nhưng muốn nếm thử hương vị chua chua chan chát của trái bần thì phải tìm nơi bán bần miền Tây. Vậy thì trái bần bán ở đâu? Bạn có thể tham khảo cửa hàng Trái cây miệt vườn.- Địa chỉ: 103 CN11, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0901270291
- Giá: 55.000 VNĐ/kg.
Quả bần ăn như thế nào?
Quả bần ăn như thế nào là ngon và đúng điệu? Trái bần ngon nhất lúc còn non, trái có màu xanh nhạt vị chua và hơi chát. Trong khi trái già tới thì chua và chát hơn nhưng rất giòn. Còn khi chín, quả ngả màu hơi vàng vị chua chua ngọt ngọt lại rất vừa thơm. Quả bần rất dễ ăn, có thể ăn sống chấm mắm hoặc muối ớt. Ngon và cầu kỳ hơn chút, bần được chế biến và nấu chung với những nguyên liệu khác tạo nên thanh vị khó quên. Khi ăn chỉ cần gọt bỏ phần đuôi nhọn và phần cuốn thì bạn đã có thể thưởng thức ngay loại trái này.Các món ăn ngon từ trái bần chua
Người miền Tây thường không bỏ sót phần nào của cây bần. Từ trái tới hoa đều được chế biến thành những món ăn dân dã mà khó cưỡng. Những món ngon đặc sản khi nhắc bần gồm có
1. Món canh chua trái bần
Khác với me, dùng trái bần nấu canh chua sẽ cho ra vị chua thanh và mùi thơm rất khác biệt. Nấu canh chua quả bần rất đơn giản. Chọn những trái bần chín và to nhất đem đi rửa sạch, bỏ vỏ lấy phần thịt bên trong. Khi nước sôi, bỏ trực tiếp bần vào. Sau đó bỏ cá và nêm gia vị. Cá chín rồi thì cho thêm các loại rau vào. Bạn nên dùng rau muống, rau nhút, bông súng, bạc hà để món ăn được chuẩn vị hơn. Bên cạnh đó, thêm vào ít lát dứa và cà chua sẽ giúp nồi canh đẹp mắt hơn. Canh chua là món ăn rất thích hợp vào những ngày nắng nóng cần giải nhiệt cho cơ thể. Với công thức, cách chế biến và nguyên liệu đơn giản, không cầu kỳ. Canh chua trái là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người dân miền sông nước.2. Món cá kho bần
Nếu bạn thuộc tuýp người trước giờ chỉ biết món thịt xào chua ngọt, mực xào dứa… Chứ chưa từng thử qua món cá kho nào có vị chua thì phải thử ngay món ăn này. Loại cá dùng để kho với bần thường là cá lóc và cá bông lau. Đây là món hao cơm nhất, đến những vị khách khó chiều cũng phải mủi lòng trước vị đậm đà mà chua nhẹ của cá kho bần. Theo người dân miền Tây, có 2 cách để nấu món cá kho bần:- Cách đầu tiên: bạn chế biến và nêm nếm gia vị như những món cá kho bình thường. Khác ở chỗ, đợi đến khi cá đã chín và ngấm gia vị rồi thì mới dầm trái bần với nước ấm.Chắt bỏ hạt, lấy nước rồi cho vào nồi cá kho. Nấu tiếp đến khi lượng nước cạn thấm vào cá là được.
- Cách thứ hai: dùng bần chín kho chung với cá. Khi kho cá gần chín tới, bạn cho nguyên trái bần đã sơ chế vào. Đến lúc ăn thì dầm ra ăn chung với cá.
3. Trái bần chấm mắm
Quả bần sống ăn vừa chua vừa chát nhưng lại rất giòn. Còn quả bần già vừa tới thịt nhiều, ít hạt và có vị chua đậm. Chỉ cần bỏ cuốn đi, chấm với muối ớt thôi cũng đã “đủ cơn thèm”. Sang hơn chút, lựa trái bần chín già, cắt lát mỏng ăn cùng chuối chát, khế chua và ít đọt rau. Chấm với mắm sống như mắm cá sặc, mắm cá linh, cá lóc… hao cơm không kém món cá kho bần. Vào mùa nước nổi, ngồi thả nổi xuồng trôi theo lạch mà hái trái bần miền Tây chấm mắm. Vị chua chan chán của trái bần hoà quyện với vị mặn nồng của mắm. Chỉ là món quê mộc mạc ăn chơi thôi mà nếm thử một lần, nhớ hương đọng lại mãi mãi.4. Lẩu bần chua
Nhắc đến lẩu bần – đặc sản miền Tây phải nhắc đến Lẩu cá tra nấu với trái bần – đặc sản Cần Thơ. Vị cá beo béo ăn cùng nước lẩu chua chua rất thanh vị. Tuỳ vào mỗi mùa, bạn có thể thay cá tra bằng các loại cá khác như basa, diêu hồng hay cá ngát. Thậm chí có thể dùng ba ba hay cua đồng để nấu với bần đều có vị ngon không cưỡng nổi. Bên cạnh đó, các loại rau ăn kèm với lẩu bần cần có bông so đũa, bắp chuối bào sợi, cọng bông súng… Đặc biệt bông điên điển không thể thiếu đối với món lẩu bần này. Cách nấu lẩu bần giống như cách nấu canh chua trái bần. Khác ở chỗ lẩu bần ăn ngon nhất phải dọn lên bếp, ăn tới đâu cho cá, rau vào đến đấy. Nóng hổi bừng bừng, bốc khói đến tận cuối bữa ăn. Bún ăn kèm cũng phải lựa bún sợi nhỏ mới đúng chuẩn dân miền Tây.5. Gỏi bông bần
Bông bần có màu trắng pha chút hồng, vào mùa nở rộ cánh hoa xoè rộng rất đẹp. Người dân miền Tây hái búp bông bần hoặc bông vừa hé nở về tách ra, lấy cánh bỏ cùi và trái nhỏ bên trong. Sau đó đem ngâm nước muối, để ráo rồi dùng trộn gỏi với thịt heo hay hải sản đều ngon. Nêm thêm chanh, đường và các gia vị khác. Vị gỏi chuẩn phải đủ vị chua, vị ngọt thì mới đủ níu lòng du khách mỗi khi về miền Tây.
6. Chuột đồng xào đọt bần
Nghe tên món chuột đồng xào đọt bần có vẻ hơi đáng sợ, nhưng thực chất thịt chuột đồng rất béo và dai. Ăn cùng với đọt bần có vị chua nhẹ chát chát, tưởng chừng khó nuốt lại hoà quyện bất ngờ, ngon đến khó cưỡng. Thịt chuột sau khi làm sạch, ướp với chút gia vị như hành tím và ớt băm nhuyễn, chút muối, đường, tiêu… cho thấm. Sau đó nấu lên cho chín rồi cho đọt bần vào xào đều đến khi đọt bần ngã màu nâu sẫm lại. Chuột đồng xào đọt bần này mà làm món lai rai cùng bè bạn thì ngon phải biết.7. Mứt bần miền Tây
Là bột bần lấy từ trái bần chín. Hòa với đường phèn để làm món mứt có một không hai với vị chua chua và mùi thơm đặc trưng của loại trái này. Mứt bần dùng để ăn ngay hoặc cho thêm đá đã có ngay món nước giải khát thanh nhiệt cơ thể.
8. Trái bần dầm mắm chấm rau
Nếu Quãng Ngãi có món trứng vịt dầm mắm chấm bắp cải luộc. Thì miền Tây sông nước có món bần dầm mắm kích thích vị giác. Trái bần dầm mắm phải là trái chín dầm chung với nước mắm, thêm ớt, đường… Vị chua của trái bần không ngắt như me và hắt như chanh mà nó có vị chua thanh nhẹ. Dùng chấm rau muống hay đọt rau lang luộc rất bắt cơm. Trái bần mộc mạc, hoang dại từ lâu đã chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gọi bần là đặc sản trứ danh miền đất phương Nam quả không ngoa chút nào.Các tour miền Tây từ Sài Gòn nổi bật
- Tour miền Tây 1 ngày
- Tour miền Tây 2 ngày 1 đêm
- Tour miền Tây 3 ngày 2 đêm
- Tour miền Tây 4 ngày 3 đêm
- Tour Sài Gòn Nam Du 2 ngày 1 đêm
- Tour Hòn Sơn từ Sài Gòn 2 ngày 1 đêm
- Tour Sài Gòn Côn Đảo 2 ngày 1 đêm
Từ khóa » Cây Bần Miền Tây
-
Cây Bần ở Miền Tây Nam Bộ
-
Cây Bần Đặc Sản Đồng Quê! - Mekong Delta Explorer Travel
-
Trái Bần Là Trái Gì? Trái Bần Có Mấy Loại, Nơi Mua, ăn Với Gì Ngon
-
Cây Bần Đặc Sản Đồng Quê - CHỢ NỔI CẦN THƠ
-
Cây Bần Giá Trị Dược Liệu Và ẩm Thực Trong đời Sống Người Miền Tây
-
Những Công Dụng Của Trái Bần, Càng ăn Càng Mê - Báo Phụ Nữ
-
Các Món Ngon Từ Trái Bần đặc Sản Miền Tây
-
Trái Bần, đặc Sản Miền Tây Mùa Nước Nổi - YouTube
-
Du Lịch Về Miền Tây: Tần Ngần ăn Trái Bần Chua | Viet Fun Travel
-
Cây Bần Những Công Dụng Và Tác Dụng Chữa Bệnh - Đông Y
-
Loại Quả Nhiều Tên Gọi Nhất Việt Nam, Người Miền Tây "nhìn Quen ...
-
Nơi Nào được Gọi Là Xứ Bần Của Miền Tây?
-
Về Miền Tây Tần Ngần ăn Trái Bần Chua