TP.HCM: Lý Giải Nguyên Nhân Hiện Tượng Sương Mù Dày đặc
Có thể bạn quan tâm
Liên quan đến việc xuất hiện hiện tượng mù quang hóa ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người dân trong những ngày gần đây, chiều 25/9, Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT TP.HCM) đã có báo cáo xung quanh vấn đề này.
Theo cơ quan này, tình trạng mù quang hóa diễn ra những ngày qua do hoạt động của dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống khiến thời tiết tại TP.HCM luôn ở trạng thái nhiều mây, không có nắng, nền nhiệt thấp, có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết khiến hơi nước bám vào nên xuất hiện sương mù.
Bên cạnh đó, do trời không nắng, không có đủ bức xạ làm nóng mặt đất, tạo ra lớp nghịch nhiệt làm cho các khí ô nhiễm (phát thải từ hoạt động giao thông, công nghiệp và sinh hoạt của người dân…) nằm lớp sát mặt đất không phát tán lên cao được khiến cho lớp mù này càng dày đặc, lâu tan.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9/2019 đến nay có xảy ra tình trạng cháy rừng trên diện rộng tại khu vực đảo Sumatra và Kalimantan thuộc Indonesia gây ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Malaysia và Singapore. Theo một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng việc cháy rừng tại Indonesia gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của TP.HCM trong những ngày vừa qua.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Quan trắc TN&MT TP.HCM, qua tìm hiểu về tình hình phát tán khói mù do cháy rừng ở Indonesia từ ngày 1/9 - 23/9/2019 do Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành ASEAN (AMSC) thực hiện và thông tin do Đài KTTV Khu vực Nam bộ cung cấp về việc chưa ghi nhận được hiện tượng mù tại các trạm quan trắc ở Phú Quốc, Thổ Chu và Côn Đảo nên khả năng đây không phải là nguyên nhân chính cho hiện tượng mù quang hóa diễn ra trong những ngày gần đây.
Trong khi đó, kết quả quan trắc tại 30 vị trí quan trắc môi trường không khí trong tháng 9/2019 cho thấy: Chất lượng môi trường không khí từ ngày 3/9 đến ngày 20/9 có sự gia tăng đột biến các chất ô nhiễm. Đặc biệt, trong các ngày 18 - 20/9, cao nhất là ngày 20/9, mức tăng các chất ô nhiễm được ghi nhận như sau: bụi lơ lửng (2,19 lần), PM10 (tăng 1,9 lần), NO2 (tăng 1,4 lần), CO (tăng 1,4 lần), PM2.5 (tăng 2,2 lần). Các thông số bụi lơ lửng, PM10, PM2.5 có tỷ lệ vượt chuẩn tăng cao trong ngày 20/9 với các mức lần lượt là 505, 25%, 50%.
Theo Trung tâm Quan trắc TN&MT TP.HCM, khi dãy hội tụ nhiệt đới không còn, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế, mây mù giảm, bức xạ mặt trời mạnh làm giảm và loại bỏ hoàn toàn lớp nghịch nhiệt dấn đến việc hòa trộn theo phương thẳng đứng và khuếch tán các chất ô nhiễm được tăng cường thì tình hình mù quang hóa sẽ được cải thiện, theo đó chất lượng môi trường không khí sẽ được cải thiện trong vài ngày tới.
Cũng theo cơ quan này, hiện tượng mù khô quang hóa có thể phát hiện, dự báo và khuyến cáo người dân sớm. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chỉ thực hiện quan trắc thủ công gián đoạn và chưa được chia sẻ dữ liệu và các báo cáo về tình hình diễn ra nghịch nhiệt từ các cơ quan khí tượng nên việc đánh giá chất lượng và khuyến cáo người dân còn hạn chế.
Trong thời gian tới, Sở TN&MT TP.HCM sẽ đẩy nhanh thực hiện Đề án phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời, khẩn trương triển khai dự án “Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc môi trường tại TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020” kịp tiến độ đề ra để có thể đánh giá chính xác, kịp thời về hiện tượng mù quang hóa nói riêng và hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí nói chung.
Những điều cần chú ý khi có hiện tượng mù quang hóa
Hiện tượng mù quang hóa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ gây các bệnh về hô hấp, mắt. Do đó, trong những ngày xảy ra hiện tượng mù quang hóa, Trung tâm Quan trắc TN&MT TP.HCM khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn tuổi hạn chế ra ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động thể thao ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài cần đeo khẩu trang, kính che toàn bộ mắt và che chắn khi tiếp xúc trực tiếp với sương mù ô nhiễm.
Khi tham gia giao thông, đặc biệt là trên các đường xa lộ, cao tốc người sử dụng phương tiện nên hạn chế tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, bật đén sương mù… để đảm bảo an toàn giao thông. Nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý; tăng cường vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi, hệ thống chiếu sáng và làm thông thoáng môi trường sống; hạn chế phơi thực phẩm, quần áo; hạn chế sử dụng nước mưa.
Từ khóa » Khói Quang Hóa ở Việt Nam
-
Sương Khói – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiện Tượng Mù Quang Hóa Gây ô Nhiễm Không Khí Tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hiện Tượng Mù Quang Hóa Và Giải Pháp Phòng Tránh
-
Hiện Tượng Mù Quang Hóa Gây ô Nhiễm Không Khí Tại TP Hồ Chí Minh
-
Cảnh Báo Sương Mù Quang Hóa đang 'bủa Vây' Hà Nội Và Sài Gòn
-
Mù Quang Hóa - Thủ Phạm Thứ Hai Gây Sương Mù Giữa Mùa Hè
-
Sương Mù Quang Hóa Là Gì? Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
-
KHÓI MÙ QUANG HÓA - MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
-
Sương Mù Nguy Hiểm ở TP.HCM Có Tính Chu Kỳ - PLO
-
Hiện Tượng Khói Mù Quang Hóa | Khái Niệm Hoá Học
-
Tranh Cãi Về Nguyên Nhân Khói Mù ở Hà Nội - VnExpress
-
Sương Mù Quang Hóa Gây Hậu Quá Khó Lường Cho Sức Khỏe
-
Ô Nhiễm Bụi Và Sương Mù Quang Hóa Là Hiện Tượng Thường Gặp Lúc ...