Tranh Cãi Về Nguyên Nhân Khói Mù ở Hà Nội - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
"Khói rơm rạ sẽ không phát tán mạnh nếu không có gió thật lớn. Mặt khác khói rơm rạ mà vào thành phố thì phải đi kèm với lượng than đen bám vào lá cây hoặc vật dụng nào đó", tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, giảng viên khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nói.
"Nhưng tối qua chúng ta không hề thấy gió lớn, hay lớp đen than bụi bám vào, cũng không ngửi thấy mùi khét hay rát cổ".
Tiến sĩ Hòe cũng khẳng định, hiện tượng khói mù ở Hà Nội trong mấy năm gần đây là không phải do đốt rơm rạ của người nông dân, mà là hiện tượng mù quang hóa, hay còn gọi là nghịch nhiệt.
"Khí nóng ở phía tây vào Việt Nam tạo ra khối nóng trên cao đến 3.000m, dẫn đến hiện tượng không khí mặt đất nóng, nhưng phía trên cao còn nóng hơn, không thể đối lưu được. Chất độc hại từ tầng bên dưới không thoát lên được, nên tích tụ lại thành khói độc", ông Hòe giải thích.
"Ở Hà Nội, nhà cao tầng quá nhiều khiến sự lưu thông khí kém hơn, trong khi đó mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao do khí thải độc hại từ động cơ và khu công nghiệp nên dễ gây ra mù quang hóa".
Khói mù bao phủ Hà Nội tối qua. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Đồng tình quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Lan Châu, nguyên phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cho rằng, khói mù ở Hà Nội là hiện tượng mù quang hóa thường xảy ra vào mùa hè do nhiệt độ quá nóng. Mấy năm gần đây, sau mỗi đợt nắng nóng ở Hà Nội lại thấy xuất hiện hiện khói mù.
Tiến sĩ Châu nói rằng, hiện tượng mù quang hóa xảy ra ở nhiều đô thị trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam, do khí thải từ các phương tiện, nhà máy, đường sá nhà cửa được bê tông hóa nhiều nên nhiệt độ tăng. Các nước trên thế giới như Australia và Nhật, đặc biệt ở Tokyo, nền nhiệt độ vượt quá 30 độ C sẽ xuất hiện mù quang hóa.
Tiến sĩ Châu cho biết, theo nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế thì dưới tác động của ánh nắng mặt trời, các hợp chất như nitrogen oxides, hydrocarbon và oxy tương tác hóa học để tạo ra các tác nhân oxy hóa mạnh như ozone (O3) và peroxyacetyl nitrate (PAN). Sau đó, các phản ứng liên quan sẽ tạo thành các gốc tự do có hoạt tính cao và hỗn hợp các tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp sẽ tạo ra mù quang hóa.
Hiện tượng mù quang hóa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, mắt. Về việc hiện tượng mù quang hóa thường gặp đúng vào thời điểm đốt rơm rạ của người dân, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là sự trùng lặp.
Theo tiến sĩ Hòe, hiện tượng mù quang hóa rất khó bị khống chế. "Ở nhà đóng kín cửa hay đi ra ngoài đường đều khó có thể tránh hiện tượng này vì cả bầu trời không khí bao phủ xung quanh".
"Vào thời điểm gặp hiện tượng này, các gia đình nên bật quạt hoặc điều hòa để lưu thông không khí bớt ngột ngạt hơn. Nhưng về lâu dài muốn giảm ô nhiễm không khí chỉ còn cách hạn chế lượng xe dùng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường công tác xử lý khỏi thải ở các cơ sở sản xuất", tiến sĩ Hòe nói.
Vài năm trở lại đây, cứ vào mùa thu hoạch, khói mù bao phủ Hà Nội. Vì thế có nhiều chuyên gia cho rằng khói này là do đốt rơm rạ. Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương đồng tình với nhận định này. Một cán bộ trung tâm nói rằng nếu là mù quang hóa thì phải diễn ra trong khoảng thời gian dài, chứ không chỉ vài tiếng như thế.
Hương Thu
Từ khóa » Khói Quang Hóa ở Việt Nam
-
Sương Khói – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiện Tượng Mù Quang Hóa Gây ô Nhiễm Không Khí Tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hiện Tượng Mù Quang Hóa Và Giải Pháp Phòng Tránh
-
Hiện Tượng Mù Quang Hóa Gây ô Nhiễm Không Khí Tại TP Hồ Chí Minh
-
Cảnh Báo Sương Mù Quang Hóa đang 'bủa Vây' Hà Nội Và Sài Gòn
-
Mù Quang Hóa - Thủ Phạm Thứ Hai Gây Sương Mù Giữa Mùa Hè
-
Sương Mù Quang Hóa Là Gì? Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
-
KHÓI MÙ QUANG HÓA - MÔI TRƯỜNG TÂN HUY HOÀNG
-
Sương Mù Nguy Hiểm ở TP.HCM Có Tính Chu Kỳ - PLO
-
TP.HCM: Lý Giải Nguyên Nhân Hiện Tượng Sương Mù Dày đặc
-
Hiện Tượng Khói Mù Quang Hóa | Khái Niệm Hoá Học
-
Sương Mù Quang Hóa Gây Hậu Quá Khó Lường Cho Sức Khỏe
-
Ô Nhiễm Bụi Và Sương Mù Quang Hóa Là Hiện Tượng Thường Gặp Lúc ...