TPHCM Sẽ Có Thêm 3 Thành Phố Trực Thuộc Thành Phố - Tiền Phong

Phát triển thẳng lên quận

Theo Kế hoạch xây dựng đề án đầu tư các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TPHCM) giai đoạn 2021-2030 do UBND TPHCM vừa ban hành, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ thành quận (hoặc thành phố thuộc thành phố) trước năm 2025; huyện Củ Chi và Cần Giờ thành quận trong giai đoạn 2025-2030.

Đánh giá của Sở Nội vụ TPHCM cho thấy, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ chủ yếu ở vị trí cửa ngõ thành phố, kết nối các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Những năm qua, các địa phương này tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu đô thị, hạ tầng, tuyến cao tốc đã và đang hình thành. Trình độ dân trí, lối sống đô thị được hình thành và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành.

Do đó, việc đầu tư xây dựng các huyện để lập đơn vị hành chính quận hoặc thành phố; chuyển các xã, thị trấn thuộc huyện thành phường là cần thiết, phù hợp Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

TPHCM sẽ có thêm 3 thành phố trực thuộc thành phố ảnh 1

Bình Chánh là địa phương đạt nhiều tiêu chí lên quận hoặc thành phố nhất với 26/30.

Trong 5 huyện ngoại thành, Bình Chánh là địa phương đạt nhiều tiêu chí lên quận hoặc thành phố nhất với 26/30. Ông Trần Văn Nam, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh cho biết, mô hình chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính của huyện, xã không còn phù hợp tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế xã hội Bình Chánh nên huyện đặt mục tiêu chuyển lên thành phố vào năm 2025.

Cụ thể, Bình Chánh có diện tích rộng thứ 3 của TPHCM, chỉ sau Cần Giờ và Củ Chi. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa không đều, trong khi xã Bình Hưng phát triển nhà cửa rất nhanh thì xã Bình Lợi thuần nông. Điều này phù hợp tiêu chí của thành phố là vừa có phường, vừa có xã, còn quận thì toàn bộ đơn vị hành chính là phường.

Để thực hiện mục tiêu lên thành phố, ông Nam cho rằng huyện cần đổi mới phương thức quản lý, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên. Địa phương sẽ tập trung giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, các vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt lĩnh vực nhà đất...

Về lộ trình triển khai, Bình Chánh đang rà soát lại các tiêu chí lên thành phố để xác định phân kỳ đầu tư 4 năm tới, ước tính kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản như giao thông, trường học... khoảng 44.000 tỷ đồng. Để huy động nguồn lực này, địa phương cần điều chỉnh quy hoạch phù hợp và tạo ra cơ chế thu hút đầu tư xã hội hóa, khai thác nguồn lực quỹ đất nông nghiệp.

Trong khi đó, nói về định hướng phát triển của Củ Chi, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quyết Thắng cho biết địa phương này sẽ phát triển theo hướng đô thị sinh thái, là thành phố trực thuộc TPHCM chứ không lên quận.

Theo ông Thắng, lên thành phố Củ Chi sẽ không bỏ đất nông nghiệp. Địa phương này có nguồn lực đất đai kết hợp nguồn lực huy động bên ngoài để phát triển theo hướng đô thị thông minh, sinh thái, phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.

Tương tự, định hướng của TPHCM đến năm 2030, Cần Giờ sẽ phát triển thành thành phố nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch. Huyện đang phối hợp các sở ngành xây dựng đề án, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư.

Cần cơ chế đặc thù

Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) cho biết, các thành phố trực thuộc Trung ương đang có cơ chế để thực hiện chính quyền đô thị, nên trong thành phố có thành phố trực thuộc là chuyện bình thường. Ngoài TP.Thủ Đức, TPHCM cũng có thể thành lập thành phố Tây Bắc gồm huyện Củ Chi và Hóc Môn để khai thác quỹ đất nông nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đây là điều cần thiết để giãn dân, thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khi nơi đây có địa hình cao.

TPHCM sẽ có thêm 3 thành phố trực thuộc thành phố ảnh 2

Cần có cơ chế riêng để các thành phố trực thuộc thành phố phát triển.

“Thành phố có những tiêu chí khác với quận, mà khi trở thành thành phố, thành phố đó hoàn toàn có thể chủ động được các định hướng chỉ tiêu, mức độ đô thị hóa riêng, phát huy hiệu quả về đất đai, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và diện mạo đô thị. Nếu không làm được như vậy sẽ có tác dụng ngược khi gom các quận huyện vào chung một chỗ sẽ tạo ra một bộ máy cồng kềnh, chậm chạp”, ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA cũng nói rằng, để các thành phố trực thuộc này phát huy tác dụng thì cần một cơ chế lớn nhất, cơ chế đặc thù, vượt trội để thu hút đầu tư hạ tầng, khai thác các quỹ đất, phát triển y tế, giáo dục... tương xứng. Đơn giản như việc cấp sổ đỏ cho người dân và doanh nghiệp, có thể phân quyền cho nơi đây được tự cấp mà không cần phải thông qua Sở Tài nguyên Môi trường. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm rộng hơn so với thẩm quyền của chủ tịch các quận huyện hiện nay về tự quyết ngân sách, tự bổ nhiệm cán bộ, tự điều hành và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố.

Trước năm 2030, dự kiến 5 huyện ngoại thành của TPHCM sẽ lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố. Tuy nhiên, so với 30 tiêu chí của cấp quận thì huyện Hóc Môn mới đạt 23/30 tiêu chí, Bình Chánh đạt 26/30, Nhà Bè 23/30, Củ Chi 23/30 và huyện Cần Giờ đạt 19/30.

Tập trung đưa huyện Đông Anh và Gia Lâm sớm lên quận
Tập trung đưa huyện Đông Anh và Gia Lâm sớm lên quận 01/12/2021
Năm huyện ở Hà Nội dự kiến lên quận vào 2025
Năm huyện ở Hà Nội dự kiến lên quận vào 2025 02/09/2021
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu kết luận hội nghị
Hà Nội: 5 huyện dự định lên quận đều chưa đạt tiêu chí cân đối thu, chi 02/06/2021
Móng tòa nhà chung cư dự án An Lạc Green Symphony thi công không phép chỉ bị lập biên bản khi có sự phản ánh của báo chí. Ảnh: Hiểu Minh
Huyện chuẩn bị lên quận: 'Bùng nổ' xây dựng không phép, sai phép 29/04/2021
Hoài Đức là một trong 5 huyện được phê duyệt phát triển thành quận trong tương lai
Chủ tịch Hà Nội làm Trưởng Ban chỉ đạo đưa 5 huyện lên quận 24/04/2021 Duy Quang

Từ khóa » Tỉnh Lên Thành Phố Hồ Chí Minh