TPM Là Gì? Và đây Là Lý Do Bạn Cần Nó Cho Windows 11

Mục lục nội dung[xem]
    1. TPM là gì và nó hoạt động như thế nào?
    2. Cách kiểm tra máy tính có TPM không?
    3. Phải làm gì nếu laptop không có TPM 2.0?

TPM là gì? Và đây là lý do bạn cần nó cho Windows 11

TPM là gì? Và đây là lý do bạn cần nó cho Windows 11

TPM là gì và nó hoạt động như thế nào?

TPM là chip được tích hợp vào bo mạch chủ máy tính hoặc trực tiếp vào CPU. Chức năng của nó là mã hóa bảo vệ, thông tin đăng nhập của người dùng và các dữ liệu khác thông qua phần cứng thay vì chỉ ở cấp độ phần mềm như trước đây.

TPM là gì và nó hoạt động như thế nào?

TPM là gì và nó hoạt động như thế nào?

TPM có thể được sử dụng để hỗ trợ mã hóa dữ liệu của Windows như BitLocker hoặc ngăn chặn cách hành động phá mật khẩu truyền thống theo kiểu sử dụng dữ liệu có sẵn. Thực tế, chip TPM 1.2 đã xuất hiện từ năm 2011, nhưng thường chỉ được sử dụng trên trong laptop và PC của các chuyên gia IT.

Dễ dàng thấy được, Microsoft muốn nâng cấp mức độ bảo vệ cho mọi người dùng Windows, ngay cả khi giải pháp này cũng không thực sự hoàn hảo.

>> Xem thêm: Windows 11 Rò rỉ hàng loạt hình ảnh, tính năng trước ngày ra mắt

Chip TPM làm việc tốt với các hệ thống bảo mật khác trên PC từ đầu đọc dấu vân tay cho đến nhận dạng khuôn mặt Windows. Trong tương lai, không chỉ các phần mềm bảo mật sẽ yêu cầu TPM mà cả các chương trình như Outlook, Firefox và Chrome cũng vậy.

Cách kiểm tra máy tính có TPM không?

Có một số cách để kiểm tra xem máy tính của bạn có TPM hay không, như:

Bước 1: Trên Windows 10, nhấn Windows + Q, và tìm kiếm Windows Security.

Bước 2: Nhấn vào mục Device Security trong danh sách tùy chọn bên phải.

Cách kiểm tra máy tính có TPM không?

Cách kiểm tra máy tính có TPM không?

Tại đó, một cửa sổ khác sẽ xuất hiện cho biết thiết bị đã được cài đặt TPM hay chưa. Nó sẽ xuất hiện biểu tượng Security processor với một dấu kiểm nhỏ màu xanh lá cây bên cạnh. Nếu biểu tượng Security processor không có ở đó thì bạn chưa cài đặt TPM.

Dấu tích biểu tượng Security processor 

Dấu tích biểu tượng Security processor

>> Xem thêm: Microsoft ra mắt Windows 11 Cập nhật miễn phí, hỗ trợ chạy ứng dụng Android

Hoặc bạn có thể tham khảo cách khác để kiểm tra máy tính có TPM hay không:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R.

Bước 2: Nhập tpm.msc và nhấn Enter.

Cách kiểm tra máy tính có TPM không?

Cách kiểm tra máy tính có TPM không?

Nếu nó thông báo "Compatible TPM cannot be found" thì máy tính không có TPM hoặc có TPM 1.2 nhưng chưa được bật trong BIOS.

Máy tính chưa cài đặt TMP

Máy tính chưa cài đặt TMP

Cách cuối cùng là bạn sử dụng Windows PC Health Check kiểm tra máy tính có cài được Windows 11 hay không?

Phải làm gì nếu laptop không có TPM 2.0?

Đối với người dùng PC để thêm TPM thì cách tốt nhất là mua một mô-đun phần cứng tương thích với bo mạch chủ. Điều này có thể sẽ đẩy giá TPM tăng đáng kể từ trước khi Windows 11 ra mắt.

Phải làm gì nếu bạn không có TPM 2.0

Phải làm gì nếu bạn không có TPM 2.0

Trường hợp bạn sở hữu CPU mới được chế tạo sau 2014, thì có khả năng đã có tích hợp TPM. Mỗi nhà sản xuất vi xử lý sẽ trang bị công nghệ TPM khác nhau, với Intel sẽ là PTT và AMD Ryzen là fTPM.

Các bước để kích hoạt TPM cũng khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Nhưng nhìn chung, bạn sẽ cần khởi động lại máy tính và truy cập vào BIOS, tìm tính năng TPM và kích hoạt.

Vậy là bài viết đã trả lời câu hỏi TPM là gì và hướng dẫn bạn để kiểm tra máy tính của mình có hỗ trợ TPM hay không? Trong quá trình kích hoạt, bạn có gặp khó khăn gì khi thao tác? Chia sẻ ngay cho Sửa chữa Laptop 24h .com trong phần bình luận để sớm được tư vấn hỗ trợ nhé!

Từ khóa » Chip Tpm Là Gì