Trả Lời Bộ Câu Hỏi Về Luật Nhà ở Xã Hội Mới Nhất (cập Nhật 2020)
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này CenHomes sẽ trả lời những thông câu hỏi được nhiều người quan tâm về luật của nhà ở xã hội năm 2020.
Câu hỏi 1: Nhà ở xã hội có được bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng không?
Trả lời:
Quy định về nguyên tắc cho thuê, mua bán nhà ở xã hội tại điều 62 Luật nhà ở có ghi rõ:
- Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.
- Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.
- Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
- Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, nhà ở xã hội được bán, cho thuê và chuyển nhượng sau 5 năm và phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà.
Chọn mua nhà ở xã hội cần tìm hiểu rõ những quy định về pháp luật
Câu hỏi 2: Nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Trả lời:
Theo Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP:
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ sở hữu nhà ở xã hội không được chuyển nhượng trong trường hợp mua và sử dụng chưa đến 5 năm và chỉ được phép thế chấp và bán sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Câu hỏi 3: Nhà ở xã hội có sổ đỏ (sổ hồng) không?
Trả lời:
Theo quy định của nhà nước thì hợp đồng mua bán, nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng sẽ được chủ đầu tư trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của nhà nước thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bạn đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Hiệu lực được áp dụng từ tháng 6/2016. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể nhận được "sổ đỏ" nhà ở xã hội sau khi thanh toán 100% tiền giá trị nhà.
Câu hỏi 4: Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?
Trả lời:
Nhà ở xã hội cũng có nhưng quy đinh theo tiêu chuẩn như nhà ở thương mại, cụ thể theo Điều 55 Luật nhà ở 2014 quy định. Thời hạn sử dụng nhà ở dựa theo hai yếu tố:
- Cấp độ của công trình xây dựng.
- Kết quả kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở.
Cách tính thời hạn theo cấp độ công trình xây dựng theo đơn vị quản lý chất lượng được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD như sau:
- Công trình cấp 4 có niên hạn sử dụng dưới 20 năm.
- Công trình cấp 3 có niên hạn sử dụng từ 20 đến dưới 50 năm.
- Công trình cấp 2 có niên hạn sử dụng từ 50 đến 100 năm.
- Công trình cấp 1 có niên hạn sử dụng trên 100 năm.
Cụ thể, các cấp công trình được phân cấp như sau:
Như vậy, CenHomes đã giải đáp các câu hỏi liên quan đến nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm. Nếu bạn còn những câu hỏi khác chưa được giải đáp thì hãy liên hệ đến hotline để được chuyên gia CenHomes tư vấn. Trân trọng!
Từ khóa » Sổ đỏ Nhà ở Xã Hội
-
NHÀ Ở XÃ HỘI SỞ HỮU BAO LÂU? CÓ ĐƯỢC MUA BÁN ...
-
Gặp Khó Làm Sổ đỏ Căn Hộ Trong Dự án Nhà ở Xã Hội, Bộ Xây Dựng ...
-
Quy định Về Sổ Hồng Chung Cư Nhà ở Xã Hội Năm 2022 - Luật Sư X
-
Nhà ở Xã Hội Có Sổ Hồng Vĩnh Viễn Không Theo Quy định Mới?
-
Mua Nhà ở Xã Hội: Bao Lâu Thì được Bán Lại? - Thư Viện Pháp Luật
-
Mua Nhà ở Xã Hội Có Cần Sổ đỏ (giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Thủ Tục Mua Nhà ở Xã Hội Mới Nhất 2021
-
Sau Khi Mua Nhà ở Xã Hội Bao Lâu Sẽ được Bán? - LuatVietnam
-
Bạn Có Thể Mất Trắng Nếu Không Biết Quy định Mua Bán Nhà ở Xã Hội
-
Trình Tự, Thủ Tục Khi Mua Nhà ở Xã Hội Theo Quy định Hiện Hàng
-
Cấp GCN Quyền Sở Hữu Nhà ở Cho Người Mua Nhà ở Xã Hội Thế Nào?
-
Thời Hạn Sở Hữu Nhà ở Xã Hội Là Bao Lâu ? Có được Thực Hiện Mua ...
-
?Nhà ở Xã Hội Là Gì? Đối Tượng, Quy định Nhà Nước Về Nhà Xã Hội