Trắc Nghiệm địa Lí 7 Bài 5: Đới Nóng. Môi Trường Xích đạo ẩm

Câu 1: Đới nóng có vị trí trong khoảng từ đâu đến đâu?

  • A. Xích đạo đến Chí tuyến Bắc
  • B. Xích đạo đến Chí tuyến Nam.
  • C. Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam
  • D. Chí tuyến Bắc đến Vòng cực Bắc.

Câu 2: Môi trường có lượng mưa nhiều nhất ở đới nóng là:

  • A. Xích đạo ẩm
  • B. Nhiệt đới
  • C. Nhiệt đới gió mùa
  • D. Hoang mạc.

Câu 3: Đâu không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?

  • A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm.
  • B. Biên độ nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30C).
  • C. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa tăng dần từ xích đạo về hai cực.
  • D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%.

Câu 4: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?

  • A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.
  • B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.
  • C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
  • D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.

Câu 5: Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là:

  • A. Xích đạo ẩm
  • B. Nhiệt đới
  • C. Nhiệt đới gió mùa
  • D. Hoang mạc

Câu 6: Thảm thực vật điển hình cho môi trường xích đạo ẩm là:

  • a. Xa van
  • b. Rừng rậm
  • c. Rừng thưa
  • d. Rừng cây lá rộng.

Câu 7: Quan sát hình 5.1 (SGK) Việt Nam nằm ở môi trường:

  • A. Xích đạo ẩm
  • B. Nhiệt đới gió mùa
  • C. Nhiệt đới
  • D. Hoang mạc

Câu 8: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là:

  • A. Gió Tây ôn đới.
  • B. Gió Tín phong.
  • C. Gió mùa.
  • D. Gió Đông cực.

Câu 9: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?

  • A. Môi trường xích đạo ẩm.
  • B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
  • C. Môi trường nhiệt đới.
  • D. Môi trường địa trung hải.

Câu 10: Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của:

  • A. môi trường nhiệt đới.
  • B. môi trường xích đạo ẩm.
  • C. môi trường nhiệt đới gió mùa.
  • D. môi trường hoang mạc.

Câu 11: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là:

  • A. lạnh, khô.
  • B. nóng, ẩm.
  • C. khô, nóng.
  • D. lạnh, ẩm.

Câu 12: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:

  • A. xa van, cây bụi lá cứng.
  • B. rừng lá kim.
  • C. rừng rậm xanh quanh năm.
  • D. rừng lá rộng.

Câu 13: Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?

  • A. Rừng rậm nhiệt đới
  • B. Rừng rậm xanh quanh năm
  • C. Rừng thưa và xa van
  • D. Rừng ngập mặn

Câu 14: Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:

  • A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.
  • B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.
  • C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.
  • D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.

Câu 15: Đới nóng có mấy kiểu môi trường?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 16: Kiểu môi trường nào có rừng rậm xanh quanh năm, động thực vật phong phú?

  • A. Xích đạo ẩm
  • B. Nhiệt đới
  • C. Nhiệt đới gió mùa
  • D. Hoang mạc

Câu 17: Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm:

  • A. Nóng và ẩm quanh năm
  • B. Nắng nóng và mưa nhiều quanh năm
  • C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hơn 10°c
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Từ khóa » để Nóng Có Vị Trí Trong Khoảng Từ đâu đến đâu