Trắc Nghiệm GDCD 9 Học Kì 1 Có đáp án (Phần 1) - TopLoigiai

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tiết kiệm.

Đáp án C

Câu 2: Biểu hiện của chí công vô tư là ?

A. Không phân biệt nam hay nữ.

B. Không phân biệt giàu hay nghèo.

C. Không phân biệt tôn giáo.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 3: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.

B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.

C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 4: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính Chí công vô tư.

Đáp án D

Câu 5: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Q là người không công bằng.

B. Q là người trung thực.

C. Q là người láu cá.

D. Q là người khiêm nhường.

Đáp án A

Câu 6: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. N là người tự chủ.

B. N là người trung thực.

C. N người thật thà.

D. N là người tôn trọng người khác.

Đáp án A

Câu 7:Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Đáp án D

Câu 8: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.

B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.

D. B là người không tự tin.

Đáp án C

Câu 9:Tự chủ có ý nghĩa là?

A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.

B. Con người biết sống một cách đúng đắn.

C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 10: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Đáp án D

Câu 11: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành.

B. Kỉ luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Đáp án C

Câu 12:Biểu hiện của dân chủ là ?

A. Phát biểu tại hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.

C. Góp ý vào Luật Giáo dục.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 13: Biểu hiện của kỉ luật là ?

A. Không vứt rác ở nơi công cộng.

B. Không hút thuốc tại bệnh viện.

C. Không đi học muộn.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 14:Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

A. Khiêm nhường.

B. Dân chủ.

C. Trung thực.

D. Kỉ luật.

Đáp án B

Câu 15: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Tự trọng.

D. Trung thực.

Đáp án A

Câu 16: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Đáp án A

Câu 17: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Đáp án D

Câu 18: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Đáp án B

Câu 19: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Đáp án D

Câu 20:Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 21: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Đáp án D

Câu 22: Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Đáp án D

Câu 23:Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội Nụ.

C. Chính phủ.

D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đáp án A

Câu 24:Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Đáp án B

Câu 25: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Đáp án A

Câu 26: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?

A. 11/2/2006.

B. 11/1/2007.

C. 13/2/2007.

D. 2/11/2006.

Đáp án B

Câu 27: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?

A. Quan hệ.

B. Giao lưu.

C. Đoàn kết.

D. Hợp tác.

Đáp án D

Câu 28: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?

A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

B. Hợp tác, hữu nghị.

C. Giao lưu, hữu nghị.

D. Hòa bình, ổn định.

Đáp án A

Câu 29: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?

A. 61.

B. 62.

C. 63.

D. 64.

Đáp án C

Câu 30: Hợp tác với bạn bè được thể hiện?

A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.

B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.

C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 31: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án B

Câu 32: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án A

Câu 33: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 34: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Đáp án A

Câu 35:Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 36: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Đáp án: A

Câu 37:Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 38: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Đáp án: A

Câu 39: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.

B. Tích cực.

C. Tự giác.

D. Năng động.

Đáp án: A

Câu 40: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Đáp án: A

Câu 41: Những biểu hiện được cho là năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc?

A. Sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch làm việc.

B. Tranh thủ thời gian làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất.

C. Làm việc nhanh chóng, công việc không đảm bảo chất lượng.

D. Cả A và B.

Đáp án D

Câu 42: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Chăn nuôi kết hợp với trồng thêm rau sạch.

B. Làm việc vô trách nhiệm .

C. Tranh thủ con ngủ chi Hạnh dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo.

D. Cả A và C.

Đáp án D

Câu 43: Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.

B. Lười làm, ham chơi.

C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.

D. Cả A,B,C

Đáp án D

Câu 44: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là?

A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Làm việc năng suất.

C. Làm việc khoa học.

D. Làm việc chất lượng.

Đáp án A

Câu 45: Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?

A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.

B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.

C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.

D. Cả A và C.

Đáp án D

Từ khóa » Trắc Nghiệm Môn Gdcd Lớp 9