Trắc Nghiệm Ngữ Văn 11: Bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Câu 1: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” là của tác giả nào sau đây?

  • A. Phan Bội Châu
  • B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • C. Trần Tế Xương
  • D. Nguyễn Khuyến

Câu 2: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về nhà thơ Nguyễn Khuyến?

  • A. Dương Khuê là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
  • B. Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm.
  • C. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ.
  • D. Bài thơ được viết dành tặng người bạn tri kỉ chuyển đến sinh sống ở một nơi xa.

Câu 3: Câu nào sau đây nói không chính xác về Dương Khuê?

  • A. Sinh năm 1839, mất năm 1902 người làng Vân Đình, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông cũ (nay là Hà Tây).
  • B. Đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1868) - niên hiệu Tự Đức 21.
  • C. Sau khi thi đỗ làm quan đến chức Tổng đốc Ninh Bình và Nam Định, hàm Thượng thư.
  • D. Khi Pháp xâm lược, ông về quê quy ẩn.

Câu 4: Dòng nào dưới đây đúng với trường hợp bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến?

  • A. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Nôm và Nguyễn Du dịch sang chữ Hán.
  • B. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và được Trần Tế Xương dịch sang chữ Nôm
  • C. Nguyễn Khuyến viết băng chữ Hán và tự dịch sang Nôm.
  • D. Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán và Đoàn Thị Điểm dịch.

Câu 5: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thất ngôn trường thiên
  • C. Lục bát
  • D. Song thất lục bát.

Câu 6: Câu thơ "Bác Dương thôi đã thôi rồi/ Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta" sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Nói giảm nói tránh
  • C. Cường điệu
  • D. Ẩn dụ

Câu 7: Ngôn ngữ bài thơ “Khóc Dương Khuê” có gì đặc sắc?

  • A. Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.
  • B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng,
  • C. Ngôn ngữ hiện đại, sắc sảo, triết lí cao.
  • D. Ngôn ngữ khẩu ngữ.

Câu 8: Dựa vào nội dung, có thể bài thơ thành mấy đoạn?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Cách xưng hô của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê trong câu thơ sau có ý nghĩa gì?

“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bácTôi lại đau trước bác mấy ngày”.

  • A. Cách xưng hô gần gũi, thân mật, thế hiện sự trân trọng của mình với bạn, đồng thời diễn tả sự mất mát lớn lao.
  • B. Cách xưng hô theo quan hệ anh em họ hàng.
  • C. Cách xưng hô này dựa theo quan hệ trước sau trong làng văn thời đó.
  • D. Cách xưng hô thể hiện sự đau xót với người bạn.

Câu 10: Từ “đăng khoa” ở câu “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước” trong bài “Khóc Dương Khuê” có nghĩa là gì?

  • A. Ngọn đèn
  • B. Đêm đêm bên ánh đèn.
  • C. Thi đỗ
  • D. Ngọn đèn biển

Câu 11: “Buổi dương cửu” và “Phận đẩu thăng” trong câu thơ “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn; Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời” để chỉ điều gì sau đây?

  • A. Số phận con người sống trên dương thế.
  • B. Phận làm quan trong buổi loạn lạc.
  • C. Ánh sáng mặt trời chiếu sáng khắp thế gian.
  • D. Làm quan tham thời loạn lạc.

Câu 12: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” thuộc đề tài nào sau đây?

  • A. Tình yêu quê hương đất nước.
  • B. Tình yêu thiên nhiên
  • C. Tình bằng hữu.
  • D. Tình yêu lứa đôi.

Câu 13: Bài thơ “Khóc Dương Khuê” cho thấy tình cảm gì nơi Nguyễn Khuyến?

  • A. Tình yêu thiên nhiên say đắm
  • B. Tình yêu đối với vùng chiêm trũng Bắc Bộ quê nhà thơ
  • C. Tình cảm thống thiết của nhà thơ đối với người bạn già Dương Khuê.
  • D. Tình yêu gia đình.

Từ khóa » Bài Thơ Khóc Dương Khuê Của Nguyễn Khuyến