Trắc Nghiệm, Ngữ Văn 11: Chữ Người Tử Tù
Có thể bạn quan tâm
- Trang nhất
- Văn Học
- Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Chữ Người Tử Tù
- Tổng số câu hỏi: 22
- Thời gian làm bài: 10 phút
Câu 1: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là của tác giả nào sau đây?
A. Vũ Trọng Phụng B. Nguyễn Tuân C. Thạch Lam D. Nguyễn Công HoanCâu 2: Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Nguyễn Tuân?
A. Sinh năm 1910, mất năm 1942 B. Sinh năm 1915, mất năm 1951. C. Sinh năm 1910, mất năm 1987 D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.Câu 3: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Tuân?
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định. D. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.Câu 4: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?
A. Vang bóng một thời B. Một chuyến đi C. Chiếc lư đồng mắt cua D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.Câu 5: Tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân gồm bao nhiêu truyện?
A. 8 truyện B. 9 truyện C. 10 truyện D. 11 truyệnCâu 6: Đề tài nào sau đây không nằm trong chặng đường sáng tác của Nguyễn Tuân trước CMT8-1945?
A. Chủ nghĩa xê dịch B. Đời sống truy lạc. C. Chủ nghĩa xét lại D. Vẻ đẹp vang bóng một thời.Câu 7: Truyện ngắn nào sau đây không nằm trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân?
A. Chén trà trong sương sớm B. Dưới bóng hoàng lan C. Một cảnh thu muộn D. Những chiếc ấm đấtCâu 8: Dòng nào sau đây biểu hiện đặc điểm con người Nguyễn Tuân?
A. Một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. B. Ý thức cá nhân phát triển rất cao C. Rất mực tài hoa. D. Một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình E. Tất cả những ý trênCâu 9: Dòng nào sau đây thể hiện tình chất “tài hoa - uyên bác” trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước CMT8-1945?
A. Tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hoá thẩm mĩ. B. Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá nghệ thuật khác nhau đế quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng. C. Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và sáng tạo nên những nhân vật tài hoa nghệ sĩ. D. Tô đậm những cái gì thuộc về phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt. E. Tất cả các ý trên.Câu 10: “Vang bóng một thời” được Nguyễn Tuân sáng tác trước CMT8 - 1945. Tác phẩm có sử dụng bút pháp nào sau đây?
A. Hiện thực B. Siêu thực C. Siêu thực D. Hiện thực kết hợp lãng mạn.Câu 11: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về khía cạnh nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
A. Phong cách nghệ thuật tài hoa - uyên bác. B. Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. C. Tô đậm mâu thuẫn trong đời sống tâm hồn của viên quải ngục. D. Tô đậm cái phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt (qua đoạn văn cho chữ trong nhà giam: “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”).Câu 12: Những nhân vật chính trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là ai?
A. Những nhà văn, nhà thơ có học vấn uyên thâm. B. Lớp trí thức Tây học. C. Những Nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất. đắc chí. D. Những người lận đận trong khoa cử, thất thế trong cuộc sống.Câu 13: Hai nhân vật chính trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là:
A. Thầy thơ lại và viên quản ngục. B. Viên quan coi ngục và Huấn Cao. C. Thầy thơ lại và Huấn Cao D. Quan tống đốc và Huấn CaoCâu 14: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm cửa tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. “Lời thơ xưa” ở đây là câu nào dưới đây?
A. Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê. B. Nhất nhật bất kiến như tam thu C. Thân thế tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại D. Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại.Câu 15: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình”. “Hắn” và mình ở đây là ai?
A. Huấn Cao và thầy thơ lại B. Thầy thơ lại và viên quản ngục. C. Huấn Cao và viên quản ngục. D. Bạn tù và Huấn Cao.Câu 16: Huấn Cao là kết tinh nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nhân vật này được hư cấu từ nguyên mẫu nào sau đây?
A. Phan Bá Vành B. Cao Bá Quát C. Phan Đình Phùng D. Đề ThámCâu 17: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng nào sau đây?
A. Rồi một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn... B. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn... C. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng mình trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt ri vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.Câu 18: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” cỏ đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một ám thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Âm thanh đó là gì?
A. Tiếng côn trùng giữa đêm khuya tê tái, thê lương. B. Tiếng chửi mắng của viên quản ngục đối với tù nhân. C. Tiếng khóc sợ hãi của những tử tù sắp ra pháp trường. D. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.Câu 19: Dòng nào sau đây không thuộc giá trị nội dung truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
A. Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử. B. Nhân vật có sức hút mãnh liệt về khí tiết, nhân cách sống. C. Ca ngợi cái đẹp toả ra từ “thiên lương” con người. D. Lối kể chuyện vừa cổ kính vừa hiện đại, tả cảnh tạo tình huống và xây dựng tính cách độc đáo.Câu 20: Dòng nào sau đây không phải là nhận định về nhân vật Huấn Cao?
A. Là người mang cái đẹp của tài hoa, hòa hợp với cái đẹp của khí phách, “thiên lương”. B. Là người mang chí lớn không thành, nhưng trước sau vẫn coi thường gian truân, khổ ải, xem khinh cái chết dù biết nó đã kề bên, tư thế luôn hiên ngang, lồng lộng trên cái nền xám xịt của ngục tù. C. Là người có nhân cách, có lương tâm, nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, phải đành lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái. D. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất toả sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.Câu 21: Dòng nào sau đây không phải là nhận định về nhăn vật viên quản ngục?
A. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất toả sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo. B. Là người có nhân cách, có lương tâm, nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, phải đành lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái. C. Tiêu biểu cho những người tuy không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết trân trọng, thực lòng yêu cái đẹp của tài hoa. D. “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bàng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và biết giá người, biết trọng người ngay (...) là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bổ”.Câu 22: . Dòng nào sau đây được xem là chủ đề truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?
A. Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với tội ác. Con người chỉ có thể và chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương. B. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là sự hoà quyện tuyệt vời giữa: tâm - tài - thiện - mĩ. C. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca đầy cảm hứng, động viên con người hãy giữ và gắng giữ cái đẹp của thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào. D. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Mã an toàn/ĐỀ THI LIÊN QUAN
-
Đề thi thử giữa kì 1 Tiếng Anh 11 Global Success Kết nối tri thức
-
Đề thi học kì II, môn Lịch sử 11
-
Đề thi học kì II, môn Sinh học 11 (02)
-
Đề thi học kì II, môn Anh văn 11
-
Đề thi học kì II, môn Sinh học 11
Xem tiếp...
/ĐỀ THI MỚI
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Hạnh Phúc Của Một Tang Gia
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Chí Phèo
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Đời thừa
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Cha Con Nghĩa Nặng
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Vi Hành
ĐỀ THI KHÁC
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Hai Đứa Trẻ
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết cách mạng tháng tám 1945
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Ôn tập văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Tế Cấp Bát Điều
Trắc nghiệm, Ngữ Văn 11: Chiếu Cầu Hiền
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 |
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | |
Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | ||
Kiểm tra 15 phút | Kiểm tra 1 tiết | |||
Kiểm tra học kì 1 | Kiểm tra học kì 2 | |||
Luyện thi theo Bài học | ||||
Luyện thi THPT Quốc Gia |
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 |
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | |
Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | ||
Bài học | Bài soạn | Bài giảng | ||
Bài giới thiệu | Bài hướng dẫn | |||
Bài làm văn | Bài trắc nghiệm | |||
Kiểm tra 15P | Kiểm tra 1 tiết | |||
Kiểm tra HK1 | Kiểm tra HK2 | |||
Thi vào lớp 10 | Tốt nghiệp THPT |
Từ khóa » Nho Sĩ Cuối Mùa
-
Nhân Vật Nho Sĩ Cuối Mùa Trong Vang Bóng Một Thời Của Nguyễn Tuân
-
Nhân Vật Nho Sĩ Cuối Mùa Trong Vang Bóng Một Thời Của Nguyễn Tuân
-
Nhân Vật Chính Trong Vang Bóng Một Thời Phần Lớn Là: A. Những Nho ...
-
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Flashcards | Quizlet
-
Nhân Vật Chính Trong Vang Bóng Một Thời Phần Lớn Là
-
Nhân Vật Chính Trong Vang Bóng Một Thời” Phần Lớn Là - Đọc Tài Liệu
-
Nhân Vật Chính Trong Vang Bóng Một Thời Phần Lớn Là
-
Nhân Vật Chính Trong Vang Bóng Một Thời Phần Lớn Là:
-
Nhân Vật Chính Trong Vang Bóng Một Thời Phần Lớn Là...
-
Hỏi đáp 24/7 – Giải Bài Tập Cùng Thủ Khoa
-
VÂN BẢN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ | Facebook
-
Nhân Vật Trong Vang Bóng Một Thời - Thả Rông
-
Nhân Vật Chính Trong Vang Bóng Một Thời” Phần Lớn Là - Top Tài Liệu
-
Nhân Vật Chính Trong "Vang Bóng Một Thời" Phần Lớn Là:...