Trắc Nghiệm Ngữ Văn Lớp 10: Bài - Luyện Tập Về Biện Pháp Tu Từ

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về biện pháp tu từBài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp ánNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

Những câu hỏi trắc nghiệm hay về biện pháp tu từ đã được VnDoc sưu tầm và tổng hợp trong tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về biện pháp tu từ, để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh nhằm giúp cho việc giảng dạy và học tập được thuận tiện hơn.

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nỗi lòng - Đặng Dung

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nhàn

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc tiểu thanh kí

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.

a. ẩn dụ b. hoán dụ c. so sánh d. nói giảm

Câu 2: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

a. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống

b. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

c. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống

d. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 3: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

a. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống

b. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

c. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống

d. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 4: Thế nào là ẩn dụ?

a. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau

b. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.

c. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.

d. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.

Câu 5: Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa – Mận hỏi thì đào xin thưa – Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

a. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này.

b. Làm cho cách nói trở nên hấp dẫn, trau chuốt, thể hiện lời tỏ tình của chàng trai.

c. Làm cho cách nói trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống tâm tình của người bình dân.

d. Làm cho cách nói trở nên ý nhị, tinh tế , bộc lộ được tình cảm của chàng trai.

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 8: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 10: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 11: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 12: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 13: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

a. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết

b. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng

c. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm

d. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.

Câu 14: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

a. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.

b. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.

c. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.

c. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1a, 2a, 3b, 4b, 5a, 6c,7a, 8a, 9a, 10c, 11b, 12b, 13b, 14a

Từ khóa » Bài Tập Về Các Biện Pháp Tu Từ Lớp 10