Trắc Nghiệm Sinh Học 9 Học Kì 1 Có đáp án (Phần 2) - Toploigiai

Câu 1: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là

A. tính trạng lặn

B. tính trạng tương ứng.

C. tính trạng trung gian.

D. tính trạng trội.

Đáp án: D

Câu 2: Tính trạng tương phản là

A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.

B. những tính trạng số lượng và chất lượng.

C. tính trạng do một cặp alen quy định.

D. các tính trạng khác biệt nhau.

Đáp án: A

Câu 3: Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm là gì?

A. Phép lai một cặp tính trạng.

B. Phép lai nhiều cặp tính trạng.

C. Phép lai hai cặp tính trạng.

D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai.

Đáp án: A

Câu 4:Tính trạng trội là

A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ½.

B. tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp.

C. tính trạng luôn biểu hiện ở F1.

D. tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn.

Đáp án: B

Câu 5: Thể dị hợp là

A. cá thể chưa chứa chủ yếu các cặp gen dị hợp.

B. cá thể mang các gen khác nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

C. cá thể không thuần chủng.

D. cá thể mang tất cả các cặp gen dị hợp.

Đáp án: B

Câu 6: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định

A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.

C. kiểu gen của tất cả các tính trạng.

D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

Đáp án: D

Câu 7: Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan có đặc điểm gì?

A. Thuần chủng.

B. Khác nhau về hai cặp tính trạng.

C. Khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 8: Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen cho F1

A. lai với bố mẹ.

B. lai với vàng, nhăn.

C. tự thụ phấn.

D. lai với xanh, nhăn.

Đáp án: C

Câu 9: Tỉ lệ phân li kiểu hình trong phép lai P : AaBb x aabb là:

A. 9 : 3 : 3 : 1

B. 1 : 1 : 1 : 1

C. 1 : 2 : 1 : 2 : 1

D. 3 : 3 : 1 : 1

Đáp án: B

Câu 10: Phép lai nào sau đây thế hệ F1 xuất hiện biến nhiều dị tổ hợp nhất?

A. P: BbDd x bbDd.

B. P: BBdd x bbdd.

C. P: BbDd x BbDd.

D. P: Bbdd x bbDd.

Đáp án: C

Câu 11: NST là gì?

A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào.

B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.

C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.

D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào.

Đáp án: C

Câu 12: Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ bố.

B. Từ mẹ.

C. Một từ bố, một từ mẹ.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: C

Câu 13: Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?

A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.

B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.

D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.

Đáp án: A

Câu 14: Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.

B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.

C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 15:NST tồn tại trong tế bào ở những kỳ nào trong quá trình giảm phân?

A. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ cuối I.

B. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ cuối II.

C. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ sau I.

D. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ giữa II.

Đáp án: D

Câu 16: Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là gì?

A. Đều là hình thức phân bào có thoi phân bào.

B. Kết quả đều tạo ra 2 tế bào có bộ NST 2n.

C. Đều là hình thức phân bào của tế bào sinh dưỡng.

D. Kết quả đều tạo ra 4 tế bào có bộ NST 2n.

Đáp án: D

Câu 17: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ nhờ

A. Giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và giảm phân.

C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Nguyên phân và giảm phân.

Đáp án: C

Câu 18: Nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính là

A. Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

C. Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST giống nhau về bộ NST.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 19: Chọn câu trả lời đúng khi nói về đặc điểm của NST giới tính.

A. Chỉ có ở tế bào động vật.

B. Luôn luôn chỉ có 1 cặp.

C. Mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: B

Câu 20: Chọn câu trả lời đúng.

A. Cặp NST giới tính ở giới cái luôn tương đồng.

B. Cặp NST giới tính ở giới đực luôn không tương đồng.

C. Cặp NST giới tính luôn luôn khác nhau ở hai giới đực và cái trong mỗi loại động vật phân tính.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: C

Câu 21: Nhóm gen liên kết là

A. Các gen nằm trên cùng 1 NST.

B. Các gen nằm trên cùng 1 cặp NST.

C. Các gen nằm trên cùng các cặp NST.

D. Các gen nằm trên cùng cromatit.

Đáp án: B

Câu 22:Số nhóm gen liên kết của một loài bằng

A. Số NST trong giao tử bình thường.

B. Số cặp NST trong tế bào lưỡng bội bình thường.

C. Số NST trong tế bào sinh dưỡng.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 23: Các thành phần cấu tạo chính của 1 nucleotit là gì?

A. Axit photphoric, đường deoxyribo, bazơ nitric.

B. Axit photphoric, đường ribo, bazơ nitric.

C. Axit photphoric, đường deoxyribo, nitơ.

D. Axit photphoric, đường ribo, nitơ.

Đáp án: A

Câu 24: ADN là hợp chất cao phân tử vì:

A. Khối lượng của nó rất lớn đạt đến hàng triệu, chục triệu đvC.

B. Khối lượng của nó lớn hơn gấp nhiều lần so với ARN.

C. Chứa từ hàng chục ngàn đến hàng triệu đơn phân.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Câu 25: Chức năng của ADN là

A. Lưu giữ thông tin.

B. Truyền đạt thông tin.

C. Lưu giữ và truyền đạt thông tin.

D. Tham gia cấu trúc của NST.

Đáp án: C

Câu 26: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Do NTBS, trong 1 phân tử ADN hay gen, tổng của hai loại nucleotit không bổ sung luôn luôn bằng số nucleotit của một mạch đơn.

2. Các gen nằm trên một phân tử ADN đều có tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit giống nhau.

3. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho một trong hai ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới.

4. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho hai ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ.

5. Nguyên tắc bán bảo tồn giúp cho ADN con có một mạch khuôn của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

6. Chính sự tự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

A. 1.    B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: D (1, 4, 5, 6)

Câu 27: Chọn nhận định sai.

A. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptit để tạo thành bào quan riboxom.

B. mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen.

C. tARN vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein.

D. rARN tham gia cấu tạo màng tế bào.

Đáp án: D

Câu 28: Cấu trúc ARN khác với ADN ở

A. Chỉ có 1 mạch.

B. Đơn phân là A, U, G, X.

C. Đường ribo.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 29: Chức năng nào sau đây là chức năng của protein?

1. Chức năng cấu trúc

A. 3.     B. 1, 2, 4, 5 và 6.     C. 4 và 6.     D. 4, 5 và 6.

Đáp án: B

Câu 30: Protein có mấy bậc cấu trúc không gian?

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: D

Câu 31:Gen và protein có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào?

A. mARN.

B. tARN.

C. rARN.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: A

Câu 32:Thông tin di truyền là gì?

A. Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.

B. Trình tự các đối mã của tARN, sẽ dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.

C. Trình tự các ribonucleotit của ARN được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.

D. Trình tự các axit amin trong phân tử protein.

Đáp án: A

Câu 33: Những tác nhân gây đột biến gen.

A. Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào.

B. Do sự phân li không đồng đều của NST.

C. Do NST bị tác động cơ học.

D. Do sự phân li đồng đều của NST.

Đáp án: A

Câu 34: Đột biến là loại đột biến

A. biến đổi gen trội thành gen lặn.

B. biến đổi gen lặn thành gen trội.

C. chỉ biểu hiện thành thể đột biến khi ở trạng thái đồng hợp lặn.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Câu 35: Đột biến NST là

A. sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.

B. sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào.

C. sự thau đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST.

D. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.

Đáp án: D

Câu 36:Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào dẫn đến đột biến NST?

1. Sự phá huỷ hoặc không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào.

2. ADN nhân đôi sai ở một điểm nào đó trên NST.

3. Do đứt gãy, đoạn này kết hợp với một NST khác.

4. Sự trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.

A. 1, 2, 3 và 4.

B. 1 và 3.

C. 1, 3 và 4.

D. 2 và 4.

Đáp án: B

Câu 37: Trong tế bào sinh dưỡng thể dị bội có số lượng NST là

A. 2n + 1, 2n – 1.

B. 2n + 2, 2n – 2.

C. 3n + 1, 3n – 1.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 38: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là

A. 9.     B. 10.     C. 7.     D. 6.

Đáp án: B

Câu 39: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện thể đa bội là

A. Do rối loạn cơ chế phân li của tất cả các cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.

B. Do NST nhân đôi không bình thường.

C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.

D. Do sự rối loạn phân chia tế bào chất.

Đáp án: A

Câu 40: Thể đa bội có thể nhận biết bằng phương pháp nào?

A. Đếm số lượng NST trong tế bào trên tiêu bản dưới kính hiển vi.

B. Nhận biết bằng mắt thường.

C. Tách chiết ADN.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 41: Các đặc điểm của thường biến là

A. không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

B. xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

C. phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 42: Biến dị tổ hợp là

A. Sự tổ hợp vật chất di truyền giữa ADN và NST.

B. Sự tổ hợp vật chất di truyền với protein.

C. Sự tổ hợp vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ cho con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. Sự tổ hợp các tính trạng có sẵn của bố mẹ cho con.

Đáp án: C

Câu 43: Phuơng pháp nào được sử dụng riêng để nghiên cứu di truyền người?

A. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh.

B. Nghiên cứu tế bào.

C. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu vật chất di truyền.

D. Xét nghiệm.

Đáp án: A

Câu 44: Phả hệ là

A. Sơ đồ theo dõi sự di truyền chỉ về các loại bệnh ở người.

B. Sơ đồ về kiểu gen mà con người nghiên cứu.

C. Sơ đồ biểu thị sự di truyền về một tính trạng nào đó trên những ngừoi thuộc cùng một dòng họ qua các thế hệ.

D. Sơ đồ biều thị mối quan hệ họ hàng của mọi người trong gia đình.

Đáp án: C

Câu 45: Hiện nay, người ta có thể phát hiện sớm một số bệnh tật di truyền bằng kỹ thuật hiện đại từ giai đoạn nào?

A. Hợp tử. B. Trước sinh. C. Sơ sinh. D. Trưởng thành.

Đáp án: B

Câu 46: Bệnh do đột biến trội gây ra là

A. bệnh hồng cầu hình liềm.

B. bệnh Phêninkêtôniệu.

C. bệnh bạch tạng.

D. Bệnh mù màu.

Đáp án: A

Câu 47: Dựa trên cơ sở sinh học, tại sao pháp luật nghiêm cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?

A. Ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

B. Làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.

C. Tăng áp lực và chí phí xã hội.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: B

Câu 48:Vì sao phụ nữ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?

A. Tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hóa nội bào bị rối loạn.

B. Ảnh hưởng của tâm sinh lý.

C. Vật chất di truyền bị biến đổi.

D. Khả năng thụ tinh thấp.

Đáp án: A

Từ khóa » đáp án Trắc Nghiệm Sinh 9