Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 20 - Chiến Sự Lan Rộng Ra Cả Nước

Trắc nghiệm Sử 11 bài 20Chiến sự lan rộng ra cả nước - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàngBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Chiến sự lan rộng ra cả nước - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng

Câu 1. Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Tìm cách xoa dịu nhân dân

B. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn

C. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì

D. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn trước vận nước nguy nan, khi Pháp đã chiếm sáu tỉnh Nam Kì?

A. “Bế quan tỏa cảng”

B. Cử các phái đoàn đi Pháp để đàm phán đòi lại sáu tỉnh Nam Kì

C. Đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân

D. Từ chối mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 116 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điếu trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân?

A. Nguyễn Tri Phương B. Nguyễn Trường Tộ C. Tôn Thất Thuyết D. Hoàng Diệu

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 116 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

B. Tăng cường viện binh

C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo

D. Gây sức ép buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân

C. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”

D. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

A. Gácniê B. Bôlaéc C. Rivie D. Rơve

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Ngày 20-11-1873, quân Pháp đã nổ súng tấn công tỉnh thành nào ở Bắc Kì?

A. Hà Nội B. Hưng Yên C. Hải Dương D. Nam Định

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 117 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?

A. Triều đình đã đầu hàng

B. Quân triều đình chống cự yếu ớt

C. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến

D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân

Đáp án: C

Câu 9. Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhất ở Bắc Kì năm 1873?

A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội

B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)

C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội)

D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 118 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Trong trận Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (12-1873), tên tướng Pháp nào đã tử trận?

A. Gácniê B. Rivie C. Hácmăng D. Đuypuy

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 118 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Trong trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành?

A. Một viên Chưởng cơ

B. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương

C. Lưu Vĩnh Phúc

D. Hoàng Tá Viêm

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 118 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Chiến thắng của quân ta tại Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (1873) đã khiến thực dân Pháp phải

A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì

B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng

C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì

D. Ráo riết đẩy mạnh thực hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 118 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:

1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất

2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước

3. Thực dân Pháp phái đại úy Gácniê đưa quân ra Bắc

A. 1, 2, 3 B. 2, 1, 3 C. 3, 2, 1 D. 3, 1, 2

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 118 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết bản hiệp ước mới vào năm 1874?

A. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội

B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa

C. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất

D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 118 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?

A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến

C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến

D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất

B. Hiệp ước Giáp Tuất

C. Hiệp ước Hácmăng

D. Hiệp ước Patơnốt

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân

C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc

D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?

A. Gácniê B. Rivie C. Cuốcbê D. Đuypuy

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 119 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của quân Pháp là

A. Nguyễn Tri Phương B. Lưu Vĩnh Phúc C. Hoàng Diệu D. Hoàng Tá Viêm

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 120 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ điều gì về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

A. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta

B. Ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta

C. Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta

D. Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của địch

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 121 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 21. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng nào?

A. Dân binh Hà Nội

B. Quan quân binh sĩ triều đình

C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc

D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm

Đáp án: D

Giải thích: Câu liên hệ

Câu 22. Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?

A. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An

B. Triều đình kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884)

C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873)

D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882)

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 23. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất B. Hiệp ước Giáp Tuất

C. Hiệp ước Hácmăng D. Hiệp ước Patơnốt

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 24. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?

A. Hiệp ước Hácmăng

B. Hiệp ước Giáp Tuất

C. Hiệp ước Patơnốt

D. Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 25. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai

B. Sau khi kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt

C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế

D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 123 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 26. Đội tàu chiến của Đại úy hải quân Gác-ni-ê ra tới Hà Nội vào thời gian

A. Ngày 5-6-1873.

B. Ngày 5-10-1873.

C. Ngày 5-11-1873.

D. Ngày 5-8-1873.

Đáp án: C

Câu 27. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì. Đó là sự thừa nhận thông qua

A. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1882).

B. Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).

C. Hiệp ước Hácmăng (25-8-1883).

D. Tất cả các hòa ước và hiệp ước trên.

Đáp án: B

Câu 28. Sáng 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương lúc đó đang là Tổng đốc Hà Nội nêu ra yêu cầu

A. Nộp ngay thành Hà Nội cho chúng.

B. Phải giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp được đóng quân trong nội thành.

C. Giải tán lực lượng vũ trang và giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.

D. Cung cấp lương thực cho quân đội Pháp ở Hà Nội.

Đáp án: B

Câu 29. Tại trận Cầu Giấy (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là

A. Quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.

B. Gác-ni-ê bị chết tại trận.

C. Quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.

D. Quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc.

Đáp án: B

Câu 30. Theo Hòa ước ngày 15-3-1874 tại Sài Gòn, triều đình Huế tiếp tục nhân nhượng cho Pháp những quyền lợi gì đau đớn nhất?

A. Triều đình Huế đã nhượng hẳn sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp.

B. Nên ngoại giao của nước Việt Nam “chiếu theo” đường lối ngoại giao của Chính phủ Pháp.

C. Pháp được tự do buôn bán, được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.

D. Pháp được sử dụng toàn bộ các tỉnh Bắc Kì phục vụ cho mục đích chiến tranh.

Đáp án: A

Câu 31. Ngày 31-8-1874, Pháp yêu cầu triều đình Huế kí thêm hiệp ước trên lĩnh vực thương mại tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi gì nữa?

A. Bảo đảm đặc quyền, đặc lợi của người Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

B. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tàu buôn Pháp vào Việt Nam.

C. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Pháp được tự do buôn bán ở Việt Nam.

D. Tạo điều kiện cho thương nhân Pháp mở các cảng ở Việt Nam.

Đáp án: A

Câu 32. Pháp đưa quân đánh ra Hà Nội lần thứ hai với duyên cớ

A. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

B. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.

C. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.

D. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.

Đáp án: D

Câu 33. Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp đã

A. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.

B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng,

C. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Đáp án: A

Câu 34. Qua bản Hiệp ước Hácmăng ngày 25-8-1883, triều đình Huế đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp?

A. Ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân.

B. Ra lệnh cho nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp,

C. Ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi Kinh thành Huế.

D. Tiếp tục xoa dịu tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

Đáp án: A

Câu 35. Bản Hiệp ước 6-6-1884 (Hiệp ước Patơnốt) gồm 19 khoản, căn bản dựa trên

A. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1882).

B. Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).

C. Hiệp ước Hácmăng (25-8-1883).

D. không dựa trên hiệp ước nào cả.

Đáp án: C

Câu 36. Cho các sự kiện:

1. Quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.

2. đội tàu chiến của Đại úy hải quân Gác-ni-ê (F.Gamier) ra tới Hà Nội.

3. Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương lúc đó đang là Tổng đốc Hà Nội.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian

A. 2, 1, 3. B. 2, 3, 1. C. 3, 1, 2. D. 3, 2, 1.

Đáp án: B

Câu 37. Ngày 31-8-1874, Pháp yêu cầu triều đình Huế kí thêm một bản hiệp ước về thương mại bảo đảm đặc quyền, đặc lợi của người Pháp ở

A. Trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

B. Trên toàn Đông Dương.

C. Ở miền Bắc Việt Nam.

D. Ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án: A

Câu 38. Việc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Patơnốt (1884), chứng tỏ triều đình Nhà Nguyễn đã

A. Bán nước Việt Nam cho Pháp.

B. Biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.

C. Rước voi về giày mả tổ.

D. Phản bội quyền lợi dân tộc.

Đáp án: B

Câu 39. Hiệp ước Hácmăng (25-8-1883) và Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) mà triều đình Huế đã kí với Pháp đều thể hiện

A. Sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.

B. Sự bán nước của triều đình Huế.

C. Sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang.

D. Sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.

Đáp án: A

Câu 40. Ngày 20-11-1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.

B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.

C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.

D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hoá.

Đáp án: A

Câu 41: Ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội

B. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành

C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì

D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

Đáp án: A

Câu 42: Duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?

A. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp

B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp

C. Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy

Đáp án: D

Câu 43: Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc

C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình

D. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Đáp án: A

Câu 44: Chiến thắng của quân dân Bắc Kì ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?

A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì

B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng

C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì

D. Ráo riết đẩy mạnh âm mưu xâm lược Việt Nam

Đáp án: B

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Từ khóa » Sử Lớp 11 Bài 20 Trắc Nghiệm